Tiền Giang: Thượng tọa Thích Giác Dũng chia sẻ về “Giới luật Phật giáo” tại khóa Kiết Đông lần 2
Từ xưa cho đến nay, dù ở bất cứ thời đại nào thì sự mong cầu hạnh phúc luôn là tâm lý muôn thuở của con người. Mặc dù quan niệm và nhận thức về hạnh phúc của mỗi người khác nhau nhưng nhìn chung đều hướng tới mục đích có cuộc sống bình yên.
Trong kinh Tăng Chi Bộ có nói, Như Lai ra đời vì hạnh phúc, an lạc cho chúng sinh, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích cho chư Thiên và loài người. Ngài xuất hiện ở đời khiến cho số đông xa lìa phi pháp, an trú diệu pháp.
Mặt khác, chúng ta luôn biết rằng đạo Phật đề cao luật nhân quả. Quan niệm về sự tiếp diễn ở tương lai, tốt hay xấu hoàn toàn do lối sống thiện hay bất thiện của chúng sinh ở hiện tại quyết định. Do đó, mọi giải pháp được đề xuất bởi đạo Phật đều đặt trên nền tảng đạo đức hướng thượng nhắm đến mục tiêu giác ngộ, xem đó là hướng đi lợi lạc lâu dài cho con người. Đức Phật khuyên con người nỗ lực tầm cầu tài sản đúng pháp, không dùng sự gian dối phi pháp vì lợi ích cá nhân. Khi tầm cầu tài sản đúng pháp, vị ấy tự mình an lạc, hân hoan chia sẻ, làm các công đức, hưởng thọ các tài sản ấy với tâm không tham đắm, không mê loạn, thấy được sự nguy hại, có xuất ly với trí tuệ.
Chính vì vậy, bậc Giác ngộ đã dạy cho chúng ta thực hành tám thiện pháp hay tám đức tính để xây dựng hạnh phúc vững bền, nghĩa là bảo đảm một đời sống thoải mái về vật chất và an lạc về tinh thần cả đời này và đời sau. Tám thiện pháp đó là:
Qua đó, chúng ta thấy Đức Phật từ xưa đã có góc nhìn về đời sống hạnh phúc của con người. Ngài đề xuất việc thực hành tám thiện pháp, nhấn mạnh hai yếu tố căn bản và thiết thực. Tức là yếu tố kinh tế vật chất (đầy đủ tháo vát, đầy đủ phòng hộ, làm bạn với thiện, sống thăng bằng điều hòa) cần phải được nỗ lực tạo dựng và duy trì ổn định, song song với yếu tố đạo đức tâm linh (đầy đủ tín tâm, đầy đủ giới đức, đầy đủ bố thí, đầy đủ trí tuệ) cần phải được chú tâm nuôi dưỡng và phát huy. Chính hai yếu tố này đặt nền móng cho một đời sống phát triển ổn định hài hòa, tạo điều kiện cho cá nhân phát huy các tiềm năng sáng suốt và phẩm chất đạo đức hướng thượng, cho phép chúng ta xây dựng và tận hưởng đời sống hạnh phúc an lạc lâu dài.
Khi chúng ta khéo thiết lập cuộc sống của mình theo lời Phật dạy thì chắc chắn sẽ đạt được tiến trình tuần tự đi đến giác ngộ.
Điều đáng lưu ý là tám thiện pháp trên luôn luôn có sự trợ duyên cho nhau, tạo nên một hệ thống phát triển ổn định và hài hòa về các mặt của cuộc sống. Chúng có khả năng giúp ta tạo lập một cuộc sống hạnh phúc vững bền, đạt được sự thoải mái ổn định về điều kiện kinh tế và phát triển sâu về tinh thần. Đây là hướng đi của hạnh phúc an lạc mang tính ổn định lâu dài mà thuật ngữ đạo Phật gọi là “pháp hành đưa đến chiến thắng hai đời”, tức là hạnh phúc đời này và an lạc đời sau.
Như vậy, bậc Giác ngộ quan niệm hạnh phúc thế gian là tương đối. Nó là phương tiện để cho con người tiếp tục nỗ lực tu tập nhằm đạt đến hạnh phúc Niết-bàn. Ngài dạy người gia chủ nỗ lực làm ăn sinh sống đúng pháp, khéo bảo vệ và sử dụng hợp lý các nguồn lợi tức để bảo đảm đời sống hạnh phúc gia đình; đồng thời, nỗ lực thực thi nếp sống có tín tâm, có giới đức, có bố thí, có trí tuệ để thiết lập và quyết chắc mục tiêu giác ngộ giải thoát.
Tiền Giang: Thượng tọa Thích Giác Dũng chia sẻ về “Giới luật Phật giáo” tại khóa Kiết Đông lần 2
Ấn Độ: Khai mạc đại lễ trùng tụng Tam Tạng Pali 2024 – Hơn 10.000 người quy tụ vì hòa bình và từ bi
Tiền Giang: Hòa thượng Thích Thiện Thống chia sẻ tại khóa Kiết Đông lần 2
HOẰNG DƯƠNG TƯ TƯỞNG PHẬT HOÀNG TRẦN NHÂN TÔNG VÀO ĐỜI SỐNG
Ninh Bình: Chùa Bái Đính tưởng niệm 13 năm ngày viên tịch của Trưởng lão Hòa thượng Thích Thanh Tứ