Thứ năm, 11/07/2024 20:42:13 (UTC+7) 28,043

Phỏng vấn Phật tử Niệm Từ – trà sư Việt Nam Ngô Thị Thanh Tâm

Phạm Văn Cường

Trà sư Ngô Thị Thanh Tâm, người nhận kỷ lục thế giới do Liên minh Kỷ lục Thế giới trao tặng, với nội dung “Người sở hữu bộ sưu tập 1.000 ấm chén tử sa “Tâm Trà Diệu Bảo” ở các niên đại đa dạng về kiểu dáng, số lượng nhiều nhất thế giới” vừa ra mắt Học viện đào tạo trà sư quốc tế hôm 22/5. Buổi lễ có sự tham dự chúc mừng của diễn viên nổi tiếng Đài Loan – trà sư Triệu Vĩnh Hinh. Tại buổi chia sẻ, bà Hinh nói rất vui vì có duyên gặp tri kỷ trà – là trà sư Ngô Thị Thanh Tâm. Vì hiểu nhau nên bà ủng hộ, đồng hành cùng bà Tâm trong việc mở Học viện đào tạo trà sư quốc tế ở Việt Nam.

Trà sư Ngô Thị Thanh Tâm, người nhận kỷ lục thế giới do Liên minh Kỷ lục Thế giới trao tặng, với nội dung “Người sở hữu bộ sưu tập 1.000 ấm chén tử sa “Tâm Trà Diệu Bảo” ở các niên đại đa dạng về kiểu dáng, số lượng nhiều nhất thế giới” vừa ra mắt Học viện đào tạo trà sư quốc tế hôm 22/5. Buổi lễ có sự tham dự chúc mừng của diễn viên nổi tiếng Đài Loan – trà sư Triệu Vĩnh Hinh. Tại buổi chia sẻ, bà Hinh nói rất vui vì có duyên gặp tri kỷ trà – là trà sư Ngô Thị Thanh Tâm. Vì hiểu nhau nên bà ủng hộ, đồng hành cùng bà Tâm trong việc mở Học viện đào tạo trà sư quốc tế ở Việt Nam.

Phật tử Niệm Từ – Trà sư Ngô Thị Thanh Tâm

Kỷ lục gia Ngô Thị Thanh Tâm còn được biết đến là Phật tử pháp danh Niệm Từ, có nhiều đóng góp Phật sự và được Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Nhơn – Phó Pháp chủ HĐCM, Chủ tịch HĐTS tặng bằng tuyên dương công đức.

– Tôi có nhiều cơ hội trò chuyện cùng các bạn trẻ yêu mến trà và có một mức độ am hiểu về trà, cách pha chế cũng như cung cách thưởng thức trà, khá tốt. Phần lớn các bạn đều chia sẻ trăn trở về việc Việt Nam chưa có trường chính thức đào tạo trà sư. Các bạn trẻ ngày nay, một phần theo học các lớp về trà sư tại nước ngoài, còn phần đông tại Việt Nam, các bạn trẻ đang làm nhiều việc tích cực cho trà Việt, dường như chỉ tự tìm hiểu, tích lũy kinh nghiệm từ các bậc đi trước, chứ chưa ai thật sự có bằng cấp chính quy cả. Nhiều bạn trẻ khi đến với tôi đều bày tỏ, nếu mở học viện về trà, các bạn sẽ là những người đầu tiên theo học. Mở học viện cũng chính là mong muốn của tôi và bên cạnh việc dạy về trà, tôi cũng sẽ dành nhiều suất học bổng cho những bạn đầu tiên theo học.

Theo tôi, việc mở học viện là nhu cầu cần thiết trong thời điểm này. Chính tôi cũng phải thường xuyên “khăn gói” sang Đài Loan tự thuê nơi ăn, chốn ở, tầm cầu học về trà, hết từ năm này qua tháng nọ. Vì vậy mà tôi hiểu được sự tốn kém về cả tài lực, sức khỏe và thời gian, đặc biệt là rào cản ngôn ngữ. Thêm vào đó, người Việt chúng ta rất yêu mến trà, các bạn trẻ Việt lại càng có niềm đam mê tìm hiểu chuyên sâu về trà, bởi vậy việc mở học viện về trà là nhu cầu tất yếu và thiết thực.

* Việc mở Học viện đào tạo trà sư có khó khăn không, thưa bà?

– Từ khi có ý tưởng mở học viện về trà cho đến ngày ra mắt hôm 22/5 vừa qua, tôi đã tìm hiểu tất cả các thủ tục, tiến hành liên thông hợp tác với nhiều trường và các trà sư, trong đó có cả các vị là thầy của mình, hay các đồng môn cùng học với mình đã tốt nghiệp về dạy. Chính tôi, dù từng học tại Đài Loan, sau đó tiếp tục theo học các trường đào tạo trà sư tại Trung Quốc, về Việt Nam vẫn phải học thêm lớp đào tạo chuyên ngành giảng dạy để có thể hợp thức hóa việc đứng lớp.

* Những bằng cấp nào học viên được nhận sau khi học các lớp trà sư?

– Về trà sư thường có hai loại: chuyên viên thẩm định trà/ bình trà sư – chuyên bình phẩm trà; trà nghệ sư – học về cách pha một ấm trà ngon, cách biểu diễn hay tổ chức một buổi tiệc trà. Điều này liên quan đến trà phong, tức phong cách, đạo đức của người pha trà và một chút về thẩm định trà, bởi để trình bày được một ấm trà ngon, người pha bên cạnh động tác thuần thục còn cần có độ am hiểu trà nhất định. Học viện của tôi cũng đào tạo hai lĩnh vực trên gồm trà nghệ sư và bình trà sư. Ngoài ra, còn có các môn nghệ thuật phục vụ thưởng thức, các khóa học kết hợp phát triển tâm thức con người.

Bộ sưu tập 1.000 ấm chén tử sa đạt kỉ lục thế giới

* Sau khi tốt nghiệp họ sẽ có cơ hội việc làm như thế nào?

Sau khi tốt nghiệp họ sẽ có cơ hội việc làm như thế nào? – Tại Đài Loan hay Trung Quốc, nếu muốn kinh doanh một cửa hàng trà, mở một trà thất… bắt buộc phải có bằng trà sư, trong đó ít nhất là bằng trà nghệ sư. Bởi lẽ, trước khi trở thành biểu tượng văn hóa, trà là một trong những loại thức uống phục vụ cho nhu cầu ẩm thực của con người. Cũng như muốn kinh doanh thực phẩm cần có giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm, kinh doanh trà cũng cần có chứng nhận riêng, đảm bảo người kinh doanh, hay trực tiếp pha chế có kiến thức nhất định, biết phân biệt loại trà, đảm bảo an toàn cho người thưởng thức. Đây cũng là một trong những lỗ hổng trong ngành trà tại Việt Nam.

Như vậy, việc đào tạo và cấp bằng trà sư tại Việt Nam sẽ phần nào giúp khẳng định vị thế của người làm trà, mặt khác là đảm bảo độ an toàn, đáng tin cậy cho người đến thưởng thức trà. Nếu đã khẳng định được tính chất văn hóa của trà Việt, sẵn có nguồn nguyên liệu chất lượng, vậy tại sao chúng ta không góp phần củng cố vị thế của trà Việt hơn nữa đặc biệt là trên thị trường quốc tế, bằng những quản lý chính quy? Thêm vào đó, hiện nay thường có những buổi tiệc trà. Hầu hết khách đến tham dự tiệc trà với trà sư đều phải đăng ký trước và có đóng phí tùy thuộc vào nội dung chủ đề chia sẻ ngày hôm đó. Quy mô trung bình của một buổi tiệc trà như vậy thường dao động từ vài chục đến hàng trăm người. Tôi nghĩ đây cũng là một trong những công việc thiết thực, vừa thỏa mãn tình yêu dành cho trà, vừa có nguồn thu nhập cho trà sư.

Bà nhận kỉ lục thế giới về nội dung “Người sở hữu bộ sưu tập 1.000 ấm chén tử sa “Tâm Trà Diệu Bảo”

* Trà Việt có vị trí ra sao trong văn hóa dân tộc?

– Thời xưa người ta cho rằng, trà chỉ có thể có trong các gia đình quyền quý và chỉ có vua chúa, quý tộc mới có thể thưởng trà. Nhưng về sau có thể thấy, trà xuất hiện ở khắp nơi, từ vỉa hè vào đến nhà hàng, dường như đâu đâu cũng có trà và bất cứ ai cũng có thể dễ dàng thưởng thức trà. Trà từ mộc mạc giản dị, đến cầu kỳ đa dạng, nhưng lại rất gần gũi với người Việt Nam, vì vậy mà dần trở thành một nét văn hóa không thể thiếu trong đời sống người Việt.

Như ông bà ta có câu “chén trà là đầu câu chuyện”, cho thấy sự tụ họp, sum vầy cũng thành hình từ ấm trà giản đơn. Có thể thấy, trà xuất hiện trong hầu hết các dịp lễ quan trọng của người Việt, như tiệc cưới hỏi, hiếu hỷ, Tết, cúng kính, ngoại giao… và trong sinh hoạt ẩm thực thường nhật của gia đình Việt. Với tất cả ý nghĩa đó, trà là một nét văn hóa không thể thiếu trong tổng thể văn hóa nói chung của Việt Nam chúng ta.

Sau đại dịch Covid-19, khi vấn đề sức khỏe ngày càng được quan tâm hơn, người Việt, đặc biệt là giới trẻ lại càng dành nhiều sự quan tâm cho trà – một trong những món thức uống vô cùng có lợi cho sức khỏe. Việc ứng dụng trà ngày nay không chỉ riêng về vấn đề văn hóa, mà rộng hơn là vấn đề sức khỏe, người ta thưởng trà không chỉ vì nét đặc sắc của từng loại trà, mà còn vì để giữ gìn sức khỏe bản thân.

Kỷ lục thế giới về sưu tập ấm tử sa Bà Ngô Thị Thanh Tâm bén duyên sưu tầm ấm chén trà từ năm 1993, khi bà sinh sống và làm việc tại Đài Loan. Hơn 30 năm qua, kỷ lục gia Thanh Tâm không ngừng sưu tầm thêm những bộ ấm trà mới để làm phong phú bộ sưu tập “Tâm Trà Diệu Bảo”.

Theo bà Tâm, ấm chén tử sa được làm từ đất sét tử sa khai thác ở vùng Nghi Hưng (tỉnh Giang Tô, Trung Quốc). Điểm đặc biệt là dùng ấm tử sa pha trà sẽ cho ra nước trà thơm ngon hơn so với các loại ấm thông thường. “Pha trà bằng ấm chén tử sa ngon nhờ đặc tính giữ nhiệt đặc biệt của đất tử sa khi được các nghệ nhân chế tác”, bà Tâm nói

Phật giáo và Doanh nhân tổng hợp

XEM NHIỀU