Kiên Giang: Khảo hạch giới tử tại Đại giới đàn Giác Phước PL.2568 – DL.2024
Tháng tư, những đợt lạnh cuối mùa tại miền Bắc. Gió mùa nên biển động, cũng vì thế mà có những con sóng bạc đầu vỗ mạnh vào mạn tàu, sóng bắn tung tóe đưa nước biển mặn lên cao quá đầu. Biển chào đón hay thử thách lòng người khi ra nơi đảo xa? Trọng chuyến công tác Phật sự vượt biển 2 ngày, chúng tôi được tháp tùng Thượng tọa Thích Tục Khang, Phó trưởng ban Trị sự GHPGVN TP Hải Phòng, Trưởng ban Trị sự Phật giáo huyện đảo Cát Hải đến thăm các ngôi chùa trên huyện đảo.
Huyện đảo Cát Hải, TP Hải Phòng có diện tích gần 300km2, là địa bàn có vị trí quan trọng về quốc phòng, an ninh với 366 hòn đảo lớn nhỏ nằm ngoài xa đất liền, giao thông đi lại những năm trước đây rất khó khăn, nhất là những ngày thời tiết xấu, nên việc hành đạo của Chư Tăng cũng vì thế mà còn nhiều trở ngại. Nhưng không vì khó khăn mà có thể ngăn cản được bước chân của những người Tăng sĩ áo nâu như thầy Thích Tục Khang, người đã vượt qua những giông bão đầy nguy hiểm trên biển nhiều năm để mang ánh sáng của Đạo pháp đến bà con đồng bào nơi hải đảo xa xôi này.
Theo các dấu tích khảo cổ và các hiện vật còn sót lại trên đảo Cát Bà thì Phật giáo đã hiện diện tại đây hàng ngàn năm trước, nhưng do thời gian và giặc dã nên các ngôi chùa chỉ còn là những phế tích. Năm 2012 Thượng tọa Thích Tục Khang được GHPGVN TP Hải Phòng bổ nhiệm phụ trách Phật giáo huyện đảo Cát Hải. Trong hơn 10 năm qua, từ con số không, Thượng tọa đã vận động các doanh nghiệp, các mạnh thường quân và bà con nhân dân Phật tử trên huyện đảo Cát Hải và thị trấn Cát Bà trùng tu, tôn tạo, xây dựng lại các ngôi chùa từ di tích đổ nát thành những ngôi tự viện to đẹp uy nghiêm như hôm nay để làm nơi hành đạo và hướng dẫn bà con Phật tử tu tập. Hơn 10 năm, một khoảng thời gian không dài để hành đạo, nhưng Thượng tọa đã xây dựng 4 ngôi chùa với kinh phí hàng vài chục tỷ đồng. Đây là kết quả của một quá trình dấn thân không mệt mỏi, bởi xây dựng một ngôi chùa trên đảo khó hơn cả trăm lần xây trong đất liền. Ngoài việc là nơi sinh hoạt tôn giáo, chăm lo đời sống tâm linh, nơi tu học cho đồng bào Phật tử, những ngôi chùa trên biển đảo còn mang trên mình ý nghĩa quan trọng về lịch sử đất nước, chủ quyền biển đảo Quốc gia dân tộc.
Điểm đến đầu tiên của chúng tôi là ngôi chùa Linh Sơn hay còn có tên là Chùa Gôi, tọa lạc trên địa bàn xã Xuân Đám, huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng. Theo ghi chép thì chùa được kiến tạo năm 1885, đời vua Nguyễn Cảnh Tông. Qua thời gian và sự biến thiên của lịch sử, chùa chỉ còn lại phế tích và hai pho tượng gỗ. Năm 2019, Thượng tọa đã cùng bà con nhân dân Phật tử tổ chức lễ khởi công động thổ xây dựng lại, tới năm 2021 thì hoàn thành. Vào thăm ngôi chùa với không gian thanh bình trên đảo, mùi hương trầm tỏa ngát đã làm cho tâm hồn chúng tôi thấy thật thanh thản khi trải qua hành trình dài.
Điểm đến thứ hai là ngôi chùa Thiên Ứng, thuộc xã Trân Châu, huyện đảo Cát Hải. Theo người dân trên đảo kể lại thì đây là ngôi cổ tự rất linh thiêng, đã có từ lâu đời. Trước đây cạnh ngôi Tam bảo có một cây đa cổ thụ rất lớn, hơn hai mươi người nối tay nhau ôm mới hết thân cây, rễ của cây đa còn mọc thành nhiều nhánh thân khác, có đến hai 23 gốc lớn nhỏ, người dân trong làng vẫn gọi là “Chùa cây đa 23 gốc”. Trong chiến tranh, chùa là nơi các chiến sĩ ta làm căn cứ hoạt động cách mạng nên giặc Pháp đã cho tẩm xăng đốt phá chùa. Năm 2007 nhân dân phục dựng lại đơn sơ, lợp mái tranh, diện tích chỉ rộng 6m2. Năm 2018, Thượng tọa Thích Tục Khang đã vận động các nhà hảo tâm mua thêm đất để xây dựng chùa Thiên Ứng, xã Trân Châu trên nền đất cũ của di tích cổ. Ngôi chính điện đã hoàn thành, hiện nay chùa đang tiếp tục trong thời gian xây dựng các công trình tâm linh khác.
Chùa Linh Quang là ngôi tự viện tọa tại trung tâm thị trấn Cát Bà, có niên đại hơn 200 năm. Ngôi Tam Bảo được xây dựng từ năm 2015 đến năm 2018 thì hoàn thành. Chùa có Đại Hồng Chung nặng 1,2 tấn, 8 pho tượng đồng lớn thờ tại ngôi Tam Bảo, tượng Bồ Tát Quán Thế Âm bằng đá cao 6m trên núi, có nhà Tăng, trai đường, nhà khách và các công trình phụ trợ khác. Đặc biệt, tại đây có một thư viện sách với hàng chục ngàn đầu sách quý đa dạng các thể loại, ngôn ngữ Việt Nam và các nước trên thế giới.
Là một sứ giả của Như Lai với tâm nguyện đem ánh sáng từ bi – trí tuệ của Đức Phật cũng như tri thức của nhân loại đến với bà con nơi biển đảo xa xôi thông qua chương trình tủ sách tại chùa, năm 2021 Thượng toạ Thích Tục Khang đã cho xây thư viện sách này. Thượng tọa hướng dẫn bà con đọc sách để tiếp cận kiến thức. Cũng từ đây mà phong trào đọc sách của các em học sinh và bà con nhân dân huyện đảo được phát triển mạnh mẽ. Tiếp sức cho chương trình là các doanh nghiệp, các nhà tri thức đã chung tay trao tặng sách, thành lập câu lạc bộ đọc sách, hướng dẫn các em tới thư viện đọc sách hàng ngày. Cũng từ tủ sách chùa Linh Quang mà các em học sinh huyện đảo đã có những kiến thức bổ ích hỗ trợ cho việc học tập tại nhà trường, đồng thời cũng tạo nên một nét văn hóa đọc sách cho các em học sinh tại địa phương. Bà con Phật tử cũng thường lên chùa ngồi thiền, đọc sách tại thư viện, ngoài việc tìm hiểu giáo lý nhà Phật, bà con có thêm kiến thức cuộc sống và tìm được sự yên tĩnh sâu lắng trong thân tâm.
Sư cô Thích Nữ Ngọc Trân, nghiên cứu sinh tại Ấn Độ – Trụ xứ chùa Linh Quang, cũng là người phụ trách câu lạc bộ đọc sách của chùa, cho biết: Từ khi thư viện được thành lập, phong trào đọc sách tại đây đã phát triển mạnh về số lượng thành viên, đa dạng lứa tuổi, nhưng đông nhất vẫn là các em học sinh. Tủ sách luôn được gia tăng số lượng từ các mạnh thường quân, các nhà yêu tri thức trong và ngoài nước. Cũng từ đây, tuổi trẻ huyện đảo được tiếp cận với giáo lý nhà Phật, tăng trưởng kiến thức Phật học, thế học, lịch sử và văn hóa, giúp ích cho các em trong học tập. Đây cũng là tiêu chí của Đạo Phật, “Phật giáo luôn đồng hành cùng dân tộc”.
Hơn 2 giờ đồng hồ vượt biển tiếp theo, chúng tôi đã đặt chân lên Đảo Chùa. Đây là hòn đảo có diện tích 78ha nằm xa đất liền, chùa Linh Ứng được UBND TP Hải Phòng quy hoạch xây dựng trên đảo, hiện nay chùa Linh Ứng chỉ có ngôi Tam bảo nhỏ chừng 30m2 bằng gỗ lợp mái tôn được xây tạm trên nền móng cũ, bên trong có thờ pho tượng Phật cổ hơn 700 năm tuổi, lối lên chùa là hàng ngàn bậc đá dốc đứng do chư Tăng tự xếp, từ trên chùa nhìn ra biển đông ngút tầm mắt với các đảo nhỏ một phong cảnh đẹp như chốn bồng lai, điều linh thiêng là dù ngoài đảo nhưng tại đây có một giếng nước ngọt tự nhiên quanh năm không hết nước.
Thượng Toạ Thích Tục Khang cho biết: trong tương lai đây sẽ là ngôi chùa được thiết kế xây dựng là cụm công trình văn hóa tâm linh có nhiều nét đặc biệt, không chỉ là nơi tâm linh tôn giáo mà còn là nơi quy tụ các nền văn hóa trên thế giới thông qua vườn “Thạch kinh các” tại đảo chùa. Với địa thế tại đây, ngôi chùa Linh Ứng sẽ như là một danh thắng Phật giáo, đồng thời cũng là nơi trấn yểm cho đất nước được yên bình tại vùng đông bắc của biển đảo Việt Nam.
Hai ngày cùng tháp tùng vị sư yêu biển đảo với chúng tôi thật ngắn, nhưng cũng đủ cảm nhận về vẻ đẹp của biển đảo quê hương, về ý nghĩa của những ngôi chùa trên đảo xa, về lòng từ bi của đạo Phật, hiểu thêm về một nhà sư dành nhiều tâm huyết xây chùa trên đảo, mang tri thức của nhân loại đến với bà con đồng bào Phật tử nơi biển đảo. Nhân ngày sách Việt Nam 21/4, nguyện chúc Thượng tọa luôn thân khỏe tâm an, Phật sự viên thành, mang nhiều hơn nữa ánh sáng của Phật pháp đến với bà con nơi đảo xa.
Kiên Giang: Khảo hạch giới tử tại Đại giới đàn Giác Phước PL.2568 – DL.2024
Ban Trị sự TP.Hà Nội và Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn tổ chức tọa đàm tại chùa Bằng
Học viện PGVN tại Hà Nội kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11
Văn phòng Hội đồng Chứng minh thông báo về việc cấp phát học bổng Đức Nhuận (toàn phần) năm 2024
Ninh Bình: Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia tưởng niệm nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông