SỰ TRÙ MẬT VÀ GIÀU BẢN SẮC VĂN HÓA CỦA MỘT LÀNG NGHỀ
Nói làng Đồng Kỵ trù mật quả không sai, vẫn giữ nét đặc trưng của một ngôi làng Việt cổ với cây đa cổ thụ, giếng nước và mái đình cong vút ngót trăm năm, vẫn còn đó những rặng tre nghiêng mình soi bóng bên dòng sông Ngũ Huyện Khê thơ mộng. Nhưng có một điều khác biệt, nơi đây nhịp sống của làng sôi động, tươi mới lắm. Dọc hai bên đường làng là những ngôi nhà mang phong cánh cổ điển và hiện đại đẹp như một góc phố của thủ đô hoa lệ, xe hơi san sát trên vỉa hè. Vào những năm kinh tế gặp khó khăn, chính nguồn vốn của người dân làng này đã góp phần tích cực để thị xã Từ Sơn vực dậy nhanh chóng. Nhưng công lao chính phải kể đến những người làm nghề sản xuất và thương mại đồ gỗ mỹ nghệ, chính sức vươn của họ đã làm nên một bộ mặt làng giàu đẹp và nức danh như thế.
Từ bao đời nay người dân Đồng Kỵ đời nối đời gìn giữ và bảo vệ nghề mộc như một báu vật của làng. Chuyện kể rằng khi xưa ông tổ nghề mộc đi bôn ba khắp nơi để tìm thầy bái sư, đi mãi vẫn chưa tìm được thầy giỏi, ông đành lưu lại cùng đoàn thợ mộc nọ dựng một ngôi chùa cho làng, thế rồi một hôm có ông lão xin ăn đi ngang qua, lão đói quá mà chưa ai cho ăn gì, anh thợ mộc liền nhường cho cụ nắm cơm duy nhất của mình dù bụng đói, thật bất ngờ sau khi ăn xong ông cụ ấy trở nên mạnh khỏe và nhanh nhẹn hoạt bát, ông liền cầm lấy chiếc đục đến bên khúc gỗ và trạm trổ như rồng bay phượng múa trước mặt người thợ, sau đó ông đã truyền thụ tinh hoa nghề cho anh thợ mộc và dặn rằng “Cái thần của đồ vật không chỉ ở con mắt mà còn cả sức uyển chuyển của toàn thân, phải biết biến nó không phải một khúc gỗ mà y như một vật thật có sức sống”.
Theo những câu chuyện cho đến nay vẫn được lưu truyền ở làng Đồng Kỵ, thì sau khi tìm được thầy bái sư và thành thạo nghề mộc, ông tổ nghề đã gây dựng sự nghiệp và những tác phẩm ông làm ra khắp cả nước không ai có thể làm đẹp được như vậy. Về sau ông đã truyền thụ lại cho con cháu mình và họ đã đi khắp nơi đóng giường tủ, bàn ghế, sập gụ… trong đó có làng nghề Đồng Kỵ. Người Đồng Kỵ vốn chăm chỉ, chất phác lại thông minh nhạy bén không chỉ tiếp thu nghề giỏi mà còn sáng tạo hơn lên và cho đến hôm nay, người dân làng Đồng Kỵ không những đã nối nghiệp ông tổ nghề mà còn vinh dự đưa sản phẩm của mình vươn xa ra thị trường thế giới.
Người dân khi xây cất xong một ngôi nhà, không ai bảo ai đều ao ước mua được những món đồ nội thất vừa bền vừa đẹp của làng nghề Đồng Kỵ đặt trong nhà coi đó như của hồi môn cho con cháu mai sau.
ĐI TÌM CON ĐƯỜNG HỘI NHẬP CHO LÀNG NGHỀ GỖ MỸ NGHỆ
Ở châu Âu từ thế kỷ XIX đã nổi tiếng khắp thế giới bởi những đồ nội thất cổ điển dành cho vua chúa và giới thượng lưu, quý tộc. Trải qua nhiều thế kỷ, nghề làm nội thất vẫn luôn được người châu Âu gìn giữ và phát triển như bản sắc riêng của mình. Ngay tại Việt Nam thời gian gần đây những sản phẩm nội thất châu Âu đã được hội nhập và trở thành xu hướng được nhiều người ưa chuộng. Bài toán đặt ra cho những người hoạt động trong lĩnh vực nội thất gỗ là liệu sản phẩm thủ công của Việt Nam có thể vươn mình hội nhập quốc tế?
Trăn trở tìm ra con đường có tính đột phá cho nghề, đã có khá nhiều doanh nghiệp gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ dành thời gian, tâm huyết nhằm đưa hình ảnh một làng nghề gỗ mỹ nghệ cổ truyền giới thiệu với bạn bè Quốc tế, tiêu biểu như công ty đồ gỗ mỹ nghệ Hướng Mai. Thức thời và nhạy bén công ty đồ gỗ Hướng Mai dưới sự lãnh đạo của CEO Vũ Thị Mai bắt nguồn từ tình yêu lớn lao dành cho quê hương, cho nghề mộc cổ truyền và gia đình, bà Mai đã nuôi khao khát đưa gỗ Đồng Kỵ đi khắp năm Châu. Với vai trò đại sứ thân thiện làng nghề Đồng Kỵ, bà luôn tích cực tham gia các hoạt động về du lịch, quảng bá, truyền cảm hứng, động viên các nghệ nhân nâng cao chất lượng và đưa những giá trị tinh hoa của người Việt vào sản phẩm. Mục tiêu của đồ gỗ mỹ nghệ Hướng Mai sẽ đưa sản phẩm trước hết đến các thị trường như Đài Loan, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản…công ty đang từng bước thăm dò thị trường, tìm hiểu thị hiếu, văn hóa của người tiêu dùng các thị trường này để sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm phù hợp. Những bước đi đúng đắn của vị “ nữ tướng” này đã và đang nhận được rât nhiều đồng tình ủng hộ của các cấp chính quyền tỉnh Bắc Ninh và nhân dân làng nghề Đồng Kỵ.
Bằng sự nhiệt thành và hiếu khách, luôn đặt chữ tâm chữ tín lên hàng đầu, sau gần 30 năm cống hiến cho nghề mộc, thương hiệu gỗ mỹ nghệ Hướng Mai dần khẳng định mình và trở thành điểm sáng của làng nghề Đồng Kỵ. Đã có rất nhiều đoàn khách du lịch Quốc tế đến thăm quan và mua sắm tại công ty. Đặc biệt Hướng Mai Center vinh dự được đón nhiều đoàn công tác Quốc tế về thăm và trao đổi kinh nghiệm, hợp tác nhằm tìm ra hướng đi trong vấn đề hội nhập sản phẩm làng nghề giữa các quốc gia như đoàn Cu Ba, đoàn Ucaraina, đoàn đến từ Campuchia…ấn tượng để lại trong lòng các vị khách Quốc tế đều rất tốt đẹp. Nhiều đoàn khách khi dừng chân tại Hướng Mai Center với thiện chí cũng như lòng mến khách vốn có của người Đồng Kỵ, giám đốc Vũ Thị Mai đã nhiều lần trân trọng gửi tặng tới các thành viên trong đoàn những món quà mang hơi thở của gỗ Đồng Kỵ vô cùng đặc sắc mà không làng nghề nào có được.
Làng Đồng Kỵ với những giá trị tinh thần và vật chất tồn tại qua nhiều thế hệ, với những bàn tay vàng và khối óc kiên định luôn luôn biến chuyển để cùng vì một mục tiêu chung đưa đất nước hội nhập cùng thế giới. Hoài bão này sẽ được thắp lên lớn mạnh và chắc thắng nếu làng luôn có những con người và tập thể tiêu biểu như công ty gỗ mỹ nghệ Hướng Mai. Ghi nhận những đóng góp này công ty Hướng Mai đã vinh dự đón nhận nhiều bằng khen, giấy khen của các cấp, các ngành. Đó cũng chính là nguồn động viên thiết thực để những người dân làng nghề Đồng Kỵ phấn đấu, đoàn kết đưa thương hiệu gỗ mỹ nghệ vươn ra thế giới.
Cao Kim Thu