Logo chính thức của Đại lễ Phật đản Vesak Liên Hợp Quốc 2025
VNHN – Xuất hiện trên trang kỷ lục của Trung ương hội kỷ lục gia Việt Nam – Tổ chức kỷ lục Việt Nam – Vietkings và được mệnh danh là “Nữ tướng Đồng Kỵ” doanh nhân Vũ Thị Mai đã trải lòng mình về khát vọng muốn đưa những tinh hoa của đồ gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ đi khắp năm Châu. Sau đây là cuộc trò chuyện của phóng viên tờ Việt Nam Hội Nhập cùng vị nữ CEO xinh đẹp và đa tài Vũ Thị Mai.
VNHN – Xuất hiện trên trang kỷ lục của Trung ương hội kỷ lục gia Việt Nam – Tổ chức kỷ lục Việt Nam – Vietkings và được mệnh danh là “Nữ tướng Đồng Kỵ” doanh nhân Vũ Thị Mai đã trải lòng mình về khát vọng muốn đưa những tinh hoa của đồ gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ đi khắp năm Châu. Sau đây là cuộc trò chuyện của phóng viên tờ Việt Nam Hội Nhập cùng vị nữ CEO xinh đẹp và đa tài Vũ Thị Mai.
PV: Thưa doanh nhân Vũ Thị Mai, được biết chị và ông xã đã gây dựng sự nghiệp Đồ gỗ Hướng Mai tới nay đã được gần 30 năm, xin chị vui lòng chia sẻ những suy nghĩ của mình khi dám đương đầu với lĩnh vực đang được cho là đang ở giai đoạn khó khăn của ngành nội thất?
Doanh nhân Vũ Thị Mai: Nghiệp kinh doanh và sản xuất đồ gỗ đã gắn liền với tôi và ông xã từ thuở nhỏ vì đây là nghề gia truyền của làng, nhưng cho tới khi chúng tôi lập gia đình và quyết tâm xây dựng thương hiệu Đồ gỗ mỹ nghệ Hướng Mai đến nay đã gần 30 năm, tôi luôn luôn có một suy nghĩ là phải bảo tồn những giá trị tinh hoa của nghề gỗ mỹ nghệ mà ông cha dày công tạo dựng, không phải ngẫu nhiên mà làng nghề Đồng Kỵ được biết đến là một trong những làng gỗ mỹ nghệ nổi tiếng nhất cả nước. Chính vì lý do đó, tôi và ông xã đã xác định chí hướng, dù vất vả gian nan tới đâu cũng phải giữ vững và phát triển sự nghiệp, đồng thời sẵn sàng đương đầu với nhiều khó khăn thử thách để góp một phần công sức vào sứ mệnh bảo tồn những giá trị văn hóa cổ truyền của dân tộc.
Đón tiếp đoàn doanh nhân đến từ Nhật Bản ngày 08/11/2017
PV: Theo khảo sát của Hiệp hội làng nghề Thủ công Việt Nam thì Công ty Đồ gỗ Mỹ nghệ Hướng Mai được đánh giá là một trong những đơn vị uy tín trong làng nghề Đồng Kỵ. Vậy Công ty Hướng Mai đã áp dụng những phương pháp nào để đạt được kết quả này.
Doanh nhân Vũ Thị Mai:Thực ra để có kết quả như ngày hôm nay, ít ai biết được những khó khăn và áp lực mà công ty Hướng Mai đã trải qua. Còn nhớ thời điểm những năm 1989 – 1990, khi bắt đầu cùng chồng khởi nghiệp, khó khăn bộn bề. Tuy có sẵn nghề trong tay, mọi thứ tưởng chừng như đơn giản nhưng cũng gặp không ít khó khăn. Đầu tiên chỉ dám nhận đơn hàng về gia công rồi trả cho khách, sau này mày mò tự chế tác và sáng tạo thêm dựa trên những khuôn mẫu sẵn có. Khi đơn hàng nhiều lên, hai vợ chồng vui mừng làm việc quên ngày đêm. Nhưng đến phút cuối lại bị hủy kèo, bao công sức, tiền của của hai vợ chồng coi như mất trắng. Của đau con xót nhưng vẫn giữ niềm tin và động viên nhau từng bước vượt qua.
Mất tiền thôi chưa đủ, điều đáng ngại nhất chính là sự cạnh tranh về chất lượng sản phẩm. Đây được xem là bài toán tiên quyết của Hướng Mai. Việc tạo ra một sản phẩm đảm bảo đầy đủ các yếu tố như: sự tinh xảo, sản phẩm có hồn cốt lâu đời của gỗ Đồng Kỵ … đó chính là cái lõi, là gốc dễ để tồn tại. Thế nhưng, để tạo ra được những sản phẩm như vậy cần chi phí cao, thời gian dài và đỏi hỏi cả kỹ xảo, tâm huyết của người thợ . Trong khi đó, có không ít xưởng gỗ chỉ sản xuất gia công, sản phẩm thiếu đi sự tinh xảo rồi bán với giá rẻ.
Công ty Hướng Mai lúc đó xác định mục tiêu không phải là lời lãi bao nhiêu mà phải xây dựng Hướng Mai thành một thương hiệu được khẳng định bằng chất lượng. Chiến lược vạch ra thay vì trả công khoán, chúng tôi chuyển sang trả công nhật để khuyến khích người thợ phát huy hết tài năng. Những sản phẩm đẹp, tinh xảo, nhìn vào thấy được hồn cốt toát ra từ tấm gỗ vô tri đã ra đời mang tâm tư của những người thợ yêu nghề, qua đó thu nhập của người thợ cũng được nâng lên. Thời điểm này công ty xác định dù bị lỗ cũng không lung lay chiến lược. Và thật may mắn chúng tôi đã có những người thợ chân chính nhận ra được tấm lòng và chí hướng của Hướng Mai nên đã làm việc không biết mệt, họ tự hào về nghề nghiệp mà cha ông truyền dạy, đồng hành cùng Hướng Mai bước qua từng thời kỳ khó khăn.
Tiếng vang về những sản phẩm được làm ra từ những bàn tay nghệ nhân tài hoa của công ty đã giúp Hướng Mai nhanh chóng tìm được chỗ đứng trên thương trường. Nhờ thế khách hàng trên mọi miền đất nước, thậm chí cả khách nước ngoài cũng tìm đến đồ gỗ Hướng Mai. Hướng Mai đã khẳng định được chữ Tâm trong kinh doanh chính là bí quyết để thành công.
Sản phẩm đồ ngỗ mỹ nghệ tinh xảo tại Công ty Đồ gỗ Mỹ nghệ Hướng Mai
PV: Khát vọng đưa những tinh hoa gỗ mỹ nghệ đi khắp năm Châu được công ty Hướng Mai khởi niệm như một minh chứng cho lòng tự hào, tự tôn về những giá trị văn hóa ngàn đời của cha ông. Vậy xin doanh nhân hãy cho biết chị đã có những nỗ lực như thế nào để biến ước mơ đó sớm trở thành hiện thực.
Doanh nhân Vũ Thị Mai:Trước tiên phải nói rằng tôi yêu vô cùng những giá trị văn hóa cổ truyền của dân tộc Việt Nam, hơn thế nữa, tôi có may mắn được đi đến một số nước bạn trên thế giới tôi nhận ra một điều rằng đất nước ta có rất nhiều thứ đáng để tự hào và xứng đáng để giới thiệu với họ. Còn nhớ vị đại sứ Ucraina khi sang thăm quan công ty đồ gỗ mỹ nghệ Hướng Mai, ông đã tặng Hướng Mai một món quà thủ công đến từ đất nước Ucraina xa xôi. Điều này đã khiến Hướng Mai rất trăn trở, tại sao chúng ta lại không mang theo những món quà mỹ nghệ là biểu tượng cho bàn tay và khối óc của con người Việt Nam để làm quà tặng cho bạn bè quốc tế? Nó như ngọn lửa thôi thúc tôi, khiến tôi ngày đêm suy nghĩ tìm ra con đường làm thế nào để đưa đồ gỗ mỹ nghệ đi khắp năm Châu. Hiện tại, Hướng Mai đang nỗ lực rất nhiều để từng bước theo lộ trình đưa sản phẩm làng nghề đi tới các nước trong khu vực như Nhật Bản, Hàn Quốc…Hướng Mai hi vọng sẽ nhận được sự ủng hộ và tạo điều kiện của các cấp, ban ngành có liên quan để khát vọng trinh phục thị trường thủ công mỹ nghệ Quốc tế của Hướng Mai và người dân làng Đồng Kỵ trở thành hiện thực.
PV: Xin trân trọng cảm ơn doanh nhân Vũ Thị Mai. Xin chúc cho công ty Hướng Mai luôn thành công và chúc cho ước mơ đưa đồ gỗ mỹ nghệ đi khắp năm Châu không lâu nữa sẽ thành hiện thực.
Nguồn: vietnamnet
Logo chính thức của Đại lễ Phật đản Vesak Liên Hợp Quốc 2025
Kiên Giang: Khóa tu “Bát quan trai” tháng 11 năm Giáp Thìn tại chùa Phật Quang
Những dấu hiệu để nhận biết bậc Thánh tăng
Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP.HCM tổ chức lễ Tốt nghiệp năm 2024 cho gần 400 Tăng Ni sinh