Tiền Giang: Hòa thượng Thích Thiện Thống chia sẻ tại khóa Kiết Đông lần 2
Người đời, khi còn trẻ tuổi và khỏe mạnh thì không ai nghĩ đến việc tu hành, họ chờ đến khi già yếu, bệnh hoạn hoặc đau khổ thì mới lo tu. Nhưng khi già yếu, bệnh hoạn thì đâu còn hơi sức nào mà tu, và khi đau khổ quá thì đâu còn tâm trí nào mà nghĩ đến Phật Pháp.
Người không muốn tu thì sẽ viện đủ mọi lý do để không tu. Nhưng người muốn tu mà gặp phải những chướng ngại như bệnh hoạn, già yếu, khổ đau thì tu làm sao?
Nhân đọc được bài “Taking happiness and suffering along the path” của Karmala Raja Dipa, trong quyển Kỷ yếu lễ Quán đảnh Thiên Thủ Quan Âm by Dalai Lama 24/9/05 ở New York City, tôi thấy hay và ích lợi nên dịch ra tiếng Việt để ai thích thì áp dụng :
1/ Nếu tôi khỏe mạnh, thì tôi vui mừng vì dùng sức khỏe để tích tụ phước đức. Nguyện cho an vui hạnh phúc tràn khắp bầu trời.
2/ Nếu tôi đau khổ, thì tôi vui mừng vì tôi xin nhận tất cả khổ đau của chúng sinh. Nguyện cho biển khổ luân hồi mau khô cạn.
3/ Nếu tôi bị bệnh, thì tôi vui mừng vì những nghiệp xấu đời trước đang tiêu mòn. Nguyện cho tất cả chúng sinh thoát ly bệnh khổ.
4/ Nếu tôi chết, thì tôi vui mừng vì đó là dịp trở về Pháp thân. Nguyện cho gốc rễ của sinh tử được chấm dứt.
5/ Nếu tôi sống lâu, thì tôi vui mừng tích tụ phước huệ. Nguyện cho ước nguyện của tôi và mọi loài sớm thành tựu. (*)
Đại ý 5 câu trên là trong bất cứ hoàn cảnh nào (khỏe mạnh, đau khổ, bệnh, chết, sống lâu) chúng ta đều tu được cả. Điều quan trọng là phải tỉnh thức chuyển hóa tâm ý của mình, lòng dặn lòng luôn vui mừng nhận ra được khía cạnh tốt và tích cực của sự vật.
Thầy Trí Siêu
Tiền Giang: Hòa thượng Thích Thiện Thống chia sẻ tại khóa Kiết Đông lần 2
HOẰNG DƯƠNG TƯ TƯỞNG PHẬT HOÀNG TRẦN NHÂN TÔNG VÀO ĐỜI SỐNG
Ninh Bình: Chùa Bái Đính tưởng niệm 13 năm ngày viên tịch của Trưởng lão Hòa thượng Thích Thanh Tứ
Logo chính thức của Đại lễ Phật đản Vesak Liên Hợp Quốc 2025
Kiên Giang: Khóa tu “Bát quan trai” tháng 11 năm Giáp Thìn tại chùa Phật Quang