Kiên Giang: Khảo hạch giới tử tại Đại giới đàn Giác Phước PL.2568 – DL.2024
Nhiều người cho rằng Phật tử sau khi quy y sẽ không còn bận tâm đến sự thành – bại của cuộc sống, sự nghiệp. Song điều này không đúng! Người nhà Phật vẫn hướng đến sự thành công, mong mỏi thành công nhưng ở họ có sự bình thản hơn, không sân si, không kể khổ mà đón nhận…
Để hiểu hơn về giá trị thực sự của thành công trong tâm thế người Phật tử, hãy dành chút thời gian lắng nghe Đại đức Thích Quảng Tú chia sẻ cùng Cổng thông tin Phật giáo Việt Nam.
PV: “Người đời nói thành công chưa bao giờ dễ dàng”, Thành công có thực sự khó không thưa Đại đức?
Thành công đúng là không dễ dàng, bởi nếu dễ dàng nó không còn giá trị. Nhưng thành công cũng không phải là khó. Hiểu đúng thì thành công đơn giản là sự phân loại con người mà thôi.
Đường thành công không chen chúc, bởi chỉ những ai đủ lý tưởng, đủ ý chí theo đuổi mục tiêu, đủ kiên định mới bước đi được trên con đường ấy.
Sự thành công mà chúng ta ao ước chính là chiếc gương soi rọi nội lực của mỗi người. Nội lực mạnh, thành công lớn, nội lực chưa mạnh, phải tôi luyện mới mong chạm được mục tiêu.
Bàn về yếu tố nội lực trong Phật Giáo nó sẽ không chỉ đơn thuần là kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, sự bản lĩnh mà còn cả tu tâm, phước báu.
Dày công tu tâm, tích nhiều phước báu, làm việc gì cũng sẽ có cơ hội để thành công.
PV: Giá trị cốt lõi của thành công là gì thưa Đại đức?
Thành công không phải là điểm đến, nó nằm ở quá trình. Giá trị thực của thành công nằm ở chỗ chúng ta đã nhận được những gì trong quá trình chinh phục nó.
Đó là trải nghiệm, là đúc kết trong quá trình tu tập, rèn luyện, nỗ lực để đi tới nơi mình muốn tới, chạm vào thứ mình muốn chạm và có trong tay thứ mình muốn có một cách chân chính.
Trên hành trình ấy, con người chúng ta có thể sẽ phạm sai lầm, sẽ vấp ngã, nhưng điều quan trọng là chúng ta đứng lên được từ chỗ mình ngã xuống. Khi chúng ta đứng lên được cũng là lúc chúng ta không coi vấp ngã ấy là trở ngại nữa, nó là một thử thách tôi luyện chúng ta trưởng thành hơn.
PV: Có người nói: “Thành công chỉ dành cho những ai sinh ra đã ngậm thìa vàng, những ai sinh ra trong hoàn cảnh khó khăn thì rất khó để thành công” Đại đức nghĩ sao về điều này?
Nếu như hiện tại, người nào đó được sinh ra trong giàu có, được thừa hưởng những điều kiện tốt hơn để thuận lợi hơn, đi nhanh hơn thì nó cũng chính là kết quả của việc nhiều kiếp trước. Trong nhiều kiếp trước, người đó hành nghề kiếm được lợi nhuận một cách chân chính, lợi mình lợi người do công sức và trí tuệ mà có được, đồng thời họ hành thiện, tích đức bằng cách bố thí cúng dường Tam bảo,… vì thế thọ nhận quả báo giàu sang phú quý. Muốn biết nhân đời trước, xem quả hướng kiếp này, muốn biết quả tương lai, xem nhân gieo hiện tại.
Vì vậy, bản thân ta không nên ganh tị, không nên sân si mà phải dành nhiều thời gian hơn, nhiều nỗ lực hơn để hoàn thiện bản thân mình, tích phước báu rồi sẽ nhận được kết quả tốt đẹp.
Trên thực tế thành công không phụ thuộc vào xuất phát điểm, bởi chúng ta có thể nhận ra có rất nhiều người thành công, các tỉ phú nổi tiếng đều xuất thân từ khu ổ chuột.. Nhưng duy trì ngọn lửa kiên định, thiết lập mục tiêu sống thật tốt rồi mỗi người đều sẽ có được thứ mình mong muốn.
Xuất phát điểm thấp thì nỗ lực phải nhiều hơn nữa. Hãy luôn dùng con mắt lạc quan để đánh giá, nhìn nhận mọi vấn đề. Sau cơn mưa trời luôn sáng, thử thách là bước đệm để con người tiến lên bậc cao hơn.
PV: Suy cho cùng rồi, thành công trong cuộc sống hay sự nghiệp là điều gì? Bởi khi thác xuống người thành công hay chưa thành công đều không mang theo được điều gì?
Chết đâu phải là hết, thành công không phải chỉ là danh lợi cho bản thân.
Khi một người thành công họ tạo ra những giá trị lớn cho cộng đồng, xã hội. Như một người giàu có mang tấm lòng từ bi, họ sẵn sàng cho đi, chia sẻ với những hoàn cảnh khó khăn.
Việc thiện nguyện không chỉ là giá trị vật chất, nó còn mang đến cả động lực để mỗi cá nhân vươn lên khỏi nghịch cảnh.
Giá trị tốt đẹp được trao đi lại tích phước báu cho bản thân, gia đình và con cái.
PV: Tại sao có những người ăn ở hiền lành, chăm chỉ làm ăn mà vẫn không thành công được?
Mọi nỗ lực đều được đền đáp xứng đáng. Luật Nhân – Quả đã trở thành chân lý. Chưa thành công chứ không phải không bao giờ thành công. Cứ sống đúng, làm đúng, chắc chắn có ngày hoa nở.
Có những người ăn ở hiền lành, chăm chỉ làm ăn mãi chưa thành công là vì phước báu chưa đủ, hành trình tôi luyện chưa chín. Họ cần thêm thời gian, cần thêm sự trải nghiệm, cần tích lũy và hãy vững tin sự cố gắng ấy sẽ được đền đáp.
Hành trình tìm kiếm thành công của con người thực ra không khác gì khi chúng ta đang leo lên con dốc vậy. Càng thấm mệt, càng thấy bận rộn, áp lực… nghĩa là ta đang leo dốc, đường xuống dốc lúc nào cũng trượt nhanh hơn. Vậy nên hôm nay nếu chúng ta thấy khó khăn, thử thách có nghĩa là ta đang phát triển, đi lên.
PV: Ngoài nội lực của bản thân, còn điều gì quan trọng quyết định thành công ạ?
Còn hai triết lý quan trọng!
Muốn thành công, hãy giúp người khác thành công, chúc cho người khác thành công, mong mỏi họ thành công.
Trong nhà Phật thì nó có nghĩa là muốn mình được cái gì, hãy mong cầu cho người khác được cái đó. Muốn người khác đối xử với mình như thế nào, mình hãy đối xử với họ như cách mình muốn được họ đối đãi.
Thành công không chỉ đơn thuần là số tiền, của cải vật chất mà là sự an định, tự tại, hài hòa và vui vẻ trong tâm hồn.
Có thực tâm đối đãi với người khác, với đồng sự, đồng môn, với người tin tưởng đi theo mình mới nhận lại được sự gắn kết và tin yêu, mới thấy lòng mình luôn thanh thản.
Và một điều quan trọng nữa để sự nghiệp thành công, đời sống thành công chính là lòng biết ơn.
Biết ơn những ai đã giúp mình, những cơ hội mình đã có.
Biết ơn cả những lúc khó khăn, vấp ngã bởi sau đó ta có những bài học để vững vàng hơn
Biết ơn những người chung vai sát cánh lúc khó khăn, hoạn nạn hay khi vui sướng, ngọt bùi
Biết ơn cả những người quay lưng đi bởi sau tất cả ta nhìn thấu tất cả…
Dùng lòng biết ơn để cảm ơn cả cuộc đời tự nhiên một đời trở nên an yên, thanh tịnh.
Xin cảm ơn Đại đức.
Kiên Giang: Khảo hạch giới tử tại Đại giới đàn Giác Phước PL.2568 – DL.2024
Ban Trị sự TP.Hà Nội và Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn tổ chức tọa đàm tại chùa Bằng
Học viện PGVN tại Hà Nội kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11
Văn phòng Hội đồng Chứng minh thông báo về việc cấp phát học bổng Đức Nhuận (toàn phần) năm 2024
Ninh Bình: Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia tưởng niệm nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông