Kiên Giang: Khảo hạch giới tử tại Đại giới đàn Giác Phước PL.2568 – DL.2024
Được biết đến là doanh nhân, ‘nữ tướng Đồng Kỵ’, nhưng ít ai biết bà Vũ Thị Mai – Tổng giám đốc Công ty đồ gỗ Hướng Mai – có xuất phát điểm là ‘gái làng nghề không cần đi học’. Hơn 30 năm qua, nữ doanh nhân này đã vừa làm vừa theo đuổi con đường học hành để phát triển sản phẩm gỗ Đồng Kỵ từ nền tảng vững chắc và từng bước vươn ra thế giới.
Khát khao “vượt qua luỹ tre làng”
Tiếp chúng tôi vào một ngày đầu năm dương lịch năm 2024, bà Vũ Thị Mai để lại ấn tượng sâu sắc trong bộ áo dài nhung the đỏ thắm, mái tóc ngắn năng động và nói tiếng Trung chuẩn như người bản địa. Bà đem lại thiện cảm là một người phụ nữ vừa hiện đại, vừa dung dị, đằm thắm ngọt ngào như những khúc hát quan họ. Sinh ra tại Đồng Kỵ, Bắc Ninh, mảnh đất địa kinh nhân kiệt, là “cái nôi” của văn hoá Kinh Bắc và Phật giáo Việt Nam, nơi có những sản phẩm gỗ nức tiếng từ bao đời, ngay từ khi còn nhỏ bà Mai đã được nuôi dưỡng đức tính hiền hoà, hiếu khách, chịu thương chịu khó.
Cũng như bao cô gái trong làng, bà chỉ học hết cấp 2 và lấy chồng cùng làng từ khi mới 18 tuổi. Theo quan niệm của nhiều gia đình làng nghề Đồng Kỵ thời ấy “gái làng nghề không cần phải đi học”. Hai năm theo chồng đi làm thuê cho người ta, rồi đến năm 1990 bà lại cùng chồng thuê thợ đứng ra làm sản xuất sản phẩm theo đơn đặt hàng. Khó khăn chồng chất, ráo mồ hồ hôi là hết tiền, nhưng bà Mai cùng chồng vẫn đeo đuổi nghề, quyết tâm giữ gìn tinh hoa tổ nghề lưu truyền lại.
“Lớn lên trong gia đình bao đời làm nghề gỗ, cả làng làm nghề gỗ mỗi lần ngắm những sản phẩm được đục trổ tinh xảo tại đình chùa, miếu mạo và bày trí trong các gia đình tôi tự hào và biết ơn cha ông. Từ nhỏ tôi đã mơ ước làm ra được những sản phẩm như thế nên dù có khó khăn bao nhiêu chúng tôi không bỏ cuộc”, doanh nhân Vũ Thị Mai trải lòng.
Năm 2001 từ số vốn ít ỏi dành dụm, tích cóp được bà Mai mở cửa hàng đồ gỗ Hướng Mai. Đúng thời điểm đất nước phát triển theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, các nhà máy, khu công nghiệp được quy hoạch trong đó có Bắc Ninh. Người dân có đất ruộng trong quy hoạch được đền bù nhiều tiền nên có điều kiện để sắm sửa và cửa hàng gỗ Hướng Mai cũng thịnh vượng theo xu thế. Với tâm niệm chỉ sản xuất và đưa ra thị trường những sản phẩm tinh xảo và chất lượng nhất, Hướng Mai ngày càng đông khách.
Thấm thía khó khăn vất vả, trải qua những thăng trầm của làng nghề, bà Mai đã định hướng phát triển công ty không chỉ là lợi nhuận mà ưu tiên góp phần để thương hiệu gỗ Đồng Kỵ ngày một vươn xa ra thị trường trong nước và quốc tế. Chính vì thế, năm 2002, sau khi sinh con thứ 3 bà tiếp tục con đường học hành còn dang dở. Đến tận bây giờ bà cũng không hiểu vì sao bà mạnh mẽ đến vậy. Cô gái nhỏ bé ngày ấy, vừa làm, vừa nuôi con, vừa đi học hết cấp 3, rồi học Đại học Kinh tế quốc dân, Đại học Ngoại thương.
Nhờ nỗ lực đóng góp cho ngành gỗ nói riêng và bảo tồn các giá trị văn hoá nói chung, doanh nhân Vũ Thị Mai vinh dự là một trong 26 cá nhân tiêu biểu được trường Đại học Apollos – Mỹ phong tặng bằng Tiến sĩ danh dự tại Diễn đàn khoa học và kinh tế toàn cầu 2023; được bổ nhiệm chức vụ Phó Viện trưởng – Viện nghiên cứu bảo tồn và phát triển văn hóa Đông Nam Á; vinh dự được nhận bằng khen “Doanh nghiệp tiêu biểu hội nhập kinh tế quốc tế” tại Diễn đàn Vành đai và con đường tổ chức tại Hong Kong (Trung Quốc)…
Bà Mai cười hào sảng: “Mình không thể thay đổi được quá khứ thì mình phải thay đổi hiện tại. Hiện tại mình thay đổi được thì tương lai mới có thể tốt đẹp được, mới có thể sang trang mới. Có lẽ là tôi vất vả quá nên ham học hỏi. Tôi muốn vượt qua luỹ tre làng. Muốn sản phẩm của Đồng Kỵ phải là những sản phẩm được khách hàng trong nước và thế giới trầm trồ khen ngợi, ngưỡng mộ”.
Công trình nhà thờ Tổ xác lập kỷ lục Việt Nam
Đối với doanh nhân Vũ Thị Mai, ngoài học trên giảng đường, tự học là quan trọng và học không ngừng nghỉ. Theo bà, học để có tầng trí tuệ cao. Bắt nhịp với xu thế, Hướng Mai quảng bá sản phẩm trên nền tảng truyền thông số. Đặc biệt, tài khoản Youtube do bà Mai sở hữu, trực tiếp tổ chức sản xuất và dẫn chương trình với lượt yêu thích lên tới vài chục nghìn. Nhờ đó, trong bối cảnh kinh tế khó khăn do dịch bệnh, khủng hoảng địa chính trị, Hướng Mai vẫn vững vàng, có nhiều đối tác, tạo công ăn việc làm ổn định cho người lao động.
Từ một cửa hàng nhỏ, hiện Hướng Mai đã sở hữu một showroom 9.000m2, một showroom 9 tầng với diện tích 4.500m2, một nhà máy 3.000m và 5 xưởng sản xuất nhỏ. Sản phẩm của doanh nghiệp được nhiều khách hàng trong và ngoài nước tin tưởng lựa chọn. Qua các nền tảng truyền thông số, nhiều khách hàng từ các nước Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan, Ấn Độ… đã biết và tìn đến đồ gỗ Hướng Mai.
Nhiều năm qua, doanh nhân Vũ Thị Mai đồng hành với Viện VJCC trường Đại học Ngoại thương trong vai trò là nhà tài trợ học bổng. Bà trở thành diễn giả của nhiều chương trình lớn nhỏ truyền cảm hứng cho các thế hệ sinh viên, thanh niên khởi nghiệp. Ngoài ra, bà còn tham gia hoạt động từ thiện, giao lưu văn hóa, lan toả được những thông điệp có ý nghĩa đến cộng đồng.
Trong những điều làm nên thành công của doanh nhân Vũ Thị Mai có lẽ không thể không nhắc đến ông Chử Văn Hướng là chồng của bà. Một người là nghệ nhân, một người giỏi kinh doanh, giỏi nghề đã làm nên thương hiệu Hướng Mai. Bất kỳ ý tưởng nào về sản phẩm, khi bà Mai chia sẻ cùng chồng đều được ông thực hiện đẹp hơn nhiều so với mong muốn của bà.
Một trong số đó, phải kể đến nhà thờ Tổ do ông bà tâm huyết và dày công xây dựng. Công trình được toạ lạc trên diện tích 600m2, tổng lượng gỗ sử dụng cho công trình là 500 m3 gỗ lim Lào, được xây 2 tầng. Tượng thờ và các hoa văn trang trí được thếp vàng. Giá trị cả ngôi nhà thờ Tổ lên tới 100 tỷ đồng. Công trình thể hiện sự tinh tế, tỉ mỉ và mang dấu ấn cá nhân của nghệ nhân Chử Văn Hướng. Cũng là nơi để vợ chồng doanh nhân thể hiện lòng biết ơn, tôn kính đến ông cha, đến Tổ nghề.
Ngày 06/01/2024, công trình đã vinh dự được Tổ chức kỷ lục Việt Nam – VietKings ghi nhận là “Công trình nhà thờ Tổ bằng gỗ lim lớn nhất do gia đình thực hiện để tri ân Tổ nghề gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ”, là 1 trong 30 kỷ lục Việt Nam được xác lập trong năm 2023.
Bà Mai tâm niệm: Cây cũng chịu vòng luân hồi sinh – trụ – dị – diệt. Nỗ lực biến gỗ thành phẩm hữu ích là làm cho cây được sống thêm lần nữa. Để những khối gỗ vô tri, vô giác trở thành sản phẩm tinh xảo mang hồn cốt của văn hoá, của đời sống là nhờ công sức, sự trau chuốt, những giọt mồ hôi của các nghệ nhân. Bởi vậy, nghề gỗ Đồng Kỵ là cao quý, giúp cuộc sống trở nên tinh hoa.
“Con đường thành công không hề dễ dàng. Nếu như bạn không có kiến thức bạn sẽ dậm chân tại chỗ. Học suốt đời để giúp mình hiểu biết hơn, để thấy mình luôn nhỏ bé, kém cỏi, không cao ngạo”.
Bà Vũ Thị Mai, Tổng giám đốc Công ty đồ gỗ Hướng Mai |
Kiên Giang: Khảo hạch giới tử tại Đại giới đàn Giác Phước PL.2568 – DL.2024
Ban Trị sự TP.Hà Nội và Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn tổ chức tọa đàm tại chùa Bằng
Học viện PGVN tại Hà Nội kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11
Văn phòng Hội đồng Chứng minh thông báo về việc cấp phát học bổng Đức Nhuận (toàn phần) năm 2024
Ninh Bình: Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia tưởng niệm nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông