Kiên Giang: Khảo hạch giới tử tại Đại giới đàn Giác Phước PL.2568 – DL.2024
Ấn phẩm Phật giáo & Doanh nhân trong số kỳ này rất hoan hỉ khi được trò chuyện cùng với doanh nhân Bích Toàn (pháp danh Diệu Mỹ), để chúng ta hiểu hơn về những giá trị chân – thiện – mĩ của Phật pháp mà chị cùng với rất nhiều người con của Phật đã và đang lan tỏa mỗi ngày
– PG&DN: Chào chị, đã rất nhiều năm là người con của Phật, có lẽ chị đã tìm thấy con đường chánh đạo cho chính mình, vậy chị có thể chia sẻ với độc giả về bài học lớn nhất mà chị đã cảm nhận được khi đến với Phật pháp được không? Giá trị lớn nhất mà bản thân Diệu Mỹ nhận được từ khi làm con của Phật chỉ gói gọn trong 3 từ “Chân – Thiện – Mĩ”. Có lẽ mọi người nghĩ rằng những từ ấy rất cao siêu, trừu tượng và chung chung, nhưng với bản thân mình để làm được và thực hành nó một cách đúng đắn thì cả một hành trình của sự trải nghiệm, nghiêm túc tu tập, thực hành bằng việc làm qua mỗi bài pháp thoại mà các thầy và sư phụ hướng dẫn…Từ đó, Diệu Mỹ đã đi từ sự ngạc nhiên, đến vỡ òa và hạnh phúc vì sự mầu nhiệm và kỳ diệu của đạo Phật.
– Đối với bản thân mình, hiểu và làm được 3 từ ấy, thực ra rất đơn giản, Chân chính là sự thật, sự thật ấy xuất phát từ con người của mình, thật với chính mình, rồi sau đó đối với gia đình, với các mối quan hệ nói chung, luôn chân thật trong mọi hoàn cảnh, ngay trong chính công việc của mình, dù trước những cám dỗ của tiền tài và danh vọng, Diệu Mỹ vẫn chọn con đường trung đạo để đi. Cái tâm đối với mỗi việc dương như đã ăn sâu từ trong máu của mình, dòng chảy của sự chân thật, cái thiện lành đã gắn liền với bản ngã, đó cũng chính là sợi dây vô hình dẫn dắt Diệu Mỹ đến được với con đường của chánh đạo.
– Vậy cái thiện đến từ đâu? Diệu Mỹ còn nhớ như in những ngày tháng đi qua trong quá khứ, những vấp ngã trong công việc, trở ngại trong làm ăn, những lừa lọc vây quanh khiến mình rơi vào túng quẫn, hay vô vàn những lời nói chói tai từ chủ nợ khi bản thân mình ở vị trí là “con nợ”…nhưng mình luôn tin rằng, sống thật và đi lên bằng nghị lực, bằng khả năng và đôi chân của mình, sống đúng bản chất thiện của mình thì những sóng gió ấy sẽ giúp chúng ta vượt qua bằng “nụ cười” của sự giác ngộ.
Khi bản thân đã có Chân, Thiện thì chắc chắn Mĩ sẽ đến; kể từ khi quy y thọ giới, hiểu hơn về 5 giới trong đạo Phật, cùng pháp danh Diệu Mỹ, điều mà chị cảm được và thấm được chính là nghe sư phụ giảng trong một khóa tu. Bản thân cho đến bây giờ chị vẫn không hiểu, cũng chưa có điều gì chứng minh được, nhưng một điều chắc chắn rằng, khi chị luôn tin vào chánh pháp, một con đường với kim chỉ nam tin vào chánh pháp thì Phật pháp sẽ ở đó. Vậy chánh pháp ở đâu? Đó là những điều mình nghe từ các thầy dạy trong kinh, thông qua những ví dụ, những bài giảng rất đời thường, thậm chí đó là những việc đang xảy ra hằng ngày…
Thế nên với Diệu Mỹ, phật pháp rất diệu kỳ và cũng rất đơn giản, nếu ta tu tập đúng và hiểu đúng “chân, thiện, mĩ” thì đạo và đời chính là những bức tranh hạnh phúc trong cuộc đời mỗi người.
– PG&DN: Mọi người thường ví von chị là “nàng phật tử kết nối”, đến đâu chị cũng lan tỏa những điều thiện lành, vậy nguồn năng lượng nào đã đem đến cho chị sức mạnh tinh thần để làm nhiều việc ý nghĩa như vậy?
– Đó là một câu chuyện cũ từ rất lâu, đúng nghĩa là “đi chùa hộ”, Diệu Mỹ đã được đến chùa từ rất bé qua những lần đi cùng bà, nhưng lúc ấy là trẻ nít nên cũng không hiểu gì. Cho đến khi lớn lên, được người chị trao sứ mệnh “đi chùa hộ”, đó cũng là lúc những cơ duyên về phật pháo cứ thế đến với chị. Đến với đạo Phật, ngoài việc tụng kinh, thuộc kinh thì chị nghĩ rằng quan trọng nhất vẫn là hiểu đúng để giác ngộ, để sống nhập thế một cách an yên nhất. Mục đích cuối cùng khi ta tìm đến với chỗ dựa tâm linh là gì? Đối với Diệu Mỹ đó chính là ta nhìn thấy được bên trong bản ngã của mình, khi bước vào Phật đường hãy rũ bỏ cái tôi cá nhân cố hữu, hãy buông những “tham, sân, si”, hãy gạt “hỉ, nộ, ái, ố”, hãy trở về là một con người đơn giản nhất trong sự thuần khiết, lắng nghe hơi thở thật sâu và bắt đầu bước vào thế giới của hành trình tìm về cõi an yên.
– Có thể nói rằng dường như phật pháp đã ngấm từ trong máu của Diệu Mỹ, chính vì thế bản thân mình trước tiên là phải “chánh đạo”, có nghĩa là phải hiểu đúng đạo, bởi vì xung quanh chúng ta tà đạo rất nhiều, chỉ cần đường ranh giới ấy nghiêng một xíu là bản chất của sự việc cũng thay đổi. Chẳng hạn như chị luôn chọn mình trong hình ảnh giản đơn nhất, bình dân nhất khi bước vào cánh cửa của tiếng chuông thanh tịnh vọng về. Dù là bất kể việc gì, không phân biệt, từ việc đi cúi người nhặt từng mẩu rác, rửa từng cái chén, phụ dọn dẹp từng cuốn kinh sau mỗi giờ tụng…chị luôn bước vào chùa với tâm thế của một người bình dân, rũ bỏ cái tôi bản ngã ở một nơi khác, vì thế giới ấy là thế giới của an, của lành và của sự bình đẳng.
– Sau nhiều năm là người con của Phật, đi hành hương rất nhiều vùng đất mà Phật đã đi qua, tiếp xúc với rất nhiều cao tăng đắc đạo, với Diệu Mỹ không phải cứ học đạo xong mình mới làm, mới thực hành, mà mỗi cái mình làm trong cuộc sống thường nhật chính là đạo, thế nên khi bước vào thế giới của chánh đạo, chị đã ngộ ra rất nhiều, vỡ òa với những điều mà bấy lâu nay mình không nghĩ đó là đạo. Thế nên đạo cũng chính là đời, chỉ đơn giản thế thôi. Và chị luôn mang nguồn năng lượng của Chân, Thiện, Mĩ ấy để kết nối và gieo hạt giống tốt đẹp. Bởi vì chị hoàn toàn tin tưởng vào đạo của nhân quả, nhân quả nhãn tiền, thế nên đạo Phật với chị cũng vô cùng đơn giản, dù đạo hay không đạo, cứ sống thật, phải có sự giác ngộ thì đạo mới chính là đời sống của mình. Muốn gieo trồng và gặt hái những hạt thiện lành thì bản thân chị phải là nguồn năng lượng ấy, đó cũng là lý do mà những người xung quanh luôn ví von chị “cô nàng phật tử kết nối” – kết nối những điều chân thực, những niềm lạc quan và vui vẻ.
PG&DN: Chị cũng là một trong những Phật tử có trái tim giàu tình yêu với các chuyến thiện nguyện, cho đến thời điểm này, chị đã tham gia bao nhiêu chuyến từ thiện? Các đối tượng mà chị thường hướng đến là ai? Bên cạnh công việc cho đi, chia sẻ đến những hoàn cảnh kém may mắn hơn, chị đã truyền tải như thế nào về Phật pháp qua mỗi chuyến đi?
– Thực ra đây là câu hỏi rất nhiều bạn phóng viên đã hỏi, thế nhưng quan điểm của chị rất rõ ràng, vọn vẹn một suy nghĩ: “đã cho đi thì không cần nhớ”. Chị chỉ hi vọng bản thân có thể kết nối, có thể trở thành sứ giả để truyền tải nhiều thông điệp qua mỗi hành trình thiện nguyện của mình. Chị cảm thấy may mắn khi có được sự giác ngộ của ánh sáng phật pháp, chị hạnh phúc và vui sướng khi giác ngộ ra nhiều điều từ chánh đạo, thế nên đã cho đi là đừng nghĩ mình sẽ nhận lại được gì, cũng như thiện nguyện, chị có làm, làm rất nhiều và làm từ cái tâm mình mong muốn.
– Chị cũng chưa bao giờ đi khảo sát hay kiểm tra kỹ lưỡng những nơi mà mình đến làm từ thiện, chị chủ động hỏi những nơi mà bản thân từng làm trước đó, hoặc thông qua những người bạn…rồi cứ thế làm. Bất kể đối tượng nào từ quyên góp xây chùa, từ việc giúp đỡ các thầy trong Phật sự, từ những mái ấm tình thương, cho đến các trại trẻ mồ côi, những người già neo đơn gặp khó khăn…chị đều sẵn sàng cho đi và không suy nghĩ hay đắn đo. Bởi vì chị nghĩ rằng: Hãy cho đi một các vô tư, cứ cho đi, còn được hay không được là do người đón nhận có làm đúng hay không, thế nên chị vẫn thường đùa với mọi người “đã cho đi thì cần gì phải nhớ, chị quên nhanh lắm!!!” (cười).
– PG&DN: Có thể nói Phật pháp ngày này đã trở thành nơi nương tựa tâm linh rất đặc biệt cho những người con của Phật, với chị phật giáo và đời sống có mối quan hệ mật thiết như thế nào? Thật sự câu hỏi này rất ý nghĩa nhưng cũng khó trả lời trọn vẹn (cười!!),
thực ra khi cuộc sống khó khăn, bế tắc và có nhiều biến cố, con người luôn tìm đến chỗ dựa của tâm linh để mong muốn được giải tỏa, muốn được vực dậy tinh thần, muốn tìm thấy ánh sáng nơi cuối đường hầm. Và đối với chị đó cũng là điều rất tích cực, do đó Phật giáo và đời sống thật sự là “đôi bạn” rất thân, khó mà tách rời.
– Mỗi con người đều có số mệnh khác nhau, chị cũng tự nhận có thể bản thân được may mắn là hiểu sớm về chánh đạo, có một sự giác ngộ ẩn sâu trong tiềm thức mà chính mình cũng không lý giải được, những nhân duyên trong cuộc đời mình cứ thế trợ lực cho mình có nhiều cơ hội tiếp xúc với đạo. Cho nên đối với riêng chị, đạo (Phật pháp) và đời chính là một, cuộc sống hiện tại của chị và những việc chị làm mỗi ngày đều có bóng dáng của đạo và đời. Chị con nhớ rất rõ về khoảng thời gian khi đại dịch bùng nổ, ở phương xa nơi xứ người tận Canada, nhưng tâm hồn chị lúc nào cũng đau đáu hướng về quê nhà, vì nơi đó có gia đình, có mẹ, có con cái, có người thân, có sư phụ và các thầy…không yên khi phải nghe những cuộc gọi báo tin không vui…Và cũng chính chánh đạo của phật pháp đã khai sáng, dẫn lối để chị giúp đỡ người thân vượt qua sóng gió của dịch bệnh…Thế nên chị nghĩ rằng, đạo không chỉ là chỗ dựa về tinh thần mà đó chính là người bạn tử tế đến bên cuộc đời để giúp chúng ta hoàn thiện bản thân mỗi ngày.
– PG&DN: Đang sống trong những ngày của tháng 7 âm lịch, lại một mùa Vu Lan báo hiếu sắp đến, là người phụ nữ luôn nhiệt huyết với đời, cũng là một Phật tử, chị hãy nhắn gởi đôi điều đến mọi người nhé!!!
– Mùa Vu Lan năm nay điều hạnh phúc đối với Diệu Mỹ chính là được ở bên mẹ. Trong sâu thẳm cho đến bây giờ, chị vẫn cảm thấy có lỗi với mẹ vì đã từng “lơ là” mẹ, vì cơm áo gạo tiền, vì mưu sinh, vì công việc… nên bản thân đôi lúc thiếu sự quan tâm.
– Nhưng cũng chính mẹ đã giúp chị nhận ra những điều quý giá của phật pháp, mẹ chưa từng một lời than vãn hay làm con cái lo lắng. Khi còn trẻ mẹ chuyên tâm vào phật sự, thức khuya dậy sớm đi chùa, cho đến khi thọ Bồ tát giới, dù không thường xuyên đi đến chùa nữa do tuổi cao sức yếu, nhưng thân tâm mẹ luôn hướng về Phật, tu tại gia và tụng kinh, giữ đạo đúng chuẩn mực của người phật tử.
Nhìn hành trình mẹ đi qua, chị thật sự ngưỡng mộ và trong trái tim của chị luôn khát khao và mong muốn một ngày không xa mình cũng được như mẹ. Và ước mơ to lớn ấy cứ mỗi ngày lớn lên, như một sức mạnh vô hình, mẹ đã tiếp cho Diệu Mỹ những nguồn năng lượng tuyệt vời. Chị luôn trân trọng những khoảnh khắc mẹ tặng cho mình bức tranh “đóa sen” thơm ngát, hay bất kỳ điều gì liên quan đến phật pháp, trong 5 cô con gái, mẹ chỉ dành tặng cho mình. Và chị nghĩ rằng sợi dây kết nối của giác ngộ chánh đạo của chị đã được mẹ gieo mầm và cứ thế lớn lên từng ngày.
– Dù bây giờ mẹ mắc bệnh Alzheimer, nhưng cứ nhìn thấy chị mẹ đều nở nụ cười thật tươi, ôm mẹ vào lòng chỉ cảm nhận thật hạnh phúc và quý giá những phút giây thực tại. Mẹ mãi là tấm gương phản chiếu vô giá mà chị luôn ao ước mình có được một phần ở nơi ấy. Thế nên tất cả những điều Diệu Mỹ làm đều hồi hướng công đức đến mẹ.
– Và cũng nhân dịp Vu Lan, con gái chỉ biết nói rằng: “Con cảm ơn mẹ đã ban cho con hình hài này, cho con trí huệ để giác ngộ đạo một cách tinh tấn. Con rất thương và mang ơn mẹ nhiều, chỉ mong mỗi sớm mai thức dậy còn được nhìn thấy mẹ kề bên và nở nụ cười thật tươi.”
– Có lẽ là mình cũng đã trả lời rất dài, nhưng bản thân rất vui vì được trải lòng và chia sẻ những câu nói rất đời thường để độc giả hiểu hơn về phật pháp, với cái nhìn nhẹ nhàng nhất. Năm nay, Diệu Mỹ rất vui và hạnh phúc vì sắp tới đây sẽ tham gia đại lễ Vu Lan tại Việt Nam sau 2 năm gián đoạn, không về nước đúng dịp. Cũng nhân dịp này, Diệu Mỹ cũng xin thay mặt các phật tử, gởi đến Quý thầy, Quý sư, Quý ni một mùa Vu Lan an lạc, vững vàng với con đường chánh đạo mà Đức Phật đã soi sáng và chỉ lối. Chúc quý phật tử cùng độc giả có một mùa Lễ Vu Lan ý nghĩa, luôn thực hành đúng chánh pháp và lan tỏa nhiều yêu thương đến những người xung quanh.
– Xin cảm ơn những chia sẻ quý báu của chị, chúc chị sức khỏe, an yên và tiếp tục truyền cảm hứng và thông điệp ý nghĩa về đạo và đời!!!
Kiên Giang: Khảo hạch giới tử tại Đại giới đàn Giác Phước PL.2568 – DL.2024
Ban Trị sự TP.Hà Nội và Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn tổ chức tọa đàm tại chùa Bằng
Học viện PGVN tại Hà Nội kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11
Văn phòng Hội đồng Chứng minh thông báo về việc cấp phát học bổng Đức Nhuận (toàn phần) năm 2024
Ninh Bình: Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia tưởng niệm nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông