Kiên Giang: Khảo hạch giới tử tại Đại giới đàn Giác Phước PL.2568 – DL.2024
Sống trên đời người ta thường mong ước và tìm cách để có được nhiều thứ như sức khỏe, tài sản, sắc đẹp, quyền lực, hạnh phúc v.v… Thế nhưng, khi được hỏi trong những thứ ấy cái nào là tối thượng thì đa phần đều lúng túng, vì mỗi người một mục đích sống khác nhau và mong ước của con người vốn vô hạn, không có điểm dừng. Một số người đã trải qua nhiều biến động thì dè dặt cho biết rằng: Những gì đáp ứng được nhu cầu thiết yếu trong hiện tại là tối thượng.
Ai cũng cả đời bươn bả, tạo dựng để mong đi đến thành công. Khi đã có chút thành công rồi, quay đầu nhìn lại cơ nghiệp, tài sản cũng chỉ thoáng vui và tạm an lòng. Chợt nhận ra chân lý ngày xưa “có tiền là có tất cả” chỉ là ảo tưởng của một thời nông nổi. Bình tâm lại thấy rõ ràng chẳng có cái gì là đích thực của mình, chúng dễ dàng chia tay mình để ra đi. Nếu còn phước, tài sản không đi thì cũng đến ngày mình phải chia tay chúng, tay trắng vẫn hoàn không. Vậy tài sản gì ở đời là tối thượng, vững bền?
“Một thời Thế Tôn trú ở Àlavi, tại trú xứ của Dạ[1]xoa Alavakka. Rồi Dạ-xoa đi đến và nói với Thế Tôn:
– Này Sa-môn, Ta sẽ hỏi ông một câu. Nếu ông không trả lời ta được, ta sẽ làm tâm ông điên loạn, hay ta sẽ làm ông bể tim, hay nắm lấy chân, ta sẽ quăng ông qua bờ bên kia sông Hằng.
– Này Hiền giả, Ta không thấy một ai ở chư Thiên, Ma giới, Phạm thiên hay với chúng Sa-môn, Bà-la-môn và loài người có thể làm tâm Ta điên loạn hay làm bể tim Ta, hay nắm lấy chân quăng Ta qua bờ bên kia sông Hằng. Tuy vậy, này Hiền giả, hãy hỏi đi, nếu ông muốn.
– Này Sa-môn:
Cái gì đối với người,
là tài sản tối thượng?
Cái gì khéo hành trì,
đem lại chơn an lạc?
Cái gì giữa các vị,
là vị ngọt tối thượng?
Phải sống như thế nào,
được gọi sống tối thượng?
– Này Hiền giả:
Lòng tin đối với người,
là tài sản tối thượng.
Chánh pháp khéo hành trì,
đem lại chơn an lạc.
Chân lý giữa các vị, là vị ngọt tối thượng.
Phải sống với trí tuệ, được gọi là sống tối thượng”.
(ĐTKVN, Tương Ưng I, chương 10, phần Àlavi, VNCPHVN ấn hành, 1993, tr.471)
Theo tuệ giác Thế Tôn, trong các thứ tài sản thì lòng tin là tài sản tối thượng. Quan niệm này kể cũng lạ nhưng nếu lắng lòng chiêm nghiệm lời Phật thì trực nhận rằng tài sản chỉ là cái đến sau, là kết quả của lòng tin. Bởi “đức tin là mẹ của các công đức”, có lòng tin thì có tất cả.
Tin ở đây chính là tịnh tín, lòng tin trong sạch, tin với tuệ giác. Căn bản nhất là kính tin Tam bảo, tin sâu nhân quả và thấu rõ duyên sinh. Nhờ gieo trồng niềm tin vào Phật-Pháp-Tăng mới biết được rằng: Những gì mình có hôm nay đều nhờ sự kế thừa của nhân quá khứ. Không nhờ vào vận may, chẳng phải ân sủng từ thánh thần mà do ngay chính nhân quả của bản thân mình. Tin hiểu nhân quả rồi tiếp tục gieo nhân lành để thừa hưởng quả ngọt ở tương lai. Nhân quả sẽ nâng đỡ và tiếp nối nhau, “nay vui đời sau vui” mới đích thực an vui bền vững.
Không tin hiểu nhân quả, đi đến thành công mà bất chấp tất cả thì chỉ nhất thời. Có tài sản mà không chân chính thì không giữ được lâu. Tài sản sẽ rũ áo ra đi qua năm ngả: lửa cháy, nước trôi, bị trộm cướp, vợ chồng con phá tán, vua quan tịch thu. Người có lòng tin luôn nghĩ suy chín chắn, mọi việc cần phải lợi mình và lợi người, lợi ích song phương mới ổn định và bền vững.
Tài sản có được là nhờ phước, “có phước có đức thì mặc sức mà hưởng”. Phước đức sinh ra từ tạo nghiệp chân chính. Tạo nghiệp bất chính thì làm sao còn phước để gìn giữ tài sản. Thậm chí thân mạng còn không giữ được hà huống những vật ngoài thân. Cho nên, cái gốc của vấn đề nằm ở lòng tin. Tin hiểu nhân quả rồi sẽ không tạo nghiệp bất chính. Nhờ đó thành tựu phước đức và cơ nghiệp, tài sản mới ổn định, lâu dài. Vì vậy Đức Phật mới xác định “lòng tin là tài sản tối thượng”.
Kiên Giang: Khảo hạch giới tử tại Đại giới đàn Giác Phước PL.2568 – DL.2024
Ban Trị sự TP.Hà Nội và Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn tổ chức tọa đàm tại chùa Bằng
Học viện PGVN tại Hà Nội kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11
Văn phòng Hội đồng Chứng minh thông báo về việc cấp phát học bổng Đức Nhuận (toàn phần) năm 2024
Ninh Bình: Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia tưởng niệm nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông