
CÁC MÔ HÌNH QUẢN TRỊ ỨNG DỤNG TẠO HIỆU QUẢ TẠI SNG GROUP
Văn hóa doanh nghiệp chính là cách nghĩ, cách sống và cách làm của doanh nghiệp. Hay nói một cách cụ thể hơn, văn hóa doanh nghiệp chính là cách nghĩ, cách sống và cách làm việc của từng con người trong doanh nghiệp đó. Có thể hiểu, văn hóa doanh nghiệp là tập
Văn hóa doanh nghiệp chính là cách nghĩ, cách sống và cách làm của doanh nghiệp. Hay nói một cách cụ thể hơn, văn hóa doanh nghiệp chính là cách nghĩ, cách sống và cách làm việc của từng con người trong doanh nghiệp đó.
Có thể hiểu, văn hóa doanh nghiệp là tập hợp các giá trị, niềm tin, hành vi, thái độ, chuẩn mực và cách hành xử chung của mọi thành viên trong một tổ chức doanh nghiệp. Văn hóa doanh nghiệp bắt nguồn từ các mục tiêu, chiến lược, cấu trúc và cách tiếp cận của tổ chức đối với nhân viên, khách hàng, đối tác, cộng đồng.
Đối thủ cạnh tranh có thể sao chép những điểm nổi bật hoặc tiên phong của doanh nghiệp, như chiến lược, sản phẩm, hệ thống, duy chỉ có một thứ họ không thể, đó chính là văn hóa doanh nghiệp. Đây được xem là lợi thế cạnh tranh, mang lại sự phát triển bền vững cho tổ chức.
Nói tóm lại, văn hóa doanh nghiệp mang tính chất độc đáo, phản ánh bản sắc và cách thức hoạt động của mỗi tổ chức.
Đa số các doanh nghiệp có xu hướng đang theo đuổi 02 mô hình quản trị văn hoá doanh nghiệp (VHDN) phổ biến.
* VHDN lấy tổ chức làm trung tâm
Con người các cấp bậc đều phải tuân thủ, điều chỉnh hoặc thay đổi để thích nghi với các giá trị văn hoá đã được lựa chọn của tổ chức.
Ở các doanh nghiệp theo mô hình này, VHDN vận hành bám rất chặt vào mục tiêu cốt lỗi (purpose), tầm nhìn và giá trị cốt lõi (core values). Không cá nhân nào, dù lãnh đạo đứng đầu, được đứng cao hơn. Với các tổ chức tập đoàn lớn, đông nhân sự, nhiều lớp lãnh đạo, quản lý khác nhau, văn hoá tổ chức tuy vẫn vẫn vận hành theo nguyên lý giá trị ngầm định (basic assumptions) của Edgar Schein đưa ra nhưng ảnh hưởng trực tiếp của lãnh đạo đứng đầu thể hiện thông qua bộ giá trị nền tảng văn hoá của tổ chức (ông Edgar gọi là Espoused values).
Mô hình 2
* VHDN lấy lãnh đạo làm trung tâm
Ở mô hình này VHDN được hình thành (đa số là vô thức) theo con người hiện có của tổ chức, đặc biệt là con người lãnh đạo đứng đầu hoặc nhóm các lãnh đạo, quản lý chủ chốt có ảnh hưởng. Mô hình này rất phổ biến ở các công ty tư nhân Việt Nam hoặc các công ty quy mô vừa và nhỏ. Nhìn vào Founder kiêm CEO là có thể phác hoạ sơ bộ chân dung VHDN của tổ chức.
Mỗi mô hình đều có cái hay và hạn chế riêng. Và cả hai mô hình này đều phụ thuộc vào chất lượng & phong cách quản trị của lãnh đạo đứng đầu. Phong cách lãnh đạo càng rõ nét, VHDN càng có bản sắc riêng. Hay hay dở, hiệu quả mức độ nào đến tổ chức chưa bản đến, nhưng có bản sắc riêng. Nói đến văn hoá tổ chức, cũng như cá nhân lãnh đạo, cần rõ bản sắc.
LÃNH ĐẠO KỶ LUẬT
* Bám chặt vào mục tiêu của tổ chức, áp dụng kỷ luật để đạt được mục tiêu này.
* Đề cao kỷ luật cứng nhắc có thể hạn chế phát triển tính sáng tạo cá nhân tài năng.
* Phù hợp tổ chức đa dạng , phức tạp nhân sự, nhiều phe phái
* Ví dụ: Alex Ferguson, Jose Mourinho, Jack Welch (GE)
LÃNH ĐẠO ĐỘC TÀI
* Cá tính mạnh, khát khao hiện thực hoá mục tiêu bằng mọi giá
* Có xu hướng áp đặt cái tôi cá nhân lên văn hoá của tổ chức
* Phù hợp tổ chức cần giải pháp mạnh, có sức mạnh áp đặt để nhanh chóng đạt mục tiêu
* Ví dụ: Lee Lacocca (Chrysler), Julio Caesar (Roman Republic)
LÃNH ĐẠO DẪN DẮT
* Cá tính mạnh mẽ nhưng có năng lực tiết chế để có phong cách phù hợp theo bối cảnh
* Cân bằng xuất sắc giữa việc nuôi dưỡng giá trị VHDN của tổ chức & phát huy cá tính riêng của từng cá nhân nhân sự.
* Phù hợp để thu phục nhân tài tụ nghĩa
* Ví dụ: Carlo Ancelotti (Ac Milan), Florentino Perez (Real Madrid), Darwin Smith (Kimberly-Clark),
LÃNH ĐẠO DÂN CHỦ
* Sẵn sàng lắng nghe & bản năng con người có sự thấu cảm với nhân viên.
* Quá dân chủ nên có thể gặp khó khăn khi tổ chức cần quyết liệt và thay đổi
* Phù hợp với tổ chức có nhân sự trình độ & ý thức tự giác, tự kiểm soát cao.
* Ví dụ điển hình: Ole Solskjaer (Manchester United)
Ghi chú
Ví dụ các cá nhân hình mẫu lãnh đạo ở trên được lấy từ các cuốn sách kinh doanh có đề cập đến vai trò leadership (Good to great, Quiet leadership, Leading, The Founder, Real Madrid way).
* Một người có thể mang nhiều hơn một phong cách lãnh đạo?
Một số lãnh đạo có thể rơi vào hai hình mẫu lãnh đạo khác nhau nhưng không loại trừ nhau. Ví dụ ở ông Alex Ferguson vừa là hình mẫu lãnh đạo Kỷ Luật vừa là hình mẫu lãnh đạo Dẫn Dắt. Nếu ai đã từng theo dõi cuộc đời sự nghiệp của Sir Alex sẽ thấy rõ điều này. Hai hình mẫu Kỷ Luật và Dẫn Dắt không loại trừ nhau mà được thể hiện một số giá trị ở cấp độ cao hơn thôi. Nhưng một người không thể vừa là hình mẫu Độc Tài vừa hình mẫu Dân Chủ được.
* Phong cách lãnh đạo khác với sự linh hoạt trong trong ứng xử & hành vi
Cho dù một người Độc Tài ông ta cũng có lúc nào đó, với ngữ cảnh nào đó có cách cư xử dân chủ, lúc khác lại có thái độ vĩ hoà duy quý. Nhưng tổng thể chung ông ta là hình mẫu Độc Tài. Không nên nhầm lẫn phong cách (thể hiện thường xuyên) với sự linh hoạt về ứng xử và hành vi.
* Phong cách lãnh đạo khác với hình mẫu thương hiệu thế nào?
Phong cách lãnh đạo khác với hình mẫu thương hiệu (Brand archetype) trong xây dựng thương hiệu. Hình mẫu nhà lãnh đạo xây dựng cho cá nhân và có tính chất hướng nội. Hình mẫu thương hiệu cho tổ chức và có tính chất hướng ngoại nhiều hơn.
CÁC MÔ HÌNH QUẢN TRỊ ỨNG DỤNG TẠO HIỆU QUẢ TẠI SNG GROUP
SNG Group họp mặt kết nối giao thương và mừng ngày Quốc tế Phụ nữ Việt Nam 8/3
Thiền định trong vai trò làm mẹ
Cách pha các loại nước chấm chay