PHẬT GIÁO VIỆT NAM LUÔN HỘ QUỐC AN DÂN VÀ ĐỒNG HÀNH CÙNG DÂN TỘC
Đức Phật là đấng Từ Phụ nên chúng ta đều tỏ lòng kính mộ. Để ứng dụng tâm niệm kính mộ trong việc tu tập hành trì đạo pháp, người con Phật cần am tường năm điều khác thường ở Đức Phật để sớm viên mãn đạo hạnh, noi gương đấng Từ Phụ.
Hàng năm đến ngày Phật Đản, tất cả những người con Phật từ xuất gia đến tại gia, thiện nam tín nữ đều hoan hỷ mừng ngày đản sinh của bậc cứu thế độ nhân, vạch chỉ cho người thế gian con đường thoát khổ. Khắp nơi đều tổ chức lễ Phật để tưởng niệm đến công đức Đức Phật. Đó là ngày rằm tháng 4 âm lịch.
Đức Phật là đấng Từ Phụ nên các con đều tỏ lòng kính mộ. Để ứng dụng tâm niệm kính mộ trong việc tu tập hành trì đạo pháp, người con Phật cần am tường năm điều khác thường ở Đức Phật để sớm viên mãn đạo hạnh, noi gương đấng Từ Phụ. Năm điều khác thường này gồm có:
– Có hành động khác thường: Dám bỏ tất cả.
– Có nhãn quan khác thường: Không tin ở Thượng Đế mà chỉ tin ở con người.
– Có tình thương khác thường: Thương khắp cả muôn loài.
– Có nhận thức khác thường: Thấy cái Ta không thực.
– Có sự sáng suốt khác thường: Vượt không gian và thời gian.
Hành động khác thường: Dám bỏ tất cả
Dám bỏ Tất Cả là hành động khác thường của Đức Phật. Ai cũng biết Đức Thích Ca là Thái tử của Tịnh Phạn Vương đã bỏ cả triều đình ngôi báu, bỏ cả vợ đẹp con ngoan để đi tìm Đạo cứu khổ chúng sanh. Thường tình, rời khỏi tay mình một phần tài sản tiền bạc, quyền thế chức vị là một việc nuối tiếc khó thực hiện một cách tự nguyện đối với tâm phàm nhân thế gian. Người tu đạo noi gương Đức Phật thực tập tâm Xả, một trong Tứ vô lượng tâm gồm có Từ, Bi, Hỷ và Xả để tiến tới Tịch diệt Giải thoát.
Nhãn quan khác thường: Chỉ tin ở con người
Đạo Phật chỉ tin ở con người, vốn có sẵn chân tâm thanh tịnh thường gọi là Phật tâm hay Phật tánh. Vạn pháp duy Tâm, tất cả mọi sự vui buồn sướng khổ đều do chính con người tự định đoạt, không do Thượng Đế hay một đấng thần linh nào quyết định an bài sẵn cho con người. Nói cách khác, con người tự định lấy phận mình, không phải tuân theo một mệnh lệnh của Thượng Đế toàn năng hay một vị thần linh siêu nhân nào.
Đạo Phật duy tâm mà không duy thần như nhiều tôn giáo khác, cũng như đạo Phật trọng thực chứng mà không duy vật như có lập luận đã ngộ nhận. Có thể nói là đạo Phật duy nhân, chính đây là tính nhân bản rõ ràng trong giáo lý Giải thoát khi nêu lên Tự giác giác tha, Tự độ độ tha. Đây cũng là nền tảng của lý Nhân Quả và Luân Hồi Nghiệp Báo.
Tình thường khác thường: Thương khắp muôn loàiĐạo Phật là đạo Từ Bi vì Đức Phật có tình thương khác thường, thương không riêng gì loài người từ thân quyến đến người dưng mà thương khắp cả muôn loài chúng sanh như cầm thú, sâu bọ. Tất cả đều giống nhau, chung một bản thể như nhau. Đây là mầm móng nảy sinh ra tâm từ bi, tâm Bình, tâm Thanh Tịnh. Thông thường người thế gian chỉ thương trong giới hạn thu hẹp gia đình thân quyến hay bạn bè, còn người dưng nước lã thì không thương hoặc thương rất ít, đừng nói gì đến muôn loài.
Nhận thức khác thường: Thấy cái Ta không thực
Đây là dấu chứng then chốt của giáo lý đạo Phật: Vạn pháp đều không có Tự Ngã, không có cái Ta. Tất cả đều do duyên sanh mà hiển lộ thành Sắc, đến khi duyên tán thì thành Không. Đây là nền tảng của lý Vô Thường, lý Vô Ngã. Người tu Phật chưa lý giải được sự nhận thức khác thường này thì chưa chứng ngộ được đạo pháp, chưa đạt được tâm Thanh Tịnh Tịch Diệt.
Sự sáng suốt khác thường: Vượt không gian và thời gian
Đây là sự giác trí viên mãn của Đức Phật, thông suốt chân lý ở đâu và bao giờ cũng đúng, từ ngữ Phật học gọi là Chân Đế, tạm hiểu như chân lý tuyệt đối, ví dụ con người có sinh ắt có tử, không ai thoát được cái chết khi mãn kiếp sống ở thế gian. Chân Đế khác với Tục Đế, tạm hiểu như chân lý tương đối, ví dụ như giàu thì sướng, nghèo thì khổ, điều này không phải là Chân Đế vì lý do không đúng trong tất cả mọi trường hợp.
Kết luận.
Tin lời cha dạy, Hiểu lời cha dạy chưa đủ, cần phải làm theo thời cha dạy. Nghiệm thấy mình làm đúng lời cha dạy mới là đầy đủ phận sự làm con tỏ lòng kính mộ và biết ơn cha. Người con Phật có hiếu luôn luôn tâm niệm như vậy.
Bảo Thông
PHẬT GIÁO VIỆT NAM LUÔN HỘ QUỐC AN DÂN VÀ ĐỒNG HÀNH CÙNG DÂN TỘC
Kiên Giang: Phiên trù bị Đại hội Đại biểu Hội Đoàn kết Sư sãi yêu nước tỉnh lần thứ VIII
Huế: Sẽ thành lập Ban Trị sự GHPGVN 2 quận mới Phú Xuân và Thuận Hóa trong năm 2025
Tiền Giang: Ban Trị sự Phật giáo TX.Cai Lậy tổ chức Hội nghị Tổng kết Phật sự năm 2024