Chủ Nhật, 03/12/2023, 14:54 (GMT +7)
| Hà Nội,

Tu là chuyển nghiệp (Phần 1)

Achuyenphatgiaoorgvn 2138
Phật học nói đến Tam Nghiệp gồm có Thân Nghiệp, Khẩu Nghiệp và Ý Nghiệp. Phật học cũng nói đến Nghiệp Nhân và Nghiệp Quả, nói tắt là Nhân và Quả.
Tội nghiệp! Quả báo hay Nghiệp báo là những tiếng ghép đôi dân gian thường dùng khi tỏ ý sót thương một người khổ não hay tỏ ý đáng tiếc một việc không hay đã xảy ra. Phật học nói đến Tam Nghiệp gồm có Thân Nghiệp, Khẩu Nghiệp và Ý Nghiệp. Phật học cũng nói đến Nghiệp Nhân và Nghiệp Quả, nói tắt là Nhân và Quả.

1. Tam nghiệp và phân biệt nhân với quả

Theo từ ngữ, tiếng đơn NGHIỆP (tiếng Sanskrit: Karma) có nội dung diễn tả một việc làm, một sự kiện do một vai trò thực hiện: Do Thân đảm trách gọi là Thân Nghiệp, do Miệng đảm trách gọi là Khẩu Nghiệp, do Óc đảm trách gọi là Ý Nghiệp. Nói đến Tam Nghiệp là có hàm ý chú trọng đến vai trò diễn xuất. Nói cách khác, Tam Nghiệp trình bày sự xếp loại Nghiệp trong Phật học lấy vai trò thực hiện làm tiêu chuẩn phân biệt.

Chuyển nghiệp – Thỏa hiệp với nghiệp

Ảnh minh họa.Sự phân biệt Nghiệp Nhân với Nghiệp Quả khó nhận ra, không dễ dàng như trường hợp Tam Nghiệp Thân, Khẩu và Ý. Theo từ ngữ nhân có nghĩa cụ thể là hạt giống, nghĩa trừu tượng là nguyên do, lý do chính tạo nên một sự kiện như gieo hạt giống xuống đất sẽ mọc lên cây có trái. Qủa có nghĩa cụ thể là trái cây, nghĩa trừu tượng là kết cuộc một sự kiện như trồng cây để lấy trái. Không ai có sự nhầm lẫn Nhân với Quả theo nghĩa cụ thể trong thực vật học như nhầm tưởng hạt cam là trái cam. Sự nhầm lẫn chỉ có và dễ mắc phải khi nói đến Nghiệp Nhân và Nghiệp Quả trong Phật học. Sự phân biệt Nhân với Quả đã tùy thuộc vào sự quán chiếu, sự soi tỏ và phân tách một sự kiện, nói cách khác là tùy thuộc vào cách nhìn của người quan sát. Nói đại cương có hai quan niệm căn bản như sau:

Quan niệm sự kiện trong thời gian và không gian

Trong sinh hoạt thực tế hàng ngày, một sự kiện xây ra, một hành động có con người thực hiện bao giờ cũng xảy ra trong một bối cảnh thời gian và không gian. Thân nghiệp, Khẩu nghiệp và Ý nghiệp đều thành tựu ở một thời điểm và một địa điểm nào đó. Con người cũng như vạn vật không thể sinh hoạt ở ngoài phạm trù của thời gian và không gian. Đây là một sự thật hiển nhiên ai cũng nhận thấy.

Theo cách quan niệm thứ nhất, Nhân và Quả là hai sự kiện khác nhau thể hiện ở hai thời điểm và hai địa điểm khác nhau. Vai trò diễn xuất có khi là một người: Chăm chỉ làm việc thì dễ thành đạt khá giả, lười biếng ham chơi thì sẽ phiền muộn nghèo khó. Có trường hợp vai trò diễn xuất là hai người sống cách nhau cả thế hệ: cha mẹ hiền lành để phúc cho con, đời cha ăn mặn đời con khát nước.

Đây là cách quán niệm sự kiện của người mang tâm thế gian, nhìn vào sinh hoạt nhân sinh với con mắt thế gian để nhận thức lý Nhân Quả: Nghiệp Nhân và Nghiệp Quả là Hai, không phải Một.

HỖ TRỢ CHÚNG TÔI

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Hỗ trợ duy trì Cổng thông tin Phật giáo Việt Nam)

“Chúng tôi tin rằng sự tài trợ của các bạn không chỉ giúp chúng tôi làm tốt phận sự của mình mà còn gia tăng mãnh liệt năng lượng sự thiện tâm của chính bạn tới cộng đồng”.

Nguồn:https://phatgiao.org.vn/

Chia sẻ:
Facebook
Twitter
WhatsApp
Email
Print

Bình Luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

TÌM KIẾM

Ads 300x250