Kiên Giang: Khảo hạch giới tử tại Đại giới đàn Giác Phước PL.2568 – DL.2024
Từ khi Đức Phật còn tại thế, trên con đường hóa đạo, Ngài đã từng độ cho những doanh nhân, người hiền triết. Họ đã giác ngộ, quy y và trở thành những vị Phật, Bồ tát, mang tâm lực, vật lực cống hiến cho đạo pháp. Điển hình như ngài Cấp Cô Độc. Trong suốt mấy ngàn năm tồn tại, ánh sáng của đạo pháp đã soi sáng cho biết bao doanh nhân Phật tử như vậy, để họ trở thành những doanh nhân tỉnh thức không chỉ biết làm ra của cải vật chất bằng con đường chánh đạo, mà còn biết phụng sự, biết cho đi và có an lạc, hạnh phúc từ chính sự cho đi ấy…
Một buổi sáng đầu tháng 3 năm 2024, chúng tôi đại diện cho Ban Biên tập trang TTĐT – Ấn phẩm Phật Giáo&Doanh Nhân (PG&DN) tới thăm công ty sách Thái Hà Books tại phường Phúc Diễn, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội. Do đã hẹn trước nên chúng tôi được anh Nguyễn Mạnh Hùng, người sáng lập kiêm Chủ tịch HĐQT, một doanh nhân Phật tử thuần thành hoan hỷ tiếp đón.
Cuộc trò chuyện cởi mở, thú vị giữa chúng tôi và anh trong khoảng thời gian hơn hai giờ đồng hồ, thắm tình pháp lữ của những người con Phật đã để lại trong tôi thật nhiều cảm xúc về một người doanh nhân Phật tử thuần thành mang trong mình một sứ mệnh cao cả – lan truyền tri thức, dấn thân vì cộng đồng.
PG&VD: Thưa anh Nguyễn Mạnh Hùng! Anh là một doanh nhân rất thành đạt, và điều quan trọng hơn, anh là một doanh nhân – trí thức có giác ngộ Phật pháp, điều này thật sự hiếm hoi trong cuộc đời này. Anh có thể hoan hỷ cho độc giả PG&DN biết về thời thơ ấu của mình và con đường giác ngộ để trở thành Nguyễn Mạnh Hùng truyền cảm hứng ngày hôm nay?
TS Nguyễn Mạnh Hùng: Tôi sinh ra và lớn lên tại một miền quê nghèo của tỉnh Thái Bình. Tôi nhớ mãi một câu nói “Chúng ta không thể chọn nơi sinh ra, nhưng có thể chọn nơi để sống”. Tôi đã không được chọn nơi sinh ra. Cũng chính vì quê tôi nghèo như vậy nên bản thân tôi luôn cố gắng nỗ lực phấn đấu học tập thật tốt từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Sinh ra và lớn lên ở vùng nông thôn vào thập niên sáu, bảy mươi của thế kỷ hai mươi, khi đất nước còn đang trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, nên để tiếp cận với kiến thức xã hội rất khó khăn. Nhưng có lẽ tôi là người may mắn, tôi đã gặp được một người thầy mà tôi vô cùng kính quý: thầy Liễn. Thầy đã tận tâm dìu dắt, chỉ bảo tôi, truyền dạy bằng toàn bộ tâm lực, trí tuệ, thổi vào trong tôi một ngọn lửa đam mê, nhiệt huyết. Tôi đã lĩnh hội ngọn lửa ấy và áp dụng vào học tập, nghiên cứu, cuộc sống kinh doanh phụng sự cho đến ngày hôm nay, và tôi cũng đang lan tỏa, trao truyền nó như tôi đã được nhận. Có lẽ, cũng chính từ nguồn gốc xuất thân và hành trình tìm kiếm tri thức của mình mà mầm thiện trong tôi được thức tỉnh, nảy nở. Tôi có thể nói rằng: hạt giống Phật trong tâm mỗi con người có sẵn, tôi chỉ may mắn là người được đánh thức cho nó tỉnh ngộ đúng lúc mà thôi.
PG&VD: Thưa anh! Qua thời gian tu tập và thực hành theo giáo lý nhà Phật anh đã gặt hái được những gì? và cảm nhận những giá trị lợi lạc của Phật giáo mang lại cho một doanh nhân như anh?
TS Nguyễn Mạnh Hùng: Tôi là người sống có trách nhiệm với bản thân, với cộng đồng, khi đã làm điều gì thì sẽ tìm hiểu kỹ, thấu đáo, thực hiện kiên quyết, đến cùng và bằng hết khả năng mình có. Bản thân đã từng đi học, đi làm, công tác, rồi đi nghiên cứu thị trường ở hơn 40 quốc gia trên thế giới, tôi cũng đã có cơ hội tiếp cận các nền văn hóa, trong đó có các tôn giáo, đã từng đi lễ nhà thờ, nghiên cứu Kinh Thánh như một người Thiên Chúa giáo. Tôi cũng đã từng nghi ngờ đạo Phật không phải dành cho mình, cho giới trẻ, trí thức và doanh nhân, không mang lại sự an lạc trong hiện tiền.
Nhưng tôi là người có phước lớn khi năm 2005 tôi có duyên lành được tặng một đĩa pháp thoại của thiền sư Thích Nhất Hạnh. Tôi đã nghe và ở đó thầy đã giảng về thực tại hiện tiền, về lối sống để có hạnh phúc ngay bây giờ và ở đây. Tôi như bừng tỉnh và tu tập rốt ráo từ đó.
Là một người thích nghiên cứu, khám phá, tìm tòi, tôi nhìn nhận vấn đề theo triết lý logic, khoa học, thực tế. Ngày tôi được biết đến, được học và hành theo giáo lý nhà Phật là ngày tôi được tiếp cận với ánh sáng của niềm tin, như một chân lý của hạnh phúc. Tôi như tái sinh, như được sinh ra lần thứ 2. Còn đạo Phật mang lại cho tôi những gì ư? Là tất cả: hướng đi, niềm tin, ánh sáng, hạnh phúc khi tôi thực sự có hạnh phúc và an vui ngay bây giờ ở đây. Tôi biết rõ mình từ đâu đến, đến cuộc đời này làm gì và khi tắt thở, chấm dứt sinh mạng này sẽ đi về đâu.
PG&VD: : Triết lý kinh doanh của anh?
TS Nguyễn Mạnh Hùng: Tôi có được ngày hôm nay là nhờ sự may mắn. Tôi hay tâm sự thật tâm rằng đời cho mình quá nhiều mà mình chưa làm được gì để trả ơn đời. Cứ mỗi ngày khi thức giấc là tôi lại thực hành thiền biết ơn và thiền cười. Cũng có thể là tôi đã nỗ lực hết mình trong học tập và kinh doanh nên đạt được một số thành quả nhất định, dù ở nước ngoài xưa kia, hay khi làm việc tại tập đoàn FPT trong 12 năm hoặc tại công ty sách Thái Hà ngày nay. Là người con Phật, thấu hiểu sự vô thường của kiếp nhân sinh, nên tôi luôn nhắc mình chánh niệm trong từng sát na, tự tạo hạnh phúc cho mình và cho người trong từng giây phút: ở ngay đây và bây giờ. Cho nên, triết lý kinh doanh của tôi, cũng dựa trên tinh thần của Phật giáo, là “mang hạnh phúc cho chính mình và mọi đối tác ở ngay đây và bây giờ”. Cái gì mang lại hạnh phúc cho mình và cho người là tôi làm: mình nhất định hạnh phúc khi làm bất cứ việc gì, tất cả những ai có duyên cùng làm việc với mình cũng phải có hạnh phúc. Tôi lan tỏa tinh thần “Thái Hà Books – Công ty hạnh phúc – happy home” trước hết cho đội ngũ trong công ty. Các bạn đồng nghiệp trong cơ quan cũng như các đối tác, bạn đọc khi đến với Thái Hà Books phải tự thấy và tự cảm nhận được hạnh phúc trong mỗi phút giây, trong từng việc làm. Trong không gian
TS Nguyễn Mạnh Hùng: của công ty luôn có những thông điệp tích cực bằng ngôn ngữ và hình ảnh, để mỗi thành viên cảm nhận được mình đang sống và làm việc trong môi trường hạnh phúc, rằng tất cả đang đi làm từ thiện mà lại được nhận lương. Khi hạnh phúc ai cũng thích đến cơ quan, ai cũng sáng tạo và hoàn toàn chủ động trong công việc. Mà triết lý Phật giáo trong slogan của công ty “Phụng sự để dẫn đầu – Serve to lead” đã ngấm sâu, thấm sâu vào từng bạn. Thành công tự đến thôi, không cần phải lo lắng gì cả. Hạnh phúc lắm ạ!
PG&VD: Cuốn sách mà anh tâm đắc nhất?
TS Nguyễn Mạnh Hùng: Theo tôi mọi cuốn sách đều hay, mỗi trang sách có giá trị riêng. Với tôi thì sách hay là sau khi đọc ngoài việc tiếp nhận một lượng kiến thức nhất định mình cảm thấy hạnh phúc và mình mang ứng dụng được vào cuộc sống và công việc thường ngày. Mỗi một cuốn sách đều có giá trị riêng, nhưng nếu chọn một cuốn sách tôi yêu thích nhất thì là cuốn “Think and grow rich – 13 nguyên tắc nghĩ giàu làm giàu”. Cuốn sách này đã xuất bản hơn 60 triệu bản với gần 100 ngôn ngữ. Tôi đã đọc hơn 20 lần cả bản tiếng Anh và tiếng Việt mà lần nào tôi cũng thấy hay, cũng tìm ra những cái mới và bổ ích. Tuy nhiên trên bàn làm việc của tôi ở bất cứ nơi nào luôn có bộ Kinh Phật Nikaya và A Hàm. Tôi bắt đầu đọc từ năm 2008 đã tìm ra biết bao điều thú vị, đã luôn có hỷ lạc, pháp lạc khi đọc Kinh. Tôi đọc cả 5 bộ Kinh Nikaya gồm Trường bộ, Trung bộ, Tương ưng bộ, Tăng chi bộ và Tiểu bộ nhiều lần. Tôi đã gieo duyên chắc quãng hơn 200 bộ đến những ai và những nơi nào đủ duyên. Chúng tôi cũng đã ấn tống và cúng dường rất nhiều kinh Phật, trong đó có Kinh Pháp Cú bỏ túi và đang chuẩn bị xuất bản “Khoá tụng thống nhất” chỉ với mong muốn lan tỏa Chánh Pháp, mang những giá trị tốt đẹp của Phật giáo đến thật nhiều người. Vấn đề là nếu áp dụng triết lý đạo Phật vào kinh doanh thì rất thành công và thành công bền vững, thành công trong hạnh phúc và an vui.
PG&VD: Thưa anh! Nếu như vậy anh là người giàu, rất giàu, ở đây tôi muốn nói là kho tàng tri thức mà anh đang có. Anh đã lan tỏa đến lớp trẻ trong xã hội những tri thức của anh như thế nào?
TS Nguyễn Mạnh Hùng: Tôi không biết là mình có “ giàu” như anh nói hay không. Nhưng tôi biết mình rất “giàu có” chứ không phải “giàu sang”. Tôi có rất nhiều sách, cả những cuốn từ thế kỷ thứ XVI, XVII,… Tôi giàu có tình yêu thương, sự sẻ chia. Tôi giàu có tình thầy trò, đạo hữu, huynh đệ. Và tôi giàu có hạnh phúc từ trong tâm mình, không phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh bên ngoài. “Tôi muốn chia sẻ tất cả những gì mình có để xã hội ngày một tốt lên”. Tôi luôn tận dụng cơ hội để được cho đi, được chia sẻ vật chất, tri thức và tinh thần. Chúng tôi đã triển khai mô hình ATM dưới nhiều hình thức: ATM gạo và ATM sách vào thời kỳ dịch bệnh, ATM giếng nước, ATM cây gậy trắng, ATM cơm chay, ATM tủ sách và ATM sự tử tế… Tôi cũng cố gắng chia sẻ tri thức mình có được thông qua các bài giảng, và thông qua sách. Thái Hà Books chính là cánh cửa để tôi chia sẻ tri thức với cộng đồng và xã hội. Chúng tôi đã tặng rất nhiều sách. Hiện tại chúng tôi đang triển khai chương trình “tặng sách cho các bố, mẹ ở nông thôn có con dưới 6 tuổi”… Đối với giới trẻ, tôi có thể có những buổi nói chuyện chia sẻ với các bạn trẻ, học sinh, sinh viên cả ngày không thấy mệt. Ở đó, tôi nói với các bạn về hành trình để đi đến thành công, và quan trọng hơn, làm sao để thành công mà hạnh phúc. Những chia sẻ như vậy, ở một mức độ nào đó, sẽ giúp các bạn trẻ thành công và thành công bền vững. Và thành công của người, cũng chính là thành công của mình, chính là “chia sẻ thành công để thành công hơn”
PG&VD: Vâng thưa anh, nhìn cách anh chia sẻ và những gì anh chia sẻ, có thể nói, anh là một doanh nhân – Phật tử dấn thân vì cộng đồng, hầu hết mọi hoạt động của anh đều hướng tới cộng đồng. Vậy, theo anh, trong thời đại ngày nay chúng ta cần chung tay hành động như thế nào vì cộng đồng xã hội?
TS Nguyễn Mạnh Hùng: Tôi có làm được gì mấy đâu anh! Thật sự khi gặp nhiều bậc thầy hoặc những tấm lòng lớn ngoài xã hội, tôi luôn thấy mình nhỏ bé vô cùng. Ngoài kia mới có biết bao con người vĩ đại, khiêm cung, âm thầm và làm bao việc lớn. Tuy nhiên tôi luôn tâm niệm “mình không làm được việc lớn thì làm những việc nhỏ nhưng với trái tim lớn”. Hơn nữa, tôi hay rủ rê bạn bè, người thân và các học trò cùng làm theo phương châm “Việc nhỏ đến mấy mà thật nhiều người làm thì thành việc lớn. Việc lớn đến mấy mà thật đông người chung tâm thì thành việc nhỏ”. Lao động, sáng tạo, hết mình phụng sự cho xã hội trên tinh thần của người con Phật để trả ơn là tâm niệm đơn giản và nhỏ bé của tôi. Mình có chút thành công thì nên chia sẻ cho cộng đồng bằng nhiều hình thức khác nhau. Doanh nhân là lực lượng có ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển của toàn xã hội. Doanh nhân thành công, chia sẻ sự thành công của mình bằng trí lực và vật lực, sẽ giúp nhiều người tốt hơn, xã hội sẽ thịnh vượng hơn. Một doanh nhân Phật tử có lối sống tu tập thiện lành, chia sẻ thì sẽ có nhiều người được hưởng niềm an lạc. Vậy nên, chúng ta hãy cùng nhau ứng dụng những lời Phật dạy, thực hành Chánh Pháp để xây dựng cộng đồng hòa ái và phồn thịnh. Và tôi muốn anh nhớ giúp và chia sẻ giúp 5 đặc điểm của đạo Phật là: “Thiết thực hiện tại; Đến để mà thấy; Không có thời gian; Có tính hướng thượng; Cho người trí tự mình giác hiểu.” Quan trọng vô cùng đó anh ạ.
PG&VD: Xin chân thành cảm ơn anh đã dành thời gian gặp gỡ và chia sẻ những suy nghĩ của mình, xin cảm ơn buổi gặp mặt ý nghĩa này. Chúc anh có nhiều sức khỏe và thành công hơn nữa, để chia sẻ và chung tay xây dựng một xã hội thịnh vượng và hạnh phúc. Chúc Thái Hà Books luôn là một công ty đi đầu trong lan tỏa tri thức đến cộng đồng. Mong anh luôn đồng hành cùng PG&DN.
Kiên Giang: Khảo hạch giới tử tại Đại giới đàn Giác Phước PL.2568 – DL.2024
Ban Trị sự TP.Hà Nội và Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn tổ chức tọa đàm tại chùa Bằng
Học viện PGVN tại Hà Nội kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11
Văn phòng Hội đồng Chứng minh thông báo về việc cấp phát học bổng Đức Nhuận (toàn phần) năm 2024
Ninh Bình: Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia tưởng niệm nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông