Thứ tư, 04/12/2024 22:00:16 (UTC+7) 5

Tiền Giang: Hòa thượng Thích Thiện Thống chia sẻ tại khóa Kiết Đông lần 2

Như Tùng - Trung Thượng

Đoàn kết hòa hợp để tu học và làm việc cũng được xem là nghệ thuật chung sống của người đệ tử Đức Phật. Qua đó bảo vệ tính nghiêm minh của Giáo hội và làm tăng trưởng niềm tin đối với Phật tử và những người yêu mến Phật pháp. Để có được điều này đòi hỏi mỗi thành viên trong Tăng đoàn phải nghiêm chỉnh chấp hành Giới luật Đức Phật chế định. Khéo biết vận dụng hai pháp Thắng nghĩa đế và Đệ nhất nghĩa đế (Chân đế và Tục đế) trong các ứng xử của cuộc sống thường ngày.

Tiền Giang: Hòa thượng Thích Thiện Thống chia sẻ tại khóa Kiết Đông lần 2

Nhận lời thỉnh cầu của Ban Tổ chức khóa huân tu Kiết Đông lần 2 tại tỉnh Tiền Giang, sáng ngày 02/12/2024, Hòa thượng Thích Thiện Thống – Phó Chủ tịch HĐTS, Phó trưởng Ban kiêm Chánh Thư ký Ban Tăng sự Trung ương GHPGVN đã quang lâm về chùa Vĩnh Tràng để thuyết trình đề tài “Quy chế hoạt động Ban Tăng sự Trung ương GHPGVN” đến với chư Tăng Ni hành giả tham dự khóa tu.

Khóa huân tu Kiết Đông lần thứ 2 (năm 2024) do BTS GHPGVN tỉnh Tiền Giang tổ chức tại chùa Vĩnh Tràng (ấp Mỹ An, xã Mỹ Phong, TP.Mỹ Tho) từ ngày 01 đến ngày 10/11 năm Giáp Thìn, có 115 chư Tôn đức là Thành viên BTS GHPGVN tỉnh, BTS GHPGVN các huyện thị thành trong tỉnh và một số chư Tăng Ni tùng duyên tham dự. Với mục địch trang bị thêm cho chư hành giả kiến thức hành chánh Giáo hội và tăng trưởng nội lực tu tập.

Chia sẻ tại khóa Huân tu, Hòa thượng Thích Thiện Thống cho rằng Giới luật là điều kiện tiên quyết để Tăng đoàn tồn tại và phát triển. Tinh thần đoàn kết hòa hợp là chất liệu để tập thể phát triển vững mạnh. Điều này Hòa thượng cho rằng Phật giáo Tiền Giang làm rất tốt.

Đoàn kết hòa hợp để tu học và làm việc cũng được xem là nghệ thuật chung sống của người đệ tử Đức Phật. Qua đó bảo vệ tính nghiêm minh của Giáo hội và làm tăng trưởng niềm tin đối với Phật tử và những người yêu mến Phật pháp. Để có được điều này đòi hỏi mỗi thành viên trong Tăng đoàn phải nghiêm chỉnh chấp hành Giới luật Đức Phật chế định. Khéo biết vận dụng hai pháp Thắng nghĩa đế và Đệ nhất nghĩa đế (Chân đế và Tục đế) trong các ứng xử của cuộc sống thường ngày.

Nói về các công tác Tăng sự, Hòa thượng cho rằng để Tăng đoàn phát triển ổn định điều trước tiên là chúng ta phải quan tâm đúng mức khi chọn người vào đạo. Chú trọng việc tiếp người vào đạo, sàng lọc những người “tặc tâm xuất gia”.

Hòa thượng cũng chia sẻ về khía cạnh của người làm Thầy tế độ. Trong Luật đức Phật dạy và Hiến chương của GHPGVN cũng có quy định các điều kiện để một vị Tỳ kheo, Tỳ kheo ni được tiếp nhận đệ tử.

Ngày nay ở một vài nơi có sự uyển chuyển, tuy nhiên phải được đại Tăng yết ma cho phép mới được độ đệ tử.

Người độ để tử phải có sự hiểu biết rạch ròi về Giới luật và Giáo lý Đức Phật, có kiến thức về Pháp luật nhà nước hiện hành và kiến thức tổng quát của xã hội. Phải có trình độ để đoạn trừ nghi hoặc cho các đệ tử. Nếu không như vậy mà độ đệ tử sẽ tạo ra nhiều hệ lụy cho Giáo hội và Tăng đoàn. Không giữ vững được 7 pháp Bất thoái của Phật dạy trong Tăng. Theo Hòa thượng, mỗi vị tỳ kheo nên mỗi năm chỉ được nhận một đệ tử, không nên nhận quá nhiều mà không dạy dỗ đúng mức.

Hòa thượng cũng chia sẻ một số điểm cần lưu ý trong việc tổ chức An cư, việc chư Ni phải mỗi nửa tháng cầu giáo giới với đại Tăng. Việc Bố tát định kỳ, kết giới trường, việc cho người thọ giới và truyền giới, phương pháp làm các pháp Yết ma,

Cuối buổi thuyết trình, Hòa thượng dành thời gian để chư Tôn đức Tăng Ni đặt câu hỏi cầu kiến giải về lĩnh vực Tăng sự, qua đó chư Tăng Ni có thể tìm ra được những giải pháp thiết thực cho công tác Tăng sự tại tỉnh nhà.

Thay mặt Ban Tổ chức, Thượng tọa Thích Nhuận Đức – Phó trưởng BTS kiêm Phó trưởng Ban Tăng sự GHPGVN tỉnh Tiền Giang dâng lời cảm niệm công đức và chúc nguyện sức khỏe an lành đến Hòa thượng Phó Chủ tịch HĐTS, Phó trưởng Ban kiêm Chánh Thư ký ban Tăng sự Trung ương GHPGVN đã lân mẫn quang lâm chia sẻ tại khóa Huân tu Kiết đông lần 2.

Như Tùng – Trung Thượng

XEM NHIỀU

04/12/2024 18:43:38

HOẰNG DƯƠNG TƯ TƯỞNG PHẬT HOÀNG TRẦN NHÂN TÔNG VÀO ĐỜI SỐNG

Trong suốt chiều dài lịch sử của chế độ phong kiến Việt Nam, hiếm có vị vua nào lãnh đạo đất nước, chống giặc ngoại xâm mà để lại một di sản văn hoá lớn như Đức vua Trần Nhân Tông. Ngài là một vị vua đặc biệt, để lại cho chúng ta rất...
03/12/2024 15:06:19

Logo chính thức của Đại lễ Phật đản Vesak Liên Hợp Quốc 2025

Được biết, Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025 sẽ diễn ra từ ngày 6 đến 9/5/2025. Đây là lần thứ tư Việt Nam đăng cai Vesak và lần đầu tiên tổ chức tại TP.HCM, đánh dấu cột mốc đặc biệt khi đất nước kỷ niệm 50 năm thống nhất. Logo mới không...