Chủ Nhật, 03/12/2023, 15:30 (GMT +7)
| Hà Nội,

Thực hư ngôi chùa “nhốt trùng” lớn nhất Việt Nam?

Ngôi Chùa Cổ Kính Dưới Chân Núi, Trong Những Hàng Cây đại Thụ Mát Rượi. (Ảnh Minh Họa).
Chùa Hàm Long (Bắc Ninh) được dân gian cho là nơi có khả năng “nhốt trùng” vì ngôi chùa là nơi tu tập của Hòa thượng Trịnh Thập, pháp danh là Như Trừng Lân Giác. Sinh thời, thấy chúng sinh quá lo sợ vì những cái chết liên tục trong gia đình, dòng họ mà nay gọi là “trùng tang”, ngài đã tạo ra kinh “Thập nguyện cứu sinh” và bộ ván in khắc phù giải, giúp cho những vong hồn được siêu linh…

Ngôi chùa cổ kính dưới chân núi, trong những hàng cây đại thụ mát rượi. (Ảnh minh họa).Ngôi chùa cổ kính dưới chân núi, trong những hàng cây đại thụ mát rượi. 

“Nhốt” vong – việc chẳng đặng đừng

Có chiều dài lịch sử lên đến gần nghìn năm tuổi, song chùa Hàm Long lại được người đời biết đến nhiều hơn với cái tên chùa “nhốt vong”, chùa “cắt” vong hay nơi “nhốt” Thần trùng lớn nhất trời Nam. Từ hàng trăm năm nay, người dân vẫn tiếp tục truyền tai nhau nhiều câu chuyện rất huyền bí về ngôi chùa này: “Khi đến gửi vong, người ta chỉ cần mang đến một bức ảnh và những thông tin: tên, tuổi, giờ mất, giờ liệm, giờ chôn cất người quá cố và nhà chùa sẽ ghi lại thông tin đó.

Nhà sư cho lá bùa để gia đình đeo trong 3 năm tránh tai họa. Người đem vong đi gửi, kiêng người cùng huyết thống trực hệ. Khi đi gửi vong thì cứ lẳng lặng mà đi, không được bàn ở nhà trước vì vong rất tinh khôn, biết là đi gửi vong thì vong sẽ không đi theo nữa”…

Cách Hà Nội khoảng 40km, chùa Hàm Long (xã Nam Sơn, TP Bắc Ninh), nằm trên sườn một quả đồi với những cây cổ thụ cả trăm năm tuổi. Trái với vẻ rêu phong cổ kính và u tịch, ngôi chùa này thường xuyên tấp nập khách thập phương với những chiếc ôtô biển số ngoại tỉnh.

Không giống như những ngôi chùa khác, khách đến lễ chùa cầu may, vãn cảnh hay tìm kiếm sự thư thái trong cuộc sống. Khách đến chùa Hàm Long nhiều người vẫn đội khăn tang hoặc gắn băng đen, gương mặt rầu rĩ, vừa thắp hương vừa sụt sùi… Họ đến đây để làm một công việc chẳng đặng –  “nhốt” vong.

Theo các tài liệu lưu tại chùa, danh thắng cổ tự chùa Hàm Long được lập ra năm 1115, vào thời nhà Lý bởi Hòa thượng Trịnh Thập, pháp danh là Như Trừng Lân Giác. Sở dĩ chùa có tên Hàm Long vì có núi Thần Long (phường Nam Sơn, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh) như một chiếc án thư che chắn cho ngôi nhà phía trước, bao bọc xung quanh là các ngọn núi Phụng Hoàng, Kỳ Lân, núi Rùa.

Những nhà phong thủy xưa cho rằng, chùa Hàm Long nằm ở vị trí phong thủy tốt, tọa lạc ngay trên đất hội tụ Long – Ly – Quy – Phụng. Nơi đây là một đình Phật giáo lớn đất Bắc. Chùa Hàm Long được dân gian cho là nơi có khả năng “nhốt trùng” vì ngôi chùa là nơi tu tập của Hòa thượng Trịnh Thập, pháp danh là Như Trừng Lân Giác.

Sinh thời, thấy chúng sinh quá lo sợ vì những cái chết liên tục trong gia đình, dòng họ mà nay gọi là “trùng tang”, ngài đã tạo ra kinh “Thập nguyện cứu sinh” và bộ ván in khắc phù giải, giúp cho những vong hồn được siêu linh.

Vì đâu mà người ta lại mang vong đến chùa Hàm Long Bắc Ninh để nhốt? Kỳ thực, việc “nhốt vong” ở đây là dùng kinh kệ hồi hướng cho vong hồn được siêu sinh. Về sau này, có nhiều cao tăng khác đến chùa Hàm Long tu tập, trong số đó có Thiền sư Dương Không Lộ, người nổi tiếng là có khả năng hóa giải các loại trùng hiệu quả. Vì lẽ đó, chùa Hàm Long trở thành ngôi chùa nổi tiếng “nhốt trùng” trên đất Việt.

Chùa Hàm Long Bắc Ninh có những cây cổ thụ cực to và cũng là một trong những trường đào tạo các nhà sư đất Bắc. Đường lên chùa đi qua những bậc đá chen giữa rừng cây thơ mộng. Nổi tiếng nhất là tháp Hàm Long. Chùa Hàm Long có kiến trúc cổ kính, với những ngôi tháp rêu phong và mái chùa phủ màu thời gian, song vết tích của nó lại trái ngược hoàn toàn với cảnh đông đúc của khách thập phương đến lễ chùa.

Hàng ngày, vào buổi sáng, các nhà sư tụng kinh niệm Phật cúng vong rất cẩn thận. Đến buổi chiều, các sư nấu một nồi cháo to, cúng thí thực cho Trùng và vong bị nhốt ở đây. Các gia đình khi có người chết trùng, sẽ đem vong đến gửi tại chùa, nhờ nhà chùa Hàm Long Bắc Ninh cúng cho vong linh người quá cố. Ðến giờ, trong khuôn viên chùa vẫn còn hai ngọn tháp.

Tương truyền, hai ngọn tháp đó cũng đã có tuổi đời gần bằng tuổi chùa, tháp gạch là tháp chứa xá lợi của sư tổ Như Trừng Lân Giác, tháp đá là nơi cất giữ công phu tu tập của sư tổ, còn được gọi là tháp Cứu Sinh – tháp tổ Như Trừng Lân Giác.

Có chuyện vong về bắt người thân?

Chúng tôi đến chùa Hàm Long vào ngày đầu tháng 10 âm lịch, đây là thời điểm chùa khá vắng nhưng cũng phải có 4-5 chiếc ôtô biển số các tỉnh miền Bắc đỗ ở sân chùa, chưa kể những người ở gần đi xe máy hoặc dân địa phương. Hầu hết đều có chung một mục đích là đến chùa gửi vong, cúng vong hoặc chuộc vong về.

Thực hư ngôi chùa “nhốt trùng” lớn nhất Việt Nam? ảnh 1
 Hình minh họa.

Tôi đi cùng chị bạn lên thắp hương cho mẹ ra đi vì K, gia đình gửi lên chùa mấy tháng trước đó. Vì trong họ nhà chị trong năm cũng đã có một người mất nên được tư vấn gửi mẹ lên đây cho yên tâm, dù quê chị ở tận Quỳnh Lưu, Nghệ An.

Chia sẻ:
Facebook
Twitter
WhatsApp
Email
Print

Bình Luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

TÌM KIẾM

Ads 300x250