Căn Bản phiền não là tham, sân si, mạn nghi, ác kiến. Sáu loại này thường chi phối, quấy nhiễu, thường làm não loạn tâm trí khiến các chúng sanh hữu tình, con người mất đi bản tánh sáng suốt của mình và chúng cũng là nguồn gốc căn bản của luân hồi sanh tử khổ đau bất tận.
Các loại Pháp khí bạn có thể quan tâm (tại đây).

Thực giải 30 bài tụng Duy thức (8)
Bài 9. Các loại tâm sở
Phiên âm Hán Việt:
Thử Tâm Sở Biến Hành,
Biệt Cảnh, Thiện, Phiền Não,
Tùy Phiền Não, Bất Định,
Giai tam thọ tương ưng.
Việt dịch:
Những tâm sở Biến hành,
Biệt cảnh, Thiện, Phiền não,
Tùy phiền não, Bất định.
Đều tương ưng ba Thọ.
Thực giải:
Những Tâm Sở quan hệ với sáu tâm thức này gồm có: 5 tâm sở Biến Hành, 5 tâm sở Biệt Cảnh, 11 tâm sở Thiện, 6 Phiền Não Căn Bản, 20 Tùy Phiền Não và 4 tâm sở Bất Định. Với ba Thọ, sáu tâm thức này đều có quan hệ tương tác.
Những Tâm Sở quan hệ tương tác với sáu tâm thức gồm có: Biến Hành, Biệt Cảnh, Thiện, Phiền Não Căn Bản, Tùy Phiền Não và Bất định.
Các tâm sở Biến Hành có quan hệ tương tác với cả tám thức. Đó là:Tâm Sở Biến Hành. Có 5 tâm sở Biến Hành, chúng có mặt khắp nơi, nghĩa là tám thức ở đâu thì những Tâm Sở Biến Hành đều có mặt ở đó.Tám thức có mặt khắp trong ba cõi, chín địa thì những Tâm Sở này cũng đi theo như hình với bóng không rời; tám tâm thức này có mặt tất cả mọi loài chúng sanh, con người, cõi trời…
Tâm Sở Biệt Cảnh: Có năm Tâm Sở Biệt Cảnh, mỗi loại hoạt động không có tương quan nhau, duyên lấy mỗi cảnh giới riêng biêt nhau và tạo nghiệp không giống nhau, gồm:
Dục: là ước vọng, mong muốn, nghĩa là mong muốn hưởng được những cảnh vui thích hợp lòng và mong muốn tránh xa những cảnh khổ đau, ưu phiền, bất như ý.
Thắng Giải: là phân giải, định rõ sự việc, đối tượng chính xác minh bạch không lầm lẫn.
Niệm: là nhớ, hồi tưởng, nghĩ lại những cảnh đã qua, nghĩa là tâm sở này khiến con người hồi tưởng lại những hình ảnh, những sự việc, những kỷ niệm đã qua trong quá khứ.
Định: là chuyên chú, tập trung tâm ý. Tâm sở này khiến con người tập trung tâm ý, chuyên chú vào một đối tượng, một vấn đề nào đó để nhận định chiều sâu bản chất thực tướng.
Huệ là sáng suốt, soi rõ những sự việc, những đối tượng nào đó, khiến cho chúng hiện bày một cách rõ ràng minh bạch, giúp dứt trừ nghi ngờ.
Tâm Sở Thiện. Có mười một tâm sở Thiện, giúp chúng sanh, con người làm việc thiện lành. Chúng cũng là nền tảng căn bản cho tu tập, giác ngộ và giải thoát.
Căn Bản phiền não là tham, sân si, mạn nghi, ác kiến. Sáu loại này thường chi phối, quấy nhiễu, thường làm não loạn tâm trí khiến các chúng sanh hữu tình, con người mất đi bản tánh sáng suốt của mình và chúng cũng là nguồn gốc căn bản của luân hồi sanh tử khổ đau bất tận.
Tuỳ Phiền Não. Có hai mươi Tùy phiền não, những tâm sở này đều phát sanh và lệ thuộc sáu phiền não căn bản. Trong đó mỗi loại hoạt động độc lập, riêng lẻ không liên hệ với các tâm sở khác.Tâm Sở Bất Định. Những tâm sở này thuộc loại không nhất định là thiện hay ác, chúng khi liên kết với các tâm sở thiện để ngăn chận những điều ác phát sanh thì gọi chúng là thiện, và ngược lại, chúng liên kết với các tâm sở ác để ngăn chận những điều thiện không cho phát sanh thì gọi chúng là ác.
Còn với ba loại Thọ: Khổ thọ, Lạc thọ và Xả thọ các tâm sở Biến Hành, sáu tâm thức này đều có quan hệ tương tác.
Cả 51 loại này sở dĩ gọi là tâm sở vì chúng lệ thuộc vào tâm vương, nương nơi tâm vương mà biểu hiện và hoạt động. Con người vì chưa hiểu rõ được nguồn gốc bản chất thực tướng của tâm vương, tâm sở; chưa có năng lực quan sát làm chủ, chuyển hóa tâm nên phải gânh chịu nhiều nỗi khổ niềm đau trong kiếp nhân sinh.
TS.Thích Hạnh Tuệ
Nguồn:https://phatgiao.org.vn/