Thứ Sáu, 01/12/2023, 20:03 (GMT +7)
| Hà Nội,

Thực giải 30 bài tụng Duy thức (17)

20

Trong nghi thức lễ Phật, trước khi lễ thì xướng: “Năng lễ, Sở lễ tánh không tịch” tức phải hiểu nghĩa như thật là cả chủ thể và đối tượng lễ vốn không, vốn tịch tĩnh. Lễ Phật như vậy mới là lễ Phật đúng nghĩa.

3

Thực giải 30 bài tụng Duy thức (16)

Bài 17. Vạn pháp duy thức

Phiên âm Hán Việt:

Thị chư Thức chuyển biến

 Phân biệt sở phân biệt

Do thử bỉ giai vô

Cố nhất thiết duy Thức

Việt dịch: 

Do các thức biến chuyển

 Thành Năng, Sở phân biệt

Năng, Sở vốn là không

Nên tất cả là thức

Thực giải:

Bài này lý giải vì sao gọi là Duy Thức?

Vì các thức luôn luôn chuyển biến, cho nên các Năng phân biệt và Sở phân biệt luôn luôn sanh khởi. Nói các thức luôn biến chuyển là nói ba nhóm thức năng biến trình bày ở trên (thức năng biến thứ nhất, thức năng biến thứ hai và thức năng biến thứ ba ).

Nếu như các thức không chuyển biến liên tục thì các Năng phân biệt và Sở phân biệt đều không hình thành, không có mặt, vốn là không. Vì thế cho nên nói tất cả đều chỉ do thức, là Duy Thức. Năng phân biệt là nói chủ thể phân biệt, là công năng phân biệt để hiểu biết, chỉ cho kiến phần của thức. Sở phân biệt là đối tượng để phân biệt, là chỗ phân biệt để hiểu biết, chỉ cho tướng phần của vạn pháp. Do vì các thức chuyển biến liên tục để hiểu biết, cho nên các Năng phân biệt và Sở phân biệt đều hiện khởi có mặt trong thế gian. Ví dụ khi có người lễ tượng Phật Thích Ca, thì người đứng lễ là chủ thể hành động (Năng lễ), tượng Phật Thích Ca là đối tượng lễ (Sở lễ,)

Trong nghi thức lễ Phật, trước khi lễ thì xướng: “Năng lễ, Sở lễ tánh không tịch” tức phải hiểu nghĩa như thật là cả chủ thể và đối tượng lễ vốn không, vốn tịch tĩnh. Lễ Phật như vậy mới là lễ Phật đúng nghĩa.

Đương nhiên là nếu như tám thức không chuyển biến liên tục thì các chủ thể phân biệt và đối tượng phân biệt hoàn toàn không hiện hữu. Cho nên mới nói tất cả đều là Duy Thức, là chỉ có thức mà thôi. Điều này y như các kinh Đại thừa đúc kết: Tam giới duy tâm, vạn pháp duy thức

TS.Thích Hạnh Tuệ

Nguồn:https://phatgiao.org.vn/

Chia sẻ:
Facebook
Twitter
WhatsApp
Email
Print

Bình Luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

TÌM KIẾM

Ads 300x250