Thứ Bảy, 03/06/2023, 05:01 (GMT +7)
| Hà Nội,

Thực giải 30 bài tụng Duy thức (11)

1

Trong mỗi con người có rất nhiều tâm sở thiện. Nói tâm sở thiện là nói các trạng thái tâm thức có khuynh hướng thiện lành, tác động tích cực đến tâm lí cảm xúc con người, được biểu hiện ra thành suy nghĩ, nhận thức, hành vi, việc làm, lời nói.

1

Thực giải 30 bài tụng Duy thức (10)

Bài 11. Tâm thái tốt lành

Phiên âm Hán Việt:

Thiện vị Tín, Tàm, Quý,

Vô Tham, đẳng tam căn,

Cần, An, Bất Phóng Dật,

Hành Xả cập Bất Hại.

Việt dịch:

Thiện là Tín, Tàm, Quý

Vô Tham, Sân và Si

Cần, An, Bất phóng dật

Hành Xả và Bất hại

Thực giải: 

Tâm sở thiện gồm có 11 loại: Tàm, Quý, Vô Tham, Vô Sân, Vô Si. Ba Tâm Sở Vô Tham, Vô Sân, Vô Si thuộc loại căn bản để đối trị Tham, Sân, Si. Cần, An, Bất Phóng Dật, Hành Xả, và Bất Hại.

Trong mỗi con người có rất nhiều tâm sở thiện. Nói tâm sở thiện là nói các trạng thái tâm thức có khuynh hướng thiện lành, tác động tích cực đến tâm lí cảm xúc con người, được biểu hiện ra thành suy nghĩ, nhận thức, hành vi, việc làm, lời nói mang lại những điều tốt đẹp hạnh phúc cho bản thân, gia đình, xã hội, thiên nhiên, muôn loài. Ở đây chỉ ra cụ thể 11 tâm sở thiện tiêu biểu như:

1, Tín là tin tưởng, lòng tin. Tâm sở này khiến con người luôn luôn tin tưởng một cách chân chánh vào những điều, những đối tượng thiện lành mà họ đã xem xét cẩn thận.

2, Tàm là tự biết xấu hổ. Tâm sở này giúp ngăn ngừa những sai quấy khiến người có lòng tự trọng nên không dám làm những điều sai trái tội lỗi làm tổn hại danh dự.

3, Quý là biết hỗ thẹn với mọi người. Tâm sở này khiến con người ngăn ngừa điều xấu, sợ điều tiếng của những người xung quanh nên không dám làm những điều xấu ác, trái đạo lý, mất tư cách.

4, Vô Tham là không tham lam, nghĩa là không tham đắm ngũ dục tiền tài, danh vọng, sắc đẹp, ăn uống, ngủ nghê trong thế gian. Không tham sẽ không khổ, bớt tham sẽ bớt khổ.

5, Vô Sân là không sân hận, nghĩa là không nóng nảy, giận dữ, bực bội, cũng không hận thù dai dẳng.

6, Vô Si là không ngu si mê muội, nghĩa là đối trước mọi việc đều sáng suốt, phân biệt rõ chánh tà, thật giả, chân ngụy, đúng sai, phải trái, nhận rõ được chân lý.

Ba tâm sở Vô Tham, Vô Sân, Vô Si là ba loại tâm thiện quan trọng căn bản để đối trị lại ba độc Tham, Sân, Si.

7, Cần là tin tấn siêng năng, luôn tiến tới không ngừng, trong rèn luyện tu tập. Siêng năng đoạn ác hành thiện.

Những điều ác chưa sanh khiến không cho chúng phát sanh, những điều ác đã sanh làm chúng tiêu trừ, những điều thiện chưa sanh khiến chúng phát sanh, những điều thiện đã sanh khiến chúng được phát triển mạnh mẽ.

8, Khinh An là nhẹ nhàng, thư thái, an ổn, nghĩa là tâm sở này khiến con người trở nên thư thái, an nhiên tự tại và bình tĩnh trước những ngoại cảnh bất như ý.

9, Bất Phóng Dật là không buông lung, phóng túng, tùy tiện nghĩa là tâm sở này khiến con người có ý tứ cháng niệm trong mọi sinh hoạt hàng ngày.

10, Hành Xả: là buông xả không chấp nghĩa là tâm sở này khiến con người không chấp trước, không dính mắc, không tự mãn, không kiêu ngạo.

11, Bất Hại là không làm tổn hại, nghĩa là tâm sở này thường giúp không bao giờ làm tổn hại cho người vật, thiên nhiên, mà hay khởi lòng thương xót, chia xẻ và cứu giúp muôn loài.

Có vô số tâm sở thiện, tiêu biểu 11 tâm sở thiện này ai cũng có. Biết quan sát, nhận diện, tu tập, thúc đẩy các tâm sở này phát triển chính là nâng cao phẩm chất đạo đức nhân cách làm.người. Các bậc hiền trí, đức độ, thánh nhân sở dĩ hơn người bình thường chính là biết cách phát khởi, phát triển các tâm sở thiện này trong đời sống hàng ngày. Đứng ở phương diện giáo dục thì phát triển các tâm sở thiện chính là căn bản của mọi nền giáo dục hướng thượng cho con người. 

TS.Thích Hạnh Tuệ

Nguồn:https://phatgiao.org.vn

Chia sẻ:
Facebook
Twitter
WhatsApp
Email
Print

Bình Luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

TÌM KIẾM

ads-300x250