Được làm người trong đời hiện tại, hành giả quán Lục đạo nhận thấy mình có phước do thiện căn đã gieo nên mới được xếp hạng trong Tam thiện đạo. Quán sâu hơn nữa, người là hạng thấp nhất trong Tam thiện đạo, cần nhất tâm phát nguyện tiến lên hạng cao hơn và đừng bao giờ đọa xuống Tam ác đạo.
Đối với Phật tử, phát nguyện là cất bước đi trên con đường Đạo như đã nói trên, là tự tìm ra ở chính mình nguồn sống chân thật và nguồn vui vô biên, là nương theo lý nhân quả để tự giác giác tha, tự độ độ tha. Muốn xứng danh là Phật tử, người khéo tu phát nguyện mình là con Phật, theo truyền thống văn hóa để lại trong câu tục ngữ cha nào con ấy, nghĩa là làm con noi gương cha để nối nghiệp tông đường. Phật học gọi là Kiến tánh thành Phật.
Điều đáng tiếc nhất là nhiều người có công phu tìm hiểu đạo Phật mà suốt cuộc sống ở thế gian chưa phát nguyện lần nào, chỉ phát ngôn suông khi thọ lễ Quy y khi pháp đàm hội luận với các bạn đạo.
Về mặt hành trì, người con Phật cần nhận định đầy đủ quá trình tu đạo là Tín-Giải-Hành-Chứng: Nếu chỉ Tín và Giải, thông suốt lý Nhân Quả mà không hành thì tất nhiên không bao giờ đạt tới Chứng, như kẻ đi đường có bản đồ đầy đủ và chính xác, rất đáng tin cậy nhưng chưa hề phát nguyện khởi hành, cất bước lên đường quyết tâm gieo Nhân lành trong khi đang thọ nghiệp thế gian. Lý do tại thiếu nhất tâm, nghĩa là thiếu niệm lực, tinh tấn lực, định lực và tuệ lực. Thật đáng thương nhiều hơn đáng trách.
Thệ nguyện và nhân quả (Phần 2)

Chú thích
1. Tam giới: Ba cõi ở của chúng sanh chưa giải thoát gồm có Dục giới, Sắc giới và Vô sắc giới. Tam giới có thể hiểu là Vũ trụ quan trong Phật học.
Dục giới, tiếng Sanskrit Kàmaloka: Chúng sanh hữu tình bị luân hồi trong Lục đạo vì có tâm tham dục về giới tính và những tham dục khác.
Sắc giới, tiếng Sanskrit Rùpaloka: Ở cõi này, năm giới đã chấm dứt tham dục về vật chất nhưng vẫn còn ham thọ lạc về tinh thần. Hành giả tu tập Tứ Thiền có thể tái sanh vào cõi Sắc.
Vô sắc giới, tiếng Sanskrit Arùpaloka: Cõi này gồm có Bốn xứ, hành giả tu tập Tứ Thiển bát Định có thể tái sanh vào cõi này. Bốn xứ tức Tứ Định xứ gồm có: Không vô biên xứ, Thức vô biên xứ, Vô sở hữu xứ và Phi tưởng phi phi tưởng xứ.
2. Lục đạo: Sáu đường tái sanh, cũng gọi là sáu nẻo Luân Hồi. Chúng sanh tùy theo nghiệp căn mà tái sanh vào trong một đạo. Theo nguyên nghĩa tiếng Sanskrit SAMSARA có nội dung là lênh đênh trôi dạt diễn ý chúng sanh do nghiệp lực dẫn dắt nên bị luân chuyển vòng vo trong lục đạo. Nghiệp là động cơ tác động vào sự luân hồi tái sanh. Lục đạo gồm có hai phần Tam thiện đạo và Tam ác đạo.
Tam thiện đạo: Ba đường lành gồm có Thiên (Tiên), A-tu-la (Thần) và Nhân (Người).
A-tu-la là phiên âm tiếng Sanskrit Asùra có nghĩa là Thần hay Phi Thiên, một dạng Thiên thấp hơn, chưa đạt tới thể tánh đoan chánh trang nghiêm như chư Thiên. Người tu hành ham bố thí cúng dường nhưng tánh còn nóng giận kiêu ngạo thọ cảm sanh vào hạng A-tu-la. Ở hạng A-tu-la tiến tu thêm một hạng A-tu-la thiện đạo thọ cảm sanh vào hàng Thiên, nếu còn mê muội thuộc hạng A-tu-la ác đạo thọ cảm đọa sanh vào các hàng Địa Ngục, Ngạ quỷ hay Súc sanh.
Tam ác đạo: Ba đường ác gồm có Địa ngục, Ngạ quỷ và Súc sanh.
Được làm người trong đời hiện tại, hành giả quán Lục đạo nhận thấy mình có phước do thiện căn đã gieo nên mới được xếp hạng trong Tam thiện đạo. Quán sâu hơn nữa, người là hạng thấp nhất trong Tam thiện đạo, cần nhất tâm phát nguyện tiến lên hạng cao hơn và đừng bao giờ đọa xuống Tam ác đạo.
Đó là nhân sanh quan và đạo làm người của người con Phật.
Nguồn:https://phatgiao.org.vn/