Kiên Giang: Phiên trù bị Đại hội Đại biểu Hội Đoàn kết Sư sãi yêu nước tỉnh lần thứ VIII
Vua Sudhodana cưới hai chị em, Thánh mẫu Maya (Ma Da) và em của Người là Đức bà Mahapajapati (Kiều Đàm Di Mẫu).
Và một sự thật trong lịch sử không ghi chép và cũng ít người quan tâm đến là Thánh tính của Hoàng hậu Maya cực kì lớn và thanh cao, tiết hạnh từ nhiều nhiều kiếp quá khứ xa xưa với lời nguyện ước hoài thai một vị Phật tương lai cho nhân loại.
Trong Vũ Trụ và Pháp giới này, có những điều lớn lao và không theo nguyên tắc Sinh Lý Hóa thông thường mà chúng ta chỉ cần chấp nhận là đủ thông minh. Một trong những điều mà Khoa học chưa lý giải được là hiện tượng tái sinh, luân hồi, nhớ tiền kiếp, sự tiếp xúc với người cõi âm, người ngoài hành tinh…những điều đó xảy ra hàng ngày hàng giờ với biết bao nhiêu người trực tiếp chứng kiến mà Khoa học vẫn lặng im. Một vấn đề nữa là sự sinh sản đơn tính của người nữ-điều mà tưởng chừng chỉ tồn tại ở nhiều loài thực vật mà thôi. Rải rác trong lịch sử thế giới cổ đại, trung đại, cận đại và hiện đại…những trường hợp sinh sản vô tính vẫn xảy ra trước sự “bó tay” về lý luận y văn, y lý của Tây y và Khoa học.
Bên tôn giáo bạn có Chúa Jesus là trường hợp giáng sinh đơn tính nổi tiếng. Nhà Thiền tông có Ngũ tổ Hoằng Nhẫn. Khi Tứ tổ Đạo Tín đến gặp Ngũ tổ thì biết ông là người ngộ Đạo, Tứ tổ muốn truyền y bát và tâm ấn nhưng thấy ông còn già hơn mình, chết sớm hơn mình thì Phật Pháp sẽ đi về đâu. Do đó ngài Đạo Tín nói với Ngũ tổ: “Thôi ông hãy đầu thai lại, ta sẽ chờ ông!”
Nói rồi, Ngũ tổ đi đến bên con suối, gặp người con gái đang giặt đồ, Ngài hỏi xin tá túc nhờ qua đêm, cô gái nói phải xin ý kiến người nhà. Ngũ tổ hỏi nhưng riêng cô có đồng ý hay không? Cô gái trả lời riêng con thì con đồng ý. Nói rồi, Ngài đi đến bên gốc cây tịch và vào thai trong bụng cô gái. Cô gái ngay đó cấn chữa…thời phong kiến xưa mà việc gái chửa hoang là chuyện hết sức lớn và nghiêm trọng. Sau đó thì cô hạ sinh Ngài, được ít tuổi thì Tứ tổ Đạo Tín tới rước đi…đại khái là như vậy.
Riêng về sự xuất hiện của một vị Phật có thể gọi là sự kiện hy hữu, nằm giữa những dữ kiện Lịch sử có thật về một Đại Giáo chủ phi thường và những điều của phép màu thần thoại, mà tới bây giờ Khoa học không thể lý giải hết được.
Sau này ta có Tôn giả Mật hạnh Đệ Nhất Bảo Hộ Tăng Đoàn là ngài Rahula (La Hầu La) cũng là một trường hợp sinh đơn tính của Công nương Yashodara (Da Du Đà La). Vì sao vậy ? Vì năm 12 tuổi, trong buổi lễ Hạ điền đầu mùa mưa, khi Thái tử Siddhartha cùng vua cha Sudhodana tham gia buổi lễ, lúc sau Thái tử một mình đi đến gốc cây da, cách xa nơi lễ hội huyên náo, Người âm thầm lặng lẽ ngồi thiền và nhập luôn Sơ Thiền năm 12 tuổi. Nguyên tắc của một người khi đạt được mức Sơ Thiền là Ly dục-Ly bất thiện pháp. Vì thế từ thời niên thiếu mới lớn, cho tới mãi về sau Thái tử Siddhartha của chúng ta hoàn toàn thanh tịnh là thế. Và việc cưới công nương Yashodara, con gái của Hoàng thân Maha – Suppabuddha (Hoàng thân Thiện Giác) chỉ là hình thức. Hai người sống với nhau như đôi bạn và trường hợp ngài Rahula là trường hợp sinh đơn tính mà có.
Nguyên tắc của một người có thể hoài thai vị Phật tương lai phải là người phụ nữ như Thánh. Nghĩa là có tâm thanh tịnh và có đời sống không nhiễm ô, sống như một Thiền sư.
Thánh mẫu Maya của chúng ta, một người phụ nữ vĩ đại. Từ lúc bà được sinh ra, sống qua thời niên thiếu như một người Thiên nữ, đoan trang, trong sạch, đạo đức, từ ái và lòng bi mẫn bao la. Sau khi lấy vua Tịnh Phạn, bà bước lên Ngai vị Hoàng hậu tột cùng của danh vọng nhưng đời sống với vua như hai người bạn, thuần khiết và trong sạch. Và không phải mới trong đời này Thánh mẫu mới có cuộc sống như vậy, mà từ thuở rất xa xưa, trong rất nhiều kiếp sống quá khứ, ở cõi Người và cõi Trời, Thánh mẫu Maya đã có lối sống như một Thiền sư như vậy để hoàn thành lời Đại nguyện to lớn vĩ đại từ nhiều kiếp trước là hoài thai cho Nhân loại một vị Phật tương lai.
Và đó cũng là nguyên tắc để một vị Phật tương lai hoài thai vào. Chứ một vị Phật Chí Tôn Chí kính thì không bao giờ xuất hiện theo cách thông thường như một phàm phu chúng ta được.
Về đời sống trong Hoàng cung, như ta đã nói ở kỳ trước, vua Sudohdana là một người trí tuệ, tài giỏi và vô cùng đạo đức. Song song với việc trì vì của vua, thì Hoàng hậu Maya là người giúp vua tịnh Phạn xử lý rất nhiều việc, trong có có những việc như hòa hảo với các nước lân bang, chính sách mềm mỏng trong ngoại giao với Kosala, an sinh đời sống cho những người dân thuộc giai cấp nghèo khổ (Sudra).
Hoàng hậu Maya là người đã gợi ý cho vua Tịnh Phạn trong việc xây dựng những ngôi nhà bằng đất nung, một loại chất liệu rẻ tiền nhưng bền bỉ, dễ xây dựng hàng loạt, có thể chống chọi lại sự giá lạnh của mùa đông xứ Ấn Độ cho những người vô gia cư.
Sự phân hóa các đẳng cấp trong xã hội Ấn Độ từ xưa tới nay luôn là vấn đề nhức nhói. Tuy ở dòng dõi Thống trị, Vua chúa Khattiya (Sát Đế Lợi), nhưng trong thẳm sâu tâm hồn, hoàng hậu Maya luôn là người tác động tới vua Tịnh Phạn trong vấn đề tạo điều kiện bình đẳng trong việc làm ăn, buôn bán, bớt đi sự khinh miệt cho những người ở giai cấp thấp hơn như Sudra (Thủ Đà La) và Pariah (Chiên Đà La), thường bị giai cấp người Vaishya (Vệ Xá) chèn ép và bốc lột.
Một điều mà sử liệu ít ghi và nhiều người ít biết là tiểu quốc Sakya ngày xưa nếu tính ra diện tích chỉ nhỏ như một tỉnh của Việt Nam ta hiện nay, dân số ngày xưa lại ít. Dưới sự trì vì tài đức của vua Tịnh Phạn và hoàng hậu Maya, hầu như cả nước Thích Ca và kinh đô Ca Tỳ La Vệ ngày ấy không có người nghèo! Vì triều đình nắm hết tất cả hộ dân, và nếu khi trong ngân khố không có tiền để giúp đỡ, thì lập tức có viên quan địa phương tới vận động những nhà giàu có hơn để giúp đỡ ngay. Do dó mà thời bấy giờ, tình hình nội trị của Sakya thật là yên bình, đất nước xinh đẹp, dân chúng ấm no, không xảy ra thiên tai, dịch bệnh và quan trọng là sự lãnh đạo, dẫn dắt, đức độ của vua và hoàng hậu Maya.
Năm hoàng hậu 39 tuổi (có sử liệu khác thì ghi là 40), trong một đêm nằm ngủ ở phòng riêng của mình. Chợt từ trên hư không, hoàng hậu Maya nghe thấy tiếng nhạc trời du dương, réo rắt, hoa trời bay lả tả, ánh sáng muôn trùng, hương trời ngào ngạt bay bay… khung cảnh bình yên đến lạ thường. Chợt có vầng ánh sáng chói lòa khắp cả hư không, từ trong đó, một con voi trắng to lớn sáu ngà, dũng mãnh và hiền hòa bay từ trên không trung, ghé bên giường nằm của hoàng hậu một lúc. Voi trắng lấy ngà của mình rạch một đường bên hông phải (hữu) của hoàng hậu rồi từ từ mất hút vào. Khi tỉnh dậy, hoàng hậu Maya vẫn còn nghe tiếng nhạc vang xa xa, hương thơm tỏa ngào ngạt khắp phòng, cảm giác an lạc vi diệu toàn thân, và Người cảm thấy hoài thai..
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
Khánh Quản
Kiên Giang: Phiên trù bị Đại hội Đại biểu Hội Đoàn kết Sư sãi yêu nước tỉnh lần thứ VIII
Huế: Sẽ thành lập Ban Trị sự GHPGVN 2 quận mới Phú Xuân và Thuận Hóa trong năm 2025
Tiền Giang: Ban Trị sự Phật giáo TX.Cai Lậy tổ chức Hội nghị Tổng kết Phật sự năm 2024
TP.HCM: Văn phòng 2 Trung ương GHPGVN họp giao ban và triển khai các hoạt động Phật sự