Tiền Giang: Hòa thượng Thích Thiện Thống chia sẻ tại khóa Kiết Đông lần 2
Người từng kinh qua nhiều thay đổi, khi đau khổ sẽ im lặng bước qua, có niềm riêng cũng không động sắc mặt. Người nhìn thông suốt thế thái nhân tình rồi, dù có lý lẽ rõ ràng cũng không cần thể hiện, trong lòng hiểu rõ là được.
Thông thường chúng ta cần ba năm để tập nói, nhưng có khi dùng cả đời để học cách lặng im. Có một số việc không cần nói thẳng ra, vì chẳng thay đổi được gì; Một số bí mật chỉ thích hợp để trong lòng, không thể gặp ai cũng kể lể.
Khi không cần mà nói, là nói nhiều; không nên mà nói, là nói bậy. Nói nhiều chi bằng nói ít, nói ít chi bằng không nói. Rất nhiều khi im lặng mà giúp giải quyết đau thương tốt hơn nhiều lần lời giải thích!
Người từng kinh qua nhiều thay đổi, khi đau khổ sẽ im lặng bước qua, có niềm riêng cũng không động sắc mặt. Người nhìn thông suốt thế thái nhân tình rồi, dù có lý lẽ rõ ràng cũng không cần thể hiện, trong lòng hiểu rõ là được.
Một người có tầm nhìn sâu rộng, hiểu được khó khăn của người khác thì khi giận sẽ không trách cứ, gặp sai lầm cũng không quá khắc nghiệt.
Biết cách lặng im đúng lúc không chỉ là một đức tính tốt đẹp mà còn là một dạng trí tuệ. Khi một người ăn nói tài hoa trở nên ít lời, chứng tỏ họ trưởng thành và trầm tĩnh hơn trước.
Khi một người yêu thích náo nhiệt có thể chịu được sự yên tĩnh, chứng tỏ nội tâm họ mạnh mẽ hơn trước. Khi một người cứng nhắc cố chấp bỗng thay đổi thuận theo nhân duyên, chứng tỏ họ đã có hướng nhìn mọi thứ nhẹ nhàng…
Sư cô Suối Thông biên dịch
Tiền Giang: Hòa thượng Thích Thiện Thống chia sẻ tại khóa Kiết Đông lần 2
HOẰNG DƯƠNG TƯ TƯỞNG PHẬT HOÀNG TRẦN NHÂN TÔNG VÀO ĐỜI SỐNG
Ninh Bình: Chùa Bái Đính tưởng niệm 13 năm ngày viên tịch của Trưởng lão Hòa thượng Thích Thanh Tứ
Logo chính thức của Đại lễ Phật đản Vesak Liên Hợp Quốc 2025
Kiên Giang: Khóa tu “Bát quan trai” tháng 11 năm Giáp Thìn tại chùa Phật Quang