Tây Ninh: Khai mạc khóa tu truyền thống Khất sĩ lần thứ 36 tại tịnh xá Trúc Lâm
Hạnh phúc thực sự theo Phật dạy là sự trực nhận được hạnh phúc mà con người và chư thiên có được chỉ là tương đối (vô thường). Đây chính là ý nghĩa “Sinh tử tức Niết-bàn”, “Phiền não tức Bồ-đề” mà Phật giáo Đại thừa xem như là triết lý tu tập và phương thức hành đạo của Bồ-tát
1. Chọn một nghề sinh sống chính đáng lương thiện có ích lợi cho nhiều người, không gây tổn hại cho người, vật, thiên nhiên, môi trường.
2. Thường gần gũi, thân cận học hỏi với những người hiền đức, những thiện tri thức.
3. Sống hiếu thảo, phụng dưỡng cha mẹ, ông bà, chăm sóc thương yêu vợ chồng, con cái, cháu chắt.
4. Biết bố thí, chia sẻ tài vật, tri thức, hạnh phúc với nhiều người, không ích kỷ cố chấp.
5. Biết tri ân, báo ơn, khiêm nhượng, ít ham muốn, biết đủ trong đời sống.
6. Biết chọn nơi sinh sống thuận tiện cho việc học hành, tu tập, thăng tiến sự nghiệp, tạo các nghiệp lành, phúc thiện.
7. Tập nếp sống lương thiện, trong sạch, tích cực và cao thượng. Bỏ dần các thói quen bất thiện không tốt cho thân và tâm.
8. Tin sâu luật nhân quả, lấy tình thương không vướng mắc làm lẽ sống, lấy trí tuệ vô ngã làm sự nghiệp.
9. Dành thời gian học hỏi giáo pháp giác ngộ, ngồi thiền, tụng kinh, học Phật, khuyên cả nhà cùng làm.
10. Thực hành thiền quán, phá vỡ mê lầm chuyển hóa cảm xúc tiêu cực, tiêu trừ phiền não, thăng hoa tinh thần, tâm linh.
11. Tận tâm tận lực hộ trì truyền bá Phật pháp, cứu giúp bá tánh khốn khó, góp phần xây dựng nếp sống tốt cho xã hội nhân sinh.
Tây Ninh: Khai mạc khóa tu truyền thống Khất sĩ lần thứ 36 tại tịnh xá Trúc Lâm
Tiền Giang: Thượng tọa Thích Giác Dũng chia sẻ về “Giới luật Phật giáo” tại khóa Kiết Đông lần 2
Ấn Độ: Khai mạc đại lễ trùng tụng Tam Tạng Pali 2024 – Hơn 10.000 người quy tụ vì hòa bình và từ bi
Tiền Giang: Hòa thượng Thích Thiện Thống chia sẻ tại khóa Kiết Đông lần 2
HOẰNG DƯƠNG TƯ TƯỞNG PHẬT HOÀNG TRẦN NHÂN TÔNG VÀO ĐỜI SỐNG