Tính đến thời điểm này Đạo Phật đã truyền bá vào Việt Nam gần 2000 năm, cùng trải qua những biến cố thăng trầm trong lịch sử dân tộc, và có sức sống bền bỉ, gắn bó với nhịp sống của người dân Việt Nam.
Phật giáo Việt Nam hiện nay vừa giữ được những giáo lý căn bản của Đạo Phật ban đầu vừa có sự dung hòa phù hợp với văn hóa người Việt.
Để giúp cho người đọc hiểu rõ hơn về đạo Phật nói chung và Phật giáo ở Việt Nam nói riêng, cơ sở điêu khắc tượng Phật Trần Gia xin cung cấp các thông tin qua bài viết dưới đây.
1/ Phật giáo là gì? Phật giáo bắt nguồn ( xuất phát ) từ đâu?
Phật giáo hay Đạo Phật là một tôn giáo hay nói đúng hơn là hệ thống triết học gồm các giáo lý, tư tưởng triết học đầy đủ về nhân sinh quan , thế giới quan cùng phương pháp tu tập dựa trên lời dạy của nhân vật lịch sử có tên là Siddhartha Gautama dịch thuần Việt là Tất đạt đa Cồ-đàm.
Phật giáo ra đời năm nào?
Theo các tài liệu khảo cổ học đã chứng minh, Đạo Phật ra đời khoảng thế kỷ VI trước công nguyên ở vùng phía Tây Bắc Ấn do thái tử Siddhartha Gautama sáng lập hiệu là Thích Ca Mâu Ni.
2/ Phật giáo ra đời như thế nào?
Trong thời điểm bấy giờ xã hội Ấn Độ rất rối ren. Đây là thời kỳ chiếm hữu nô lệ, phân chia giai cấp sâu sắc. Xã hội chia làm 4 giai cấp:
Bà la môn: địa vị cao nhất
Sát đế ly : thuộc dòng họ vua quan, quý tộc
Vệ xá: những người giàu có, buôn bán
Thủ đà la: giai cấp nô lệ
Mâu thuẫn của các giai cấp trên khá gay gắt với những cuộc đấu tranh toàn xã hội .
Đặc biệt đây cũng là giai đoạn diễn ra sự đấu tranh giữa trường phái duy vật và duy tâm, và giữa các tôn giáo.
Thời điểm đó có sự thống trị của đạo Bà la môn và có sự xuất hiện các đạo giáo khác. Những hoàn cảnh đó đã góp phần sự ra đời của đạo Phật.
Phật giáo có mấy phái ?
Sau khi Tất đạt đa qua đời thì Phật giáo được phân chia thành nhiều nhánh với nhiều hệ tư tưởng khác nhau gồm các trường phái sau:
Phật giáo nguyên thủy:
Hay được gọi là Phật giáo Nam tông hay Phật giáo Tiểu Thừa. Đây là hệ thống bài bản kinh điển được xem gần nhất với giáo lý nguyên thủy của đạo Phật.
Trường phái này phát triển khá mạnh ở Sri Lanka và Đông Nam Á.
Phật giáo Phát Triển:
Hay còn gọi là Phật giáo Bắc tông , Phật giáo Đại thừa. Trường phái này phát triển mạnh ở Đông Bắc Á và được phân chia các nhánh nhỏ hơn như Tịnh độ tông, Thiền tông.
Phật giáo Chân ngôn:
Hay còn gọi là Phật giáo Mật Tông hoặc là Phật giáo Kim Cường Thừa.
Trường phái này phát triển ở Tây Tạng, Mông Cổ, Nepal, Bhutan.
Hiện nay phật giáo được phát triển khắp nơi trên thế giới, chỉ tính con số quy y tam bảo đã vào khoảng 350 triệu đến 750 triệu người, còn con số có đức tin vào Phật giáo thì đông hơn rất nhiều.
Có thể nói, Phật giáo duy lý và vô thần, hướng đến việc con người tự giác ngộ. Theo ý niệm của Phật giáo thì Phật là con người tự giác ngộ để có sự nhìn nhận đúng đắn về con người và thế giới xung quanh và đạt được sự giải thoát.
Và bất kỳ ai cũng có thể đắc quả vị Phật nếu họ dùng trí tuệ của mình vượt qua sự vô minh, nhận thức đúng đắn bản ngã và thế giới thì tự giác ngộ và giải thoát. Hệ thống triết lý của Phật giáo mang tính khai sáng giúp con người tới Chân- Thiện – Mỹ.
Hầu hết các trường phái Phật giáo khác nhau ở quan điểm, phương pháp tu tập để giác ngộ, giải thoát.
3/ Giáo lý của đạo Phật:
Những giáo lý của đạo Phật đều được nhắc rõ ràng trong kinh sách, tuy nhiên có nhiều cách lý giải khác nhau bởi nhiều trường phái khách nhau tạo nên hệ thống triết lý khá phức tạp.
Giáo pháp của Phật giáo được tập hợp trong Tam tạng gồm:
Kinh tạng: là những bài giảng của chính Đức Phật hoặc các đại đệ tử của Ngài. Kinh tạng được chia làm 5 bộ: Trường bộ kinh, Trung bộ kinh, Tương ưng, bộ kinh, Tăng chi bộ kinh, Tiểu bộ kinh.
Luật tạng: Được ra đời chỉ vài mươi năm sau khi Đức Phật nhập Niết bàn, là tạng sách cổ nhất, nội dung thể hiện lịch sử phát triển của Tăng-già và các giới luật của người xuất gia.
Luận tạng: Hình thành khá trễ, thể hiện các quan niệm đạo Phật về triết học và tâm lý học.
Những giáo lý của Phật giáo được thể hiện trong các luận điểm như:
Tứ Thánh đế ( Tứ Diệu Đế): Đây là tư tưởng căn bản, côt lõi của Phật pháp.
Bốn chân lý giúp chúng ta nhận biết bản chất của sự khổ đau trong luân hồi, nguyên nhân và phương pháp giải trừ đau khổ.
Đức phật có dạy rằng cuộc đời có khổ đau ( gọi gọi là khổ đế) , có nguyên nhân ( gọi là Tập đế), có thể dập tắt ( gọi là Diệt đế), và con đường bát chánh đạo- Trung đạo sẽ giúp diệt khổ ( gọi là Đạo đế).
Tứ đế thể hiện đầy đủ về quá trình nhận thức các loại khổ đau, nguyên nhân, trạng thái không còn khổ đau và con đường thoát khổ.
Và để thoát khổ được thì phải nhận thức đúng đắn về đau khổ. Đó là quan điểm triết học mang tính duy lý.
( còn nữa)