Kiên Giang: Khảo hạch giới tử tại Đại giới đàn Giác Phước PL.2568 – DL.2024
Kinh tế là nền tảng cho sự phát triển của xã hội, kinh doanh là hoạt động thúc đẩy sự phát triển của kinh tế, tạo ra các giá trị, giải quyết nhu cầu và phục vụ xã hội, góp phần tạo thêm thu nhập cho cá nhân, nguồn thuế cho ngân sách quốc gia. Thế nhưng, nhiều doanh nghiệp chỉ chú trọng việc kiếm lời trước mắt mà quên đi mục đích cốt lõi là tạo ra giá trị tốt đẹp phục vụ xã hội. Điều đó tạo nên những hệ quả xấu: làm suy thoái đạo đức con người, suy giảm chất lượng cuộc sống và dần dần suy yếu nền kinh tế quốc dân.
Kinh tế là nền tảng cho sự phát triển của xã hội, kinh doanh là hoạt động thúc đẩy sự phát triển của kinh tế, tạo ra các giá trị, giải quyết nhu cầu và phục vụ xã hội, góp phần tạo thêm thu nhập cho cá nhân, nguồn thuế cho ngân sách quốc gia. Thế nhưng, nhiều doanh nghiệp chỉ chú trọng việc kiếm lời trước mắt mà quên đi mục đích cốt lõi là tạo ra giá trị tốt đẹp phục vụ xã hội. Điều đó tạo nên những hệ quả xấu: làm suy thoái đạo đức con người, suy giảm chất lượng cuộc sống và dần dần suy yếu nền kinh tế quốc dân.
HAI ĐỊNH HƯỚNG TRONG KINH DOANH
Trong xã hội phức tạp hiện nay, kinh doanh được rẽ sang hai hướng chính: Thứ nhất, kinh doanh lấy mục tiêu phục vụ cho lợi ích xã hội là hàng đầu. Thứ hai, kinh doanh lấy mục tiêu lợi nhuận là chính, không chỉ bất chấp sự tàn phá băng hoại đạo đức mà còn ảnh hưởng xấu đến nhiều phương diện khác của xã hội. Hai hướng đi của việc kinh doanh sẽ quyết định sự thịnh suy của một quốc gia. Nếu ta đủ trí tuệ để chọn con đường thứ nhất thì quốc gia ấy sẽ được sống trong một môi trường tốt đẹp, đầy đủ và đạo đức chính là nền tảng cho sự thành công đó.
KINH DOANH THÀNH CÔNG CẦN CÓ SỰ HY SINH
Người tiêu dùng luôn thích sử dụng sản phẩm vừa tốt, vừa rẻ. Như vậy nhà sản xuất kinh doanh cần có ba điều: Thứ nhất, chú trọng xây dựng một nền kỹ thuật cao, khi khoa học công nghệ được đẩy mạnh thì máy móc, thiết bị sẽ trở nên tân tiến hơn, từ đó sẽ gia tăng năng suất, cho ra những sản phẩm tốt và chất lượng. Và điều cốt lõi ở đây chính là, để có thể tạo ra những thiết bị hiện đại như vậy thì đòi hỏi bộ óc của con người phải hết sức thông minh, sáng tạo và cực kỳ vất vả, phải hy sinh rất nhiều thứ: thời gian, công sức,…. Mà mục tiêu ban đầu họ cần phải hướng đến đó là chỉ nghĩ đến lợi ích của cộng đồng, góp phần dựng xây một đất nước hiện đại để bắt kịp với sự phát triển của toàn cầu. Nếu ban đầu mục tiêu mà họ hướng đến là vì lợi nhuận thì có thể bước đầu sẽ thành công nhưng dần dần chính sự đam mê vào lợi nhuận ấy có thể sẽ phá vỡ mọi thứ đã gây dựng.
Thứ hai, khi công nhân chấp nhận với một khoản lương thấp, đồng nghĩa với việc giá thành của sản phẩm sẽ thấp và ngược lại nếu công nhân nhận lương cao thì chi phí đó tính vào giá thành sản phẩm sẽ cao. Nhiều chủ doanh nghiệp vì muốn hạ giá thành sản phẩm mà bắt nhân công phải lao động trong nhiều giờ với giá rẻ mạt, không đóng bảo hiểm và phụ cấp cho họ theo đúng quy định. Khi đó, người công nhân sẽ khổ và liên lụy đến cả gia đình, người thân của họ. Doanh nghiệp bóc lột sức lao động của công nhân như vậy cũng sẽ không thể phát triển lâu dài.
Thứ ba, để có thể cạnh tranh trên các thị trường buôn bán thì người chủ phải chịu lợi nhuận thấp, đặc biệt ở giai đoạn mới khởi nghiệp. Tuy nhiên việc đề cao thành quả làm ra phục vụ cho đời sống lên hàng đầu sẽ giúp ta thành công trong kinh doanh vì khi đó ta nhận được sự hài lòng của cộng đồng về chuẩn mực kinh doanh.
Như vậy khi hy sinh, hết lòng phụng sự không đòi hỏi, mong cầu thì ta sẽ không bao giờ sợ đói, không bao giờ thiếu. Như những người giáo viên vùng sâu vùng xa, chấp nhận đi dạy không lương để mang con chữ đến cho trẻ em nghèo hoặc chư Tăng vì hạnh nguyện độ sinh, không ngại khó khăn, đi khắp các nơi thuyết giảng Phật Pháp mang đạo lý đến cho những người chưa biết thì đó là tinh thần của đạo Phật, còn bên ngoài cuộc sống không ai dám “liều” như vậy! Nhưng chúng tôi có một niềm tin mãnh liệt rằng, xã hội ai cũng “liều” thì lúc đó thế giới như thiên đường.
Chúng tôi biết rằng sự hy sinh đó là vô cùng khó khăn, đòi hỏi những người kinh doanh phải có được lòng từ bi, tình thương yêu con người, phải làm vô số điều thiện lành để chung tay đắp xây thế giới. Người đó phải có tâm hay lo nghĩ tới người khác, khi thấy con người chưa viên mãn thì phải nghĩ ra cách làm sao cho họ tốt hơn. Vấn đề này thuộc về lĩnh vực đạo đức vì đạo đức là nền tảng.
KINH DOANH LẤY MỤC TIÊU LỢI NHUẬN LÀ CHÍNH, BẤT CHẤP SỰ TÀN PHÁ BĂNG HOẠI ĐẠO ĐỨC XÃ HỘI SẼ HƯỚNG TA ĐẾN NGÕ CỤT
Có những loại hình kinh doanh đem lại lợi nhuận cao nhưng là một trong những nguyên nhân làm cho xã hội ngày càng suy đồi như quán nhậu, vũ trường, sòng bạc, casino, v.v. Tuy được cấp phép nhưng đó không phải là nhu cầu cần thiết giúp con người sống và làm việc, mà chỉ thỏa mãn sự ham ăn, ham chơi, phóng túng, thích hưởng thụ của con người. Nó đem lại tác hại khôn lường cho xã hội. Bởi vì từ đó sẽ phát sinh nhiều vấn đề nghiêm trọng của xã hội như: vấn nạn bảo kê, cho vay nặng lãi, sử dụng chất kích thích, sự trao đổi, mua bán thân xác, v.v. để phục vụ cho những thú vui trụy lạc, thấp hèn.
KINH DOANH CẦN HIỂU SÂU NHÂN QUẢ
Một khi đạo đức xuống cấp thì nền kinh tế sẽ không bao giờ phát triển được. Bởi vì tâm lý chỉ thích ăn chơi hưởng thụ sẽ làm người ta không những tiêu tốn tiền bạc mà còn làm hao mòn sức khỏe, nhân cách và cái phước đã tạo dựng.
Hầu hết các Nhà nước cho phép những loại hình kinh doanh sa đọa, nuôi dưỡng những loại hình kinh doanh như thế để thu thuế thì sẽ có lúc nó quay lại làm phá hoại xã hội, gây ra khủng hoảng kinh tế. Bởi vì các Nhà nước đó không đứng trên quan điểm của đạo Phật – không hiểu luật Nhân quả nên không nhận ra điều đó. Hoặc trong số đó cũng có một số quốc gia coi đạo Phật là quốc giáo, nhưng tinh thần đạo Phật lại không được những nhà lãnh đạo đất nước đó áp dụng vào việc xây dựng kinh tế, để có nhiều kẽ hở cho những loại hình kinh doanh đi ngược với đạo đức. Có lẽ các quốc gia đó có tinh thần tôn trọng đạo Phật nên vẫn còn cái phước gì đó khiến cho đất nước dường như được phục hồi kinh tế. Nhưng nếu họ không hối hận thì sẽ sớm rơi vào cuộc khủng hoảng khác.
Từ lâu người ta đã quen với việc kinh doanh thì phải tạo ra lợi nhuận. Nhưng khi người ta đặt lợi nhuận lên trên hết thì điều họ mang lại chính là sự bất ổn cho xã hội và làm cho đạo đức thoái lùi. Nếu chủ doanh nghiệp nào cũng hiểu và áp dụng Luật Nhân quả vào trong kinh doanh, luôn giữ tâm niệm phục vụ cuộc đời thì doanh nghiệp ấy sẽ phát triển bền vững, tạo ra nhiều giá trị tốt đẹp cho xã hội, góp phần giúp nền kinh tế của đất nước đi lên mãi
Kiên Giang: Khảo hạch giới tử tại Đại giới đàn Giác Phước PL.2568 – DL.2024
Ban Trị sự TP.Hà Nội và Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn tổ chức tọa đàm tại chùa Bằng
Học viện PGVN tại Hà Nội kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11
Văn phòng Hội đồng Chứng minh thông báo về việc cấp phát học bổng Đức Nhuận (toàn phần) năm 2024
Ninh Bình: Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia tưởng niệm nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông