Đồng Tháp: Ban Thường trực Ban Trị sự GHPGVN tỉnh triển khai hoạt động Phật sự
Trước sự phát triển và ảnh hưởng của tôn giáo trên thế giới, nhiều sáng kiến đưa ra để lựa chọn một tôn giáo điển hình phù hợp với xu hướng phát triển của nhân loại tiến bộ. Sau nhiều năm xem xét, vào ngày 15-12-1999, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc tại phiên họp thứ 54, mục 174 của chương trình nghị sự đã chính thức chấp nhận đề nghị của 34 quốc gia thành viên chọn Phật giáo là tôn giáo điển hình vì giá trị đạo đức, văn hóa và tư tưởng hòa bình bất bạo động của Đức Phật Thích Ca.
Hôm nay, 26-9, chư tôn đức, thành viên Thường trực của Ủy ban Tổ chức Quốc tế Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc (ICDV) bắt đầu đến TP.HCM nhằm tham dự Phiên họp thứ nhất giữa ICDV với Giáo hội Phật giáo Việt Nam, chuẩn bị cho Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc 2025.
Thượng tọa Thích Thanh Phong, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban Tổ chức Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc 2025 do GHPGVN đăng cai, đích thân đón tiếp Hòa thượng TS.Tampalawela Dhammaratana (quốc tịch Pháp), Chủ tịch Học viện Phật giáo Frankfurt, Phó Chủ tịch ICDV.
Hòa thượng Phra Brahmapundit hiện là Thành viên Hội đồng Tăng-già tối cao Vương quốc Thái Lan, Chủ tịch Hội đồng Đại học MCU, đồng thời là Chủ tịch Hiệp hội các Đại học Phật giáo quốc tế (IABU).
Đại diện cho Việt Nam tham dự ICDV hiện có GS.TS Lê Mạnh Thát, Phó Viện trưởng Học viện Phật giáo VN tại TP.HCM, Phó Chủ tịch IABU.
Nói với Báo Giác Ngộ, Thượng tọa Thích Thanh Phong cho biết hôm nay 10 thành viên thuộc Thường trực ICDV sẽ đến TP.HCM để tham dự Phiên họp trong 2 ngày 27, 28-9-2024, nhằm thống nhất tổng thể về công tác tổ chức Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc lần thứ 20 và lần thứ 4 tổ chức tại Việt Nam.
“Theo lịch, chúng tôi sẽ đón Hòa thượng Chủ tịch ICDV trong chuyến bay từ Thái Lan đến TP.HCM vào tối nay, sau khi các thành viên Thường trực khác đã có mặt, để chuẩn bị cho chương trình nghị sự bắt đầu vào lúc 8 giờ sáng mai, 27-9, trong phiên họp phối hợp với GHPGVN; đồng thời khảo sát thực tế địa điểm tổ chức sự kiện văn hóa, học thuật và tôn giáo quốc tế này ở cơ sở II Học viện Phật giáo VN tại TP.HCM (xã Lê Minh Xuân, H.Bình Chánh). Mọi công tác chuẩn bị đã hoàn tất.”, Thượng tọa cho biết.
Theo đó, trong chương trình của 2 ngày làm việc, ICDV và GHPGVN sẽ thảo luận và thống nhất về chương trình tổng thể Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc 2025 do GHPGVN đăng cai tổ chức.
Vesak là sự kiện thiêng liêng, kỷ niệm ngày Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đản sinh, thành đạo và nhập Niết-bàn, diễn ra vào ngày trăng tròn tháng Tư Âm lịch (tương đương tháng 5 Dương lịch).
Trước sự phát triển và ảnh hưởng của tôn giáo trên thế giới, nhiều sáng kiến đưa ra để lựa chọn một tôn giáo điển hình phù hợp với xu hướng phát triển của nhân loại tiến bộ. Sau nhiều năm xem xét, vào ngày 15-12-1999, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc tại phiên họp thứ 54, mục 174 của chương trình nghị sự đã chính thức chấp nhận đề nghị của 34 quốc gia thành viên chọn Phật giáo là tôn giáo điển hình vì giá trị đạo đức, văn hóa và tư tưởng hòa bình bất bạo động của Đức Phật Thích Ca.
Từ đó Đại lễ Vesak được công nhận là lễ hội văn hóa, tôn giáo quốc tế của Liên Hiệp Quốc, phổ biến toàn thế giới.
Tại Thái Lan, sự kiện này đã được tổ chức liên tục 19 năm qua. Việt Nam đăng cai tổ chức sự kiện này nhiều nhất so với các quốc gia khác. Lần đầu tiên Đại lễ này được tổ chức tại nước ta vào năm 2008, ở Hà Nội; sau đó tại Ninh Bình (2014) và Hà Nam (2019).
Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc năm 2025 sẽ là lần thứ tư tại Việt Nam, do GHPGVN đăng cai, diễn ra tại TP.HCM, gắn liền với những sự kiện lớn là kỷ niệm 50 năm ngày thống nhất đất nước (1975-2025) và 80 năm thành lập nước (1945-2025).
Diệu Nghiêm/Báo Giác Ngộ
Đồng Tháp: Ban Thường trực Ban Trị sự GHPGVN tỉnh triển khai hoạt động Phật sự
Đồng Nai: Khai giảng Lớp Cao đẳng Phật học hệ chuyên khoa, niên khóa 2024-2026
Thanh Hóa: Ban Trị sự Phật giáo tỉnh khởi công xây dựng nhà ở cho hộ nghèo tại huyện Quan Hóa
Kiên Giang: Khảo hạch giới tử tại Đại giới đàn Giác Phước PL.2568 – DL.2024
Ban Trị sự TP.Hà Nội và Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn tổ chức tọa đàm tại chùa Bằng