Đồng Tháp: Ban Thường trực Ban Trị sự GHPGVN tỉnh triển khai hoạt động Phật sự
Vô thường, cùng với Khổ và Vô ngã, là một trong Tam pháp ấn quan trọng nhất của nhà Phật mà người tu phải thực chứng. Vô thường, nghĩa là mọi vật, hiện tượng trong vũ trụ này đều chuyển biến, thay đổi không ngừng, thay đổi trong từng sát na. Thường thường, khi nghe
Vô thường, cùng với Khổ và Vô ngã, là một trong Tam pháp ấn quan trọng nhất của nhà Phật mà người tu phải thực chứng. Vô thường, nghĩa là mọi vật, hiện tượng trong vũ trụ này đều chuyển biến, thay đổi không ngừng, thay đổi trong từng sát na.
Thường thường, khi nghe tin ai đó chết đột ngột, chúng ta hay thảng thốt kêu lên: “Đời đúng là vô thường”.
Thường thường, khi nghe tin ai đó, trước kia thành đạt, giàu có, nay bỗng phá sản, vỡ nợ, chúng ta hay buột miệng kêu lên: “Cuộc sống đúng là vô thường”.
Thường thường, khi nghe tin ai đó đột nhiên mắc trọng bệnh, hay bị tai nạn, hỏa hoạn, chúng ta bàng hoàng kêu lên: “Mọi thứ vô thường quá”…
Vâng! Đó là điều chúng ta thường nói, thường nghe, nhất là những năm Đại dịch covid bùng phát, lượng người chết như ngả rạ. Và vô tình, nhiều người đã gắn chặt vô thường với những tai ương, hiểm họa, mất mát, khổ đau. Hiểu như vậy không sai nhưng chưa đủ về vô thường. Hiểu như vậy mới thấy phần nổi của tảng băng chìm vô thường.
Vô thường, cùng với Khổ và Vô ngã, là một trong Tam pháp ấn quan trọng nhất của nhà Phật mà người tu phải thực chứng. Vô thường, nghĩa là mọi vật, hiện tượng trong vũ trụ này đều chuyển biến, thay đổi không ngừng, thay đổi trong từng sát na (đơn vị thời gian ngắn nhất như một chớp mắt). Đó là một quy luật, nằm ngoài mong muốn, tầm kiểm soát của con người. Nó có thể chuyển biến từ tốt thành xấu, từ được thành mất và ngược lại, từ xấu thành tốt, mất thành được.
Nhờ vô thường, một đứa trẻ sinh ra mới có thể lớn lên, trưởng thành. Khi mắc bệnh, nhờ vô thường, chúng ta mới có cơ hội chữa lành và khỏe mạnh. Khi có cảm xúc tiêu cực như giận hờn, khổ đau, tuyệt vọng, nhờ vô thường, chúng ta mới có thể chuyển hóa thành niềm vui, sự lạc quan, tin tưởng…
Là một người tu thiền quán, hàng ngày, em phải thường xuyên quán thân, tâm, pháp và thọ để hiểu, thực chứng về vô thường, khổ và vô ngã. Thực chứng về vô thường giúp em rất nhiều lợi lạc:
– Thực chứng về vô thường giúp em sống sâu sắc, trân quý những gì mình đang có trong giây phút hiện tại. Ví như khi ngắm một bình hoa sen, em biết, chỉ ngày mai thôi, sen sẽ tàn. Vì thế, em có mặt trọn vẹn với hoa, tận hưởng trọn vẹn hương, sắc của hoa. Để rồi ngày mai hoa rụng, em không hề nuối tiếc.
Khi em gặp gỡ ai đó, em luôn ý thức một điều: người đang ngồi cạnh mình đây, lúc này, lát nữa chia tay, không biết đến bao giờ mới gặp lại. Vì thế, em luôn gắng có mặt 100% cho người đó. (Có mặt 100% nghĩa là THÂN ở đây nhưng TÂM cũng phải ở đây, bây giờ). Em chăm chú lắng nghe người ấy, nói những lời ái ngữ với người ấy. Và nếu như muốn tặng thứ gì, muốn làm điều gì tốt cho người ấy, em gắng làm ngay. Bởi em hiểu, đời vô thường lắm. Có những thứ, chỉ để đến ngày mai thôi, đã là quá muộn.
– Thực chứng về vô thường, giúp em bình thản trước mọi chuyện được mất. Bởi em hiểu: “trong phúc có họa trong họa có phúc”. Trong cái được của ngày hôm nay nhiều khi là mầm mống của cái mất ngày mai, và ngược lại, trong cái mất của ngày hôm nay lại là mầm mống của cái được ngày mai. Vì thế, em được gì cũng chẳng quá vui và mất gì cũng chẳng quá buồn. Nhờ thế, tâm em lúc nào cũng an.
Những ai sống gần em nhiều năm nay, đều thấy rõ điều đó. Ngay cả những người thân nhất, cũng không biết, em dạo này làm ăn ra sao? Công việc thế nào? Có kiếm được tiền hay không? Bởi lúc nào gặp em cũng thấy tươi mát, an nhiên, tự tại.
Có một truyện em rất tâm đắc trong cuốn “Cổ học tinh hoa”, ảnh hưởng rất lớn đến cái thấy trên của em. Đó là truyện “Tái Ông mất ngựa”. Chuyện rằng: Có một vị quan nuôi một con ngựa quý. Ngày nọ, nó bỏ đi. Bạn bè nghe tin đến chia buồn. Ông bảo: “Mất ngựa biết đâu lại là điềm may”. Quả nhiên, mấy hôm sau, con ngựa quý trở về. Hơn thế, lại “rủ” thêm con tuấn mã nữa đi cùng. Anh em láng giềng thấy vậy đến chia vui. Ông lại chép miệng: “Ôi dào! Được thêm ngựa biết đâu lại là hoạ đó”.
Ông có một cậu con trai duy nhất, rất mê cưỡi ngựa. Trong một lần cưỡi, cậu ngã, gãy chân. Người thân đến chia buồn. Nhưng Tái Ông vẫn ung dung: “Biết đâu lại là phúc đó!”. Vài năm sau, đất nước bị giặc giã, trai tráng tất thảy phải ra trận. Người chết như ngả rạ. Riêng cậu con trai ông vì tàn tật mà được ở lại và sống sót, ở với cha trọn đời, sinh con đẻ cái.
Chuyện chỉ có thế. Rất đơn giản, súc tích, ngắn gọn. Nhưng thông điệp thì thật sâu sắc: Sự đời may rủi thất thường, hãy bình tĩnh mà chiêm nghiệm và suy xét. Mất chưa hẳn là mất, mất cũng chưa hẳn là mất tất cả. Vì vậy, đừng có nản lòng, nhụt chí. Có khi chính từ sự mất mát, tai ương hôm nay lại là tiền đề đem lại cho ta điều may mắn ngày mai. Quả là “trong phúc có hoạ”, “trong hoạ lại có phúc”. Sự đời thật khó mà lường.
– Thực chứng được vô thường giúp em bình thản đối diện, đón nhận với mọi sóng gió, khó khăn. Không kêu ca, phàn nàn, không chán nản, bi quan. Bởi em hiểu tất cả đều vô thường. Nếu ta biết cách chuyển hóa thì từ những vũng bùn lầy của khổ đau này, ta sẽ ươm trồng được rất nhiều đóa hoa sen.
Có một câu thơ của cổ nhân mà em vô cùng yêu thích, coi đó là châm ngôn sống của đời mình. Yêu thích đến độ năm 28 tuổi, khi mua căn nhà đầu tiên ở Hà Nội, em đã nhờ một thư pháp gia nổi tiếng viết câu thơ này, treo trên phòng thờ để hàng ngày, mỗi khi thắp hương, em có thể nhìn thấy. Câu thơ đó là: “Văn phi sơn thủy vô kỳ chí. Nhân bất phong sương vị lão tài”. Tạm dịch là:
“Văn không sông núi, không cao diệu,
Người chẳng phong sương, khó rạng tài”.
– Thực chứng được vô thường của vạn vật, giúp em dứt trừ dần những tham ái, giữ tâm bình thản trước mọi hoàn cảnh đổi thay bất ngờ. Nhờ thế, tâm em ngày càng an tịnh hơn, xây đắp được nhiều hạnh phúc chân thật hơn. Không đi tìm cầu những dục lạc tạm bợ bên ngoài nữa.
Đôi lời chia sẻ cùng các anh chị về vô thường để chúng ta hiểu đúng, hiểu sâu về thuyết nổi tiếng của nhà Phật này. Càng tích cực tu học, em càng thấy giáo lý đạo Phật thật thâm hậu và vi diệu, có công năng giúp con người giác ngộ, giải thoát dần dần, và cứu cánh cuối cùng là giải thoát hoàn toàn khổ đau.
Song, trên thực tế, giáo lý đạo Phật đòi hỏi con người phải có trí tuệ do tu tập, không dung nạp sự vô minh. Bởi vậy, mà trong giáo lý có chỗ đã đưa nhận thức của con người vượt xa cái tầm thường, nên con người (kiến chấp) khó tiếp nhận. Chính vì điều này, mà chúng ta cần phải trao đổi giáo lý và phương pháp tu tập để nương tựa vào nhau trên lộ trình học và tu Phật, lộ trình Văn – Tư – Tu.
Bài viết của nhà báo Hoàng Anh Sướng
Đồng Tháp: Ban Thường trực Ban Trị sự GHPGVN tỉnh triển khai hoạt động Phật sự
Đồng Nai: Khai giảng Lớp Cao đẳng Phật học hệ chuyên khoa, niên khóa 2024-2026
Thanh Hóa: Ban Trị sự Phật giáo tỉnh khởi công xây dựng nhà ở cho hộ nghèo tại huyện Quan Hóa
Kiên Giang: Khảo hạch giới tử tại Đại giới đàn Giác Phước PL.2568 – DL.2024
Ban Trị sự TP.Hà Nội và Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn tổ chức tọa đàm tại chùa Bằng