Kiên Giang: Khảo hạch giới tử tại Đại giới đàn Giác Phước PL.2568 – DL.2024
Chùa Hàn Sơn là ngôi chùa cổ nằm ở phía Tây trấn Phong Kiều, Tô Châu. Chùa được xây dựng vào khoảng đầu thế kỷ thứ VI, thuộc niên hiệu Thiên Giám (502-519) thời vua Lương Võ Đế nhà Lương, với tên gọi ban đầu là Diệu Lợi Phổ Minh tháp viện. Trong loạn Thái
Chùa Hàn Sơn là ngôi chùa cổ nằm ở phía Tây trấn Phong Kiều, Tô Châu. Chùa được xây dựng vào khoảng đầu thế kỷ thứ VI, thuộc niên hiệu Thiên Giám (502-519) thời vua Lương Võ Đế nhà Lương, với tên gọi ban đầu là Diệu Lợi Phổ Minh tháp viện.
Trong loạn Thái Bình Thiên Quốc, chùa bị phá hủy và được xây lại năm 1905. Đến khoảng niên hiệu Trinh Quán (627-649) thời Đường Thái Tông, tên gọi Hàn Sơn mới được đặt, nhằm tưởng nhớ đến một vị sư trụ trì nơi đây. Sau những thăng trầm của lịch sử, chùa Hàn Sơn đã được các triều đại từ Tống tới Thanh gìn giữ, tu bổ cho đến ngày nay.
Chùa tọa lạc trên một khu đất rộng 10.600m2. Các công trình kiến trúc chính của chùa gồm có Đại hùng Bảo điện, Tàng kinh các và Tháp chuông. Mỗi công trình đều có những nét độc đáo và giá trị riêng.
Chùa Hàn Sơn không chỉ thu hút du khách bằng những câu chuyện kể ly kỳ mà còn là nguồn cảm hứng vô tận của bao lớp thi nhân. Trước phong cảnh hữu tình miền sông nước Giang Nam, nhà thơ Trương Kế đời Đường đã viết nên những vần thơ Đường bất hủ, đó là bài Phong Kiều dạ bạc:
Nguyệt lạc ô đề sương mãn thiên
Giang phong ngư hỏa đối sầu miên
Cô Tô thành ngoại Hàn Sơn tự
Dạ bán chung thinh đáo khách thuyền.
Dịch thơ:
Trăng tà tiếng quạ kêu sương
Lửa chài cây bến sầu vương giấc hồ
Thuyền ai đậu bến Cô Tô
Nửa đêm nghe tiếng chuông chùa Hàn San.
Nguyễn Hàm Ninh dịch (1808-1867)
Ngày nay, khi đến viếng chùa Hàn Sơn, du khách có dịp chiêm ngưỡng bức bích họa nổi tiếng mang tên “Hàn Sơn – Thập Đắc” được khắc trên đá của danh họa La Sính Sở đời nhà Thanh, thủ bút của thư pháp gia nổi danh Trương Xư Liêu đời Tống qua bộ kinh Kim cương, hoặc khám phá Tàng kinh các – nơi lưu trữ kinh thư của nhà Phật.
Ngoài ra, chùa Hàn Sơn còn có hệ thống tượng Phật, Tôn hành giả, Thập bát La Hán, các bia đá ghi lại những vần thơ tuyệt tác của các thi nhân ở Trường Lang và những quả chuông đã làm nên cái hồn cho Hàn Sơn tự, nhất là vào những đêm trừ tịch, khi 108 tiếng chuông ngân vang giữa đêm, người ta mới cảm hết được cái thần và hồn của Phong Kiều Dạ Bạc trên bến nước Cô Tô.
Cũng chính vì tiếng chuông chùa Hàn Sơn nổi tiếng như thế, cho nên hàng năm, đúng vào lúc giao thừa, chùa Hàn Sơn lại tổ chức Lễ hội thỉnh Đại hồng chung trang trọng, 108 tiếng chuông sẽ được gióng lên ngân nga. 108 tiếng chuông biểu trưng cho 108 phiền não mà con người thường phải đối mặt trong cuộc sống. Lễ hội này thường thu hút đông đảo Phật tử và du khách đến tham gia. Người ta tin rằng, người nào nghe tiếng chuông chùa Hàn Sơn vào đêm giao thừa thì 108 phiền não cũng sẽ được bay đi theo gió và trong năm mới không còn phiền muộn nữa.
Chùa Hàn Sơn được xếp vào danh mục một trong mười ngôi chùa cổ nổi tiếng nhất Trung Hoa, mỗi năm có đến hàng triệu du khách trong và ngoài nước đến viếng chùa và thưởng ngoạn phong cảnh hữu tình của vùng sông nước Cô Tô.
TIN KHÁC
Kiên Giang: Khảo hạch giới tử tại Đại giới đàn Giác Phước PL.2568 – DL.2024
Ban Trị sự TP.Hà Nội và Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn tổ chức tọa đàm tại chùa Bằng
Học viện PGVN tại Hà Nội kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11
Văn phòng Hội đồng Chứng minh thông báo về việc cấp phát học bổng Đức Nhuận (toàn phần) năm 2024
Ninh Bình: Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia tưởng niệm nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông