Thứ ba, 30/04/2024 06:57:19 (UTC+7) 169

Đức Phật có giấu gì không truyền dạy lại?

Người ta không thấy một tôn giáo nào khác có tự do tư tưởng như Phật giáo. Sự tự do này thật cần thiết, vì theo đức Phật, sự giải thoát của con người tùy thuộc vào chính trực nhận chân lý, chứ không phải vào ân huệ của một thần linh hay một quyền năng bên ngoài nào ban thưởng cho sự quy phục.

Đức Phật có giấu gì không truyền dạy lại?

Đức Phật là vị Thầy độc nhất đã không tự xưng là gì khác hơn là một con người, hoàn toàn chỉ là một con người. Những vị Giáo chủ khác thì hoặc là Thượng đế, hay Thượng đế nhập thể trong những hình thức khác nhau, hay được Thượng đế mặc khải.

Ðức Phật không những chỉ là một con người, Ngài lại còn là một con người tự nhận không được một thiên khải nào từ bất cứ một vị thần linh hay một quyền năng nào khác. Ngài tuyên bố tất cả những gì Ngài thực hiện được, đạt đến được và hoàn thành được, đều hoàn toàn do nỗ lực và trí tuệ con người.

Theo Phật giáo, con người tự mình làm chủ mình, không có một thực thể hay quyền năng nào cao hơn có thể định đoạt số phận nó. Ðức Phật dạy: “Tự ta là chỗ nương tựa cho ta, còn ai khác có thể làm nơi nương tựa?”

Ngài khuyên các môn đệ hãy “nương tựa nơi chính mình,” không bao giờ nên tìm nơi nương tựa hay sự giúp đở của bất cứ người nào khác. Ngài giảng dạy, khuyến khích và cổ võ mỗi người tự mở mang và tìm sự giải thoát cho chính mình, vì con người vốn có năng lực tự giải thoát khỏi mọi ràng buộc bằng trí tuệ và nỗ lực của chính mình.

Ðức Phật dạy: “Các đức Như Lai giảng dạy Chánh đạo, nhưng chính các ngươi phải làm việc của mình.” Nếu người ta gọi đức Phật là một “đấng Cứu thế ” thì cũng chỉ vì Ngài đã tìm ra và chỉ con đường đi đến giải thoát, Niết-bàn. Nhưng tự chúng ta, ta phải bước trên đường ấy.

Chính vì nguyên tắc trách nhiệm cá nhân này mà đức Phật cho các môn đệ hoàn toàn tự do. Trong kinh Mahāparinibbāna (Ðại Bát Niết-bàn), đức Phật dạy Ngài không bao giờ nghĩ mình điều khiển Tăng già (Sangha) và Ngài cũng không muốn đoàn thể này tùy thuộc vào Ngài. Ngài dạy rằng trong giáo lý của Ngài, không có lý thuyết huyền bí, không có gì giấu giếm trong “nắm tay của đức Ðạo Sư” (àcariyamutthi), hay nói cách khác, Ngài không giấu gì trong tay áo cả.

Trong lịch sử các tôn giáo, người ta không thấy một tôn giáo nào khác có tự do tư tưởng như Phật giáo. Sự tự do này thật cần thiết, vì theo đức Phật, sự giải thoát của con người tùy thuộc vào chính sự trực nhận chân lý, chứ không phải vào ân huệ của một thần linh hay một quyền năng bên ngoài nào ban thưởng cho sự quy phục.

Trích: “Đức Phật đã dạy những gì”

XEM NHIỀU

25/03/2025 23:44:47

Chùa Phước Sơn – Ngọn đèn tâm linh giữa đại ngàn Đam Rông

Chùa Phước Sơn – Ngọn đèn tâm linh giữa đại ngàn Đam Rông   Lâm Đồng, ngày 23 tháng 3 năm 2025  Xã Rô Men, huyện Đam Rông chứng kiến khoảnh khắc thiêng liêng khi viên đá đầu tiên được đặt xuống, khai mở một hành trình đầy tâm huyết: dựng...
03/03/2025 20:33:27

CÁC MÔ HÌNH QUẢN TRỊ ỨNG DỤNG TẠO HIỆU QUẢ TẠI SNG GROUP

SNG Group là một tổ chức phát triển dựa trên nền tảng giá trị cốt lõi “Sống chân tình, kinh doanh chân chính” với tầm nhìn mang lại lợi ích chung cho cộng đồng. Dưới đây là những mô hình quản trị đã được SNG Group áp dụng thành công, tạo ra...
03/03/2025 19:42:27

Văn hoá doanh nghiệp và hình mẫu lãnh đạo tiêu biểu

  Văn hóa doanh nghiệp chính là cách nghĩ, cách sống và cách làm của doanh nghiệp. Hay nói một cách cụ thể hơn, văn hóa doanh nghiệp chính là cách nghĩ, cách sống và cách làm việc của từng con người trong doanh nghiệp đó. Có thể hiểu, văn hóa doanh...
15/02/2025 17:44:10

Thiền định trong vai trò làm mẹ

Các vị thánh Phật giáo thường được mô tả với lòng từ bi của người mẹ, thể hiện sự kiên nhẫn vô tận như một người mẹ chăm sóc con cái ngày đêm.