Kiên Giang: Khảo hạch giới tử tại Đại giới đàn Giác Phước PL.2568 – DL.2024
Thế kỉ thứ VI Trước Công Nguyên, lục địa Ấn Độ bao gồm nhiều quốc gia: Phía Bắc có một vương quốc rộng lớn tên là Kosala (Kiều Tát La), vua trị vì là Maha Kosala ( Đại Kiều Tát La), thủ đô là Savatthi (Xá Vệ).
Tiếp giáp phía Nam của Kosala là vương quốc Magadha (Ma Kiệt Đà), thủ đô là Rajagaha (Thành Vương Xá).
Nhiều tiểu quốc chung quanh đều lệ thuộc hai vương quốc này.
Phía Đông Bắc của vương quốc Kosala là tiểu quốc Sakya (Thích Ca) xinh đẹp và yên bình, kinh đô là Kapilavastu [hay tiếng Pali là Kapilavatthu] (Ca Tỳ La Vệ) do dòng họ Gotama trị vì. Kinh đô Kapilavastu chỉ cách kinh thành Savatthi không đầy 300 dặm.
Phía Nam Sakya là các tiểu quốc lân bang như : Koliya, Sakkaras…rất thuần phục Kapilavastu. Phía Đông Sakya là các lãnh địa do các vị tiểu vương cai trị và đều có liên quan thân tộc, lệ thuộc Sakya. Phía nam của rặng núi Hy Mã lạp Sơn quanh năm tuyết phủ, là đất nước Sakya xinh tươi, kinh thành Ca Tỳ La Vệ khá phồn thịnh và thanh bình.
Nước Sakya thời bấy giờ, có hệ thống tổ chức gần giống một quốc gia Cộng hòa. Vua của nước Sakya là do Hội đồng Sakya bầu ra và được sự chuẩn y của vua nước Kosala. Vua nắm quyền hành về tổ chức, hành chính và vương vị, nhưng quân đội lại do hai vị tướng quân của vua Maha Kosala bầu ra để nắm giữ.
Vào thời điểm đó, vua Sudohdana (Vua Tịnh Phạn) đã được Hội đồng Sakya bầu làm người đứng ra trị vì tiểu quốc Sakya.
Trong tiếng Ấn Độ ngày xưa, chữ “Sudho” nghĩa là lúa, chữ “Dana” nghĩa là sạch. Chữ Sudhodana ghép lại nghĩa là “một người giỏi trồng lúa” hoặc “Lúa sạch” (Clean Rice). Ám chỉ thời bấy giờ xã hội Ấn Độ rất coi trọng tài sản về đất đai, canh tác giỏi và tầm quan trọng của cây lúa trong đời sống, xã hội, chính trị…của người dân toàn lục địa Ấn Độ bấy giờ.
Vua Sudhodana là người giỏi về nhiều mặt như đánh võ, ngoại ngữ, ngoại giao, tài hùng biện, tổ chức quân đội, cai trị về pháp luật và giáo hóa dân chúng. Do là một vị vua tài giỏi và đức độ, nên nội trị và ngoại giao với các nước lân bang đều rất tốt. Tình hình trong nước ổn định, biên cương thì bình yên, hiếm khi xảy ra mâu thuẫn hay xung đột về nước cũng như đất đai, lương thực. Trong việc cai trị dân chúng trong nước, ông khuyến khích các ngành nghề, tạo điều kiện cho việc thương buôn thuận lợi vì thương nghiệp vẫn là huyết mạch kinh tế.
Sự trì vì của vua song song với Pháp chế là việc giáo dục, cảm hóa. Nhờ vậy mà tình hình vương quốc Sakya lúc bấy giờ rất yên ổn, thanh bình và xinh đẹp.
Vùng biên của tiểu quốc Sakya thường xảy ra các vụ nổi loạn của bộ tộc khác, nguyên nhân chủ yếu là dân chúng vùng đấy phải gánh chịu hạn hán, mất mùa, đói kém và thiếu lương thực. Sau khi cho người cất quân dẹp loạn thì vua Tịnh Phạn cũng tức tốc gửi nhiều đoàn xe lương thực để ổn định tình hình đói kém cho dân nơi đó và ký kết giao hảo, chung sống hòa bình dưới sự bảo hộ của Sakya, nên dân chúng những vùng tự trị đó đều thuần phục Sakya và vua Sudhodana.
Và, song song với việc điều hành, nhiếp chính của vua Tịnh Phạn, ta không thể kể đến người phụ nữ rất thành thiện và kỳ tuyệt mà ta hay gọi là Thánh Mẫu Maya…
Khánh Quản
Kiên Giang: Khảo hạch giới tử tại Đại giới đàn Giác Phước PL.2568 – DL.2024
Ban Trị sự TP.Hà Nội và Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn tổ chức tọa đàm tại chùa Bằng
Học viện PGVN tại Hà Nội kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11
Văn phòng Hội đồng Chứng minh thông báo về việc cấp phát học bổng Đức Nhuận (toàn phần) năm 2024
Ninh Bình: Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia tưởng niệm nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông