Thứ Ba, 19/03/2024, 09:51 (GMT +7)
| Hà Nội,

Chùa Hội Khánh: Ngôi danh lam cổ tự trên đất Bình Dương

Chua Hoi Khanh Ngoi Danh Lam Co Tu Tren Dat Binh Duong 192229

Theo tư liệu của Bảo tàng tỉnh Sông Bé (thời điểm năm 1994), ngôi danh lam cổ tự này do Đại Ngạn Thiền sư khai sơn từ năm 1741. Đến đời thứ 6, Hòa thượng Thích Từ Văn trụ trì, chùa đã trở thành ngôi Tổ đình, có nhiều công trình kiến trúc chạm trổ điêu khắc độc đáo.

Tam quan chùa Hội Khánh.
Tam quan chùa Hội Khánh.

Sau gần 120 năm, cổng chùa vẫn vững chãi, trơ gan cùng tuế nguyệt.
Sau gần 120 năm, cổng chùa vẫn vững chãi, trơ gan cùng tuế nguyệt.

Đặc biệt, những năm 1923-1926, cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc, thân sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, đã đến chùa này và cùng với Hòa thượng Từ Văn lập ra Hội Danh dự, để truyền bá tư tưởng yêu nước trong giới Phật giáo.

Trong giai đoạn 1945-1975, ngôi tam bảo này có nhiều đóng góp sức người, sức của vào công cuộc cứu nước. Nhiều chư tăng đã đi theo con đường chân tu và đóng góp vào sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.

Kỹ thuật đính khảm sành sứ, tạo hoa văn trên cổng, nóc chùa ở chùa Hội Khánh là điểm nhấn kiến trúc độc đáo.
Kỹ thuật đính khảm sành sứ, tạo hoa văn trên cổng, nóc chùa ở chùa Hội Khánh là điểm nhấn kiến trúc độc đáo.

Một đầu rồng khảm sành sứ ngoài cổng chùa.
Một đầu rồng khảm sành sứ ngoài cổng chùa.

Rồng và hoa văn khảm sành sứ trên nóc chùa.
Rồng và hoa văn khảm sành sứ trên nóc chùa.

Theo Hòa thượng Thích Huệ Thông, trụ trì chùa Hội Khánh hiện nay, kiến trúc chùa đẹp và tráng lệ như hiện nay nhờ vào công sức qua lịch sử gần 300 năm.

Chánh điện chùa với kiến trúc mang dáng dấp kiến trúc Nam Bộ.
Chánh điện chùa với kiến trúc mang dáng dấp kiến trúc Nam Bộ.

Năm 1868, chùa được Hòa thượng Toàn Tánh trùng tu sau khi bị giặc Pháp đốt phá.

Năm 1883, Hòa thượng Chương Đắc tổ chức đúc Đại Hồng Chung – pháp khí đầu tiên đúc tại Thủ Dầu Một.

Năm 1885, Hòa thượng Ấn Long cho khắc kinh mộc bản, gồm các bộ: Di Đà, Hồng Danh, Vu Lan, Phổ Môn, Kim Cang… Về sau, các bộ kinh này được Hòa thượng Từ Văn trùng khắc vào năm 1930.

Năm 1908, Hòa thượng Từ Văn xây lại cổng Tam quan (cổng Tam quan trước đó có từ năm 1784).

Ngôi bảo tháp 7 tầng để tôn thờ Xá Lợi Phật, Bồ Tát, Chư vị Tổ Sư...
Ngôi bảo tháp 7 tầng để tôn thờ Xá Lợi Phật, Bồ Tát, Chư vị Tổ Sư…

Từ cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, các bộ tượng Phật và hệ thống hoành phi, bao lam, liễn đối… của chùa được tôn tạo, bổ sung, có giá trị nghệ thuật đặc biệt, do chính các nghệ nhân đất Thủ thực hiện.

Đặc biệt, năm 1920, kiến trúc chùa Hội Khánh và các bộ tượng Phật, La Hán, được mang triển lãm tại Marseille (Pháp) do Hòa thượng Từ Văn làm chủ lễ.
Đặc biệt, năm 1920, kiến trúc chùa Hội Khánh và các bộ tượng Phật, La Hán, được mang triển lãm tại Marseille (Pháp) do Hòa thượng Từ Văn làm chủ lễ.

Một tấm biển chùa Hội Khánh được khảm sành sứ đã hư hỏng, đang được bảo tồn.
Một tấm biển chùa Hội Khánh được khảm sành sứ đã hư hỏng, đang được bảo tồn.

Khuôn viên chùa đẹp như một bức tranh.
Khuôn viên chùa đẹp như một bức tranh.

Sớm mai ở chùa Hội Khánh.
Sớm mai ở chùa Hội Khánh.

Năm 2008, Trụ trì Huệ Thông đã cho xây dựng công trình Phật học, thư viện với diện tích gần 14.000 mét vuông, đối diện chùa Hội Khánh.

Đặc biệt, tầng trên công trình có tôn trí đại tượng đức Bổn Sư Thích Ca nhập Niết bàn cao 22m, dài 52m. Tháng 5-2013, Tổ chức Kỷ lục Châu Á xác lập kỷ lục “Tượng Phật nhập Niết bàn trên mái chùa dài nhất châu Á”.
Đặc biệt, tầng trên công trình có tôn trí đại tượng đức Bổn Sư Thích Ca nhập Niết bàn cao 22m, dài 52m. Tháng 5-2013, Tổ chức Kỷ lục Châu Á xác lập kỷ lục “Tượng Phật nhập Niết bàn trên mái chùa dài nhất châu Á”.

Đăng Huỳnh

Nguồn:https://phatgiao.org.vn/

Chia sẻ:
Facebook
Twitter
WhatsApp
Email
Print

Bình Luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

TÌM KIẾM

Ads 300x250