Kiên Giang: Khảo hạch giới tử tại Đại giới đàn Giác Phước PL.2568 – DL.2024
Chùa Hộ Pháp tọa lạc tại số 610/2B Trần Phú, phường 5, thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. Chùa nằm trong quần thể thắng tích Thích Ca Phật Đài Vũng Tàu có tổng diện tích 29 hecta. Riêng chùa có diện tích 2.000 m2.
Chùa được ông Phan Văn Giác xây dựng vào năm 1970 với tên tịnh thất Thiện Huệ trên sườn phía Bắc núi Lớn. Năm 1972, tịnh thất đổi tên thành thiền đường Hộ Pháp, mang tên Thiền sư Hộ Pháp Dhammapala (1901-1987), vị danh tăng của Phật giáo Nam Tông Việt Nam. Đến năm 1988, Sư trụ trì Giác Trí đổi tên chùa Hộ Pháp và tổ chức nhiều đợt trùng tu, xây dựng ngôi chùa.
Sư Giác Trí đã tổ chức xây dựng ngôi chánh điện chùa Hộ Pháp vào năm 1997. Điện Phật bài trí tôn nghiêm, thờ tượng đức Phật Thích Ca Chuyển Pháp Luân cao 6,5m, bằng xi măng, dát vàng 24K; và hai tượng đức Phật tạc bằng gỗ, tạo tác năm 2000, mỗi tượng cao 3,2m: tượng đức Phật phát tình thương (kết ấn vô úy) và tượng đức Phật thỏa nguyện ước (kết ấn thí nguyện). Bên ngoài, hai bên cửa chính, tôn trí tượng đức Phật ban phước lành và đức Phật du hóa, cả hai được tạc bằng đá trắng.
Thiền đường Hộ Pháp thờ hai tượng đức Phật Thích Ca thành đạo. Trong đó, pho tượng đức Phật bằng đồng nặng 999kg do Tăng đoàn Phật giáo Thái Lan và gia đình Phật tử Vũ Thị Mùi Tường cúng dường năm 2009, tôn trí ở giữa Phật điện. Ở điện Phật còn tôn thờ pho tượng Bồ tát Di Lặc bằng gỗ do gia đình quý Phật tử Lương Thị Thanh Thủy và Hà Thị Vy cúng dường; và pho tượng Lão tăng bái Phật bằng gỗ, được chạm khắc công phu.
Trước cửa thiền đường có treo quả chuông đồng màu xanh nặng 999kg có độ ngân vang xa khoảng 5km (theo lời Sư trụ trì). Mặt tường bên ngoài thiền đường được chạm khắc bộ tranh tượng “Lịch sử kết tập kinh luật lần thứ nhất” tại thành Vương Xá (sau lễ trà tỳ đức Phật Thích Ca) với mục đích xác định chính xác giới luật và kinh văn để tránh những sai lệch do hiểu lầm hoặc phá hoại.
Đặc biệt, trong ngôi chánh điện, Sư Giác Trí đã cho thực hiện 4 tấm bia kinh Chuyển Pháp Luân làm bằng gỗ sao khảm xà cừ, khắc bằng bốn ngôn ngữ: Việt, Anh, Pali và Hoa. Mỗi tấm bia có kích thước: cao 3,4m; rộng 1m; dày 10cm. Các tấm bia được lồng trong giá gỗ, phía trên có chạm khắc hình bánh xe Chuyển Pháp Luân và chư Thiên đang cỡi mây nghe pháp. Bộ bia kinh này đã được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam xác lập vào ngày 21/9/2013 nội dung:“Bia kinh Chuyển Pháp Luân khảm xà cừ bằng bốn ngôn ngữ có kích thước lớn nhất”. Ngoài bộ bia kinh, ở Phật điện còn có chiếc trống được làm vào năm 2000, giá đỡ được chạm rồng ở bốn điểm tựa, kỹ thuật chạm khắc tinh xảo.
Nằm trong quần thể thắng tích Thích Ca Phật Đài – Vũng Tàu, chùa Hộ Pháp là nơi tiếp đón đông đảo Phật tử, du khách hằng ngày đến tham quan, lễ Phật. Bộ bia kinh Chuyển Pháp Luân đã được xác lập Kỷ lục Việt Nam, là một di sản văn hóa quý báu của Phật giáo Nam Tông Việt Nam nói riêng và Phật giáo toàn cầu nói chung!
Kiên Giang: Khảo hạch giới tử tại Đại giới đàn Giác Phước PL.2568 – DL.2024
Ban Trị sự TP.Hà Nội và Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn tổ chức tọa đàm tại chùa Bằng
Học viện PGVN tại Hà Nội kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11
Văn phòng Hội đồng Chứng minh thông báo về việc cấp phát học bổng Đức Nhuận (toàn phần) năm 2024
Ninh Bình: Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia tưởng niệm nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông