Ban Trị sự TP.Hà Nội và Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn tổ chức tọa đàm tại chùa Bằng
Tôi hiện đang là giảng viên nghành tâm lý Học tại trường Đại Học Harvard Hoa Kỳ, một ngôi trường có tiếng trên toàn thế giới. Tôi không theo tôn giáo nào. Tuy nhiên, tôi là một trong những người có cảm tình với Đạo Phật, trong thời gian qua, tôi thấy truyền thông bẩn tấn công Phật Giáo Việt Nam quá nhiều, nên hôm nay tôi lên tiếng cho lẽ phải, cho chân lý, mong mọi người chia sẽ và lan truyền rộng rãi cho quần chúng được hiểu thêm về Đạo Phật.
Trong quá trình giảng dạy tôi có nghiên cứu về Đạo Phật, và tôi thấy lịch sử của Đức Phật viết lại rằng, Đức Phật là một vị Thái tử, từ bỏ cung vàng điện ngọc, vợ đẹp con thơ, quyết chí đi xuất gia để tìm đường cứu giúp nhân loại chìm đắm trong lầm than bể khổ. Năm năm tầm sư học đạo, sáu năm tu khổ hạnh rừng già, lúc đầu Ngài chọn con đường khổ hạnh, tu học theo 5 Anh Em Kiều Trần Như, và nhiều vị Thầy ép xác khổ hạnh khác. Tuy nhiên tất cả phương pháp đó, cuối cùng không mang đến lợi lạc cho tự thân và mọi người nên Ngài đã từ bỏ, chọn con đường Trung Đạo, và Ngài dạy các đệ tử cũng nên chọn con đường Trung Đạo mà đi, không quá xa hoa, nhưng cũng không được khổ hạnh vì không mang đến lợi lạc gì cả.
Chân lý mà Đức Phật giác ngộ thì bao la rộng lớn, Ngài mở ra rất nhiều pháp môn, tùy theo căn cơ trình độ chúng sinh và tùy theo quốc độ mình hóa độ, không nên cứng nhắc, mà phải tùy duyên thích ứng. Người tu theo Bắc tông, người tu theo Tịnh Độ tông, người tu theo Thiền tông, người tu theo Khất sĩ, người tu theo Mật tông, người tu theo Tiểu thừa,… Tất cả pháp môn này không có gì sai, tùy theo họ lựa chọn và đi đúng đường, đúng hướng, ví dụ: Từ TPHCM ra Hà Nội quý vị có thể đi máy bay, đi tàu hỏa, đi xe hơi, đi xe máy, đi bộ, tất cả các phương tiện đều đến đích, nhưng tùy theo sự lựa chọn của mỗi người. Bây giờ xã hội hiện đại, đi máy bay là nhanh nhất, còn thời gian và sức khỏe để làm bao nhiêu việc khác cho đời có ý nghĩa hơn. Đi bộ cũng đến nhưng mất thời gian và tốn sức khỏe, có cần thiết để đi bộ không. Giờ này thế giới đã lên cung trăng rồi, thời xưa Đức Phật đi bộ là vì không có xe. Nếu nói chùa to Phật lớn thì Phật Giáo không thể nào so sánh bằng Công giáo được. Một ngôi Nhà Thờ Pha Lê Crytal Cathedral ở giáo phận Quận Cam, tổng chi phí trùng tu là 113 triệu USD và phải mất 7 năm để trùng tu. Và tất cả các nhà thờ đều nằm ở những địa thế đắc địa, rộng rãi, có đầy đủ tiện nghi sang trọng, lịch thiệp, là nơi diễn ra những buổi lễ lớn cho giáo dân, và cộng đồng người việt tỵ nạn tại Quận Cam. Những ngày Lễ, họ đều ăn mặt đẹp, sang trọng, lộng lẫy khi đến nhà Thờ.
Các Cha và Sơ được lãnh lương, được trả tiền để đi học, và con chiên đã đóng những khoản tiền này, nhiều nơi còn trừ thẳng mỗi tháng 10% tiền lương của con chiên, ngoài ra họ còn kinh doanh trường học, bệnh viện, khách sạn, Đài truyền thanh, truyền hình và nhiều cái khác nữa để có tiền trang trãi mọi sinh hoạt cho Nhà Thờ. Còn đối với Phật Giáo, các Thầy, các Sư Cô không có đồng lương nào, chủ yếu nhờ Phật tử thương mến ủng hộ, tự học và tự lo. Giáo hội cũng không có ngân quỹ để cho. Có lẽ vì lý do nào đó, mà các tổ chức Phật giáo trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, không thành lập ngân quỹ chung cố định để duy trì hoạt động của mình. Khi các tổ chức trong Phật giáo có việc chung cần ngân quỹ thì mới kêu gọi các tự viện và tín đồ xuất gia, tại gia đóng góp.
Nếu nói chùa to Phật lớn, thì cả trong nước lẫn nước ngoài, được bao nhiêu ngôi chùa to Phật lớn? Ở nước ngoài, Chùa vẫn phải đóng thuế, vẫn phải mua bảo hiểm, vẫn phải trả tiền nợ ngân hàng, vẫn phải trả tất cả các khoản chi phí khác, nếu không đáp ứng được thì 3 tháng sẽ bị tịch thu và chính phủ sẻ cho đóng cửa, vậy nếu không có tiền và không nhận tiền cúng dường làm sao tồn tại?
Còn chùa trong nước Việt Nam, được bao nhiêu chùa to, tôi thấy rất nhiều ngôi chùa quê còn rất nghèo, không có nhà ở cho các Sư, không có nhà bếp, không có điện, không có nhà vệ sinh, đất cũng không có, các Sư đến phải huy động kêu gọi từ mọi hướng để giúp nhân dân xây dựng khôi phục từ từ. Và một ngôi chùa là đại diện cho toàn thể nhân dân mấy trăm hộ dân, là nơi tâm linh của toàn thể nhân dân. Bây giờ, trong thời đại tiến bộ hơn, nhà cửa của người dân cũng được xây dựng tốt hơn, thế mà để cho ngôi chùa của toàn dân rách nát thô sơ thì như vậy mới đúng chánh pháp??? Quý vị muốn Phật Giáo chỉ như vậy thôi sao!? Nhà Thờ thì muốn nguy nga tráng lệ, còn chùa chiền thì phải rách nát và quý Sư thì phải đi ăn mày ăn xin!? Thiệt là vô lý! Ngày xưa chùa chỉ để dành cho các người già đến lễ Phật thôi, còn bây giờ chùa còn là nơi sinh hoạt cho tất cả mọi thế hệ, và cũng là nơi làm lễ cưới xin cho các Phật tử, do vậy chùa cũng cần phải trang nghiêm và đầy đủ tiện nghi. Nếu không mỗi buổi lễ phải đi thuê trường học, hội trường và thuê rạp trả rất nhiều tiền. Và tâm lý ai cũng muốn có những bức hình đẹp và chỗ ngồi khang trang khi đến chùa, chứ cũng không phải ai cũng muốn đi ăn mày, ăn xin và ngồi đầu đường xó chợ, nên đó là lý do ngày càng có những ngôi chùa khang trang mọc ra.
Quý Phật tử phải tỉnh táo để thấy được nghịch lý của một nhóm Youtuber và Tiktoker không có học dựng lên như thế. Ăn mày ăn xin thì chỉ độ được cho ăn mày ăn xin, tầng lớp nào độ được cho tầng lớp ấy, không có bằng cấp Tiến Sĩ thì không thể làm Thầy các vị giáo Sư Tiến Sĩ được, không thể đi ăn mày ăn xin mà làm Thầy một thằng tỷ phú được, làm sao nó tin. Làm sao Ông Bill Gate và Elon Musk có thể đi theo một người ăn mày và ăn xin được.
Ở Mỹ làm gì cũng phải có bằng, nấu ăn cũng phải có bằng, làm móng tay cũng phải có bằng, quét dọn cũng phải có bằng, chăm sóc trẻ em cũng phải có bằng, chăm sóc người già, ngay cả cha mẹ mình cũng phải có bằng. Bởi vì có thể anh giỏi, anh dở hoặc anh có kinh nghiệm gì đó không cần biết, nhưng bằng cấp là chứng minh anh đã được đào tạo và được chứng nhận từ một trường lớp có uy tín. Do vậy Phật Giáo cũng thế, muốn trở thành một vị Sư cũng phải qua huấn luyện và qua trường lớp đạo tạo, chứ một người không học, không bằng cấp, không qua trường lớp, không biết giữ vệ sinh, chăm sóc sức khỏe bản thân là cái tối thiểu nhất mà cũng không có, thì làm sao tâng bóc lên Ông này, Ông kia được, ấy thế mà mọi người cứ ùa theo một cách mê lầm. Chưa kể ngồi gần sẽ bị hôi và nhiễm bệnh, lây bệnh cho mọi người, và mang mầm móng bệnh cho toàn thể người dân Việt, và ngành y tế Bác Sĩ phải vào cuộc để chữa trị như Covid 19, toàn thế giời phải hứng chịu. Một người đứng đầu và đại diện cho một tôn giáo phải là một người hoàn hảo, học hành uyên thâm, y áo phải chỉnh tề, nói năng phải chuẩn mực, và phải được rèn luyện từ bé như Đức Đạt Lai Lạt Ma chứ không thể dựng một người ăn mày lên làm biểu tượng cho một tôn giáo nào đó, và rồi Phật tử a dua theo là những người u mê, thiếu trí tuệ. Đừng để những người ngu muội dẫn dắt và đưa đường dẫn lối cho mình đi theo.
Tôi có đôi dòng chia sẽ như vậy, mong các bạn hãy bình tâm suy nghĩ và quán chiếu, đừng làm cầu thang cho kẻ xấu bước lên. Tôn giáo nào cũng vậy và xã hội nào cũng vậy, không phải mọi người đều xấu, hoặc mọi người đều tốt. Một người không đại diện cho tất cả, người nào sai người đó chịu tội. Bởi vậy từ thời Đức Phật đã có giới luật và nhà nước nào cũng có luật nhà nước đó, nhưng đâu phải công dân nào cũng theo, nếu ai cũng làm đúng, thì nước đó đã không có nhà tù, không có tội tử hình.
Hiện tại những tôn giáo khác và những người không có cảm tình với Phật Giáo đang phá Phật Giáo bằng cách ghép hình ảnh, xuyên tạc, cắt xén những bài giảng, nên mọi người nghe phải có trí tuệ, nghe cái gì phải nghe hết bài, không phải bỏ đầu, bỏ đuôi và nghe mỗi đoạn giữa thì chẳng hiểu được gì.
Cầu nguyện cho Phật Giáo Việt Nam đứng vững trước mọi nghịch cảnh. Cầu nguyện cho đất nước Việt Nam luôn bình yên và thịnh vượng.
Bài viết của Giáo Sư Kate Nguyễn
New York, ngày 14 tháng 06 năm 2024. Lúc 06:54’
Ban Trị sự TP.Hà Nội và Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn tổ chức tọa đàm tại chùa Bằng
Học viện PGVN tại Hà Nội kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11
Văn phòng Hội đồng Chứng minh thông báo về việc cấp phát học bổng Đức Nhuận (toàn phần) năm 2024
Ninh Bình: Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia tưởng niệm nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông
Hà Nam: Khai mạc Khóa bồi dưỡng kiến thức về giới luật Phật giáo năm 2024