Kiên Giang: Khảo hạch giới tử tại Đại giới đàn Giác Phước PL.2568 – DL.2024
Từ năm 2009 đến nay, Việt Nam đã có 7 di sản tư liệu được UNESCO công nhận, biểu trưng cho di sản tư liệu của thế giới. Tuy nhiên, hiện nay trong Luật Di sản văn hóa, di sản tư liệu tại Việt Nam chưa có các quy định để nhận diện các giá trị cũng như lan tỏa rộng rãi trong cộng đồng.
Hiện nay, Việt Nam có 3 di sản tư liệu thế giới gồm Mộc bản triều Nguyễn, Châu bản triều Nguyễn, bia Tiến sĩ Văn Miếu Quốc Tử Giám; 4 di sản tư liệu khu vực châu Á – Thái Bình Dương là Mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm, Văn thơ trên kiến trúc cung đình Huế, Mộc bản trường học Phúc Giang, Hoàng hoa sứ trình đồ.
Bên cạnh các di sản đã được UNESCO công nhận, hiện nay Việt Nam còn sở hữu một kho tàng “đồ sộ” các di sản tư liệu đang được lưu trữ trong các trung tâm lưu trữ quốc gia, trung tâm di sản, thư viện, bảo tàng, đình chùa, đền miếu… Có thể kể đến số tư liệu thời Pháp thuộc để lại, hiện đang được bảo quản tại các kho lưu trữ quốc gia; các nhóm tư liệu cá nhân của các nhà khoa học, các văn nghệ sĩ đã được sưu tập, hiến tặng, được bảo quản ở các Trung tâm Lưu trữ Quốc gia hoặc Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt Nam.
Theo ông Phan Thanh Hải – Ủy viên Hội đồng Di sản quốc gia, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Thừa Thiên-Huế: Phật giáo Huế hiện còn bảo quản 2.933 ván khắc kinh Phật các loại. Trong đó, chùa Từ Đàm hiện là nơi có số lượng lưu trữ lớn nhất với 1.319 bản khắc mộc bản. Đặc biệt tại chùa Trúc Lâm hiện vẫn còn gìn giữ bản kinh Kim Cang – một pháp bảo quý, độc bản dưới thời Tây Sơn. Ngoài ra, Thừa Thiên-Huế còn là nơi còn lưu giữ nhiều tư liệu Hán – Nôm quý giá có từ thời Lê đến thời Nguyễn, đa phần được lưu giữ trong các làng, họ tộc, tư gia các gia đình hoàng tộc triều Nguyễn.
Hay như Viện Nghiên cứu Hán Nôm cũng đang lưu giữ khoảng 5 nghìn tấm ván khắc Phật giáo và gần 70 nghìn tập sách cổ ghi chép các vấn đề tự nhiên, xã hội, con người Việt Nam truyền thống. Đặc biệt, trong công đồng hiện nay có một số lượng lớn di sản tư liệu tư nhân được lưu giữ trong dòng họ thuộc sở hữu tư nhân… trải dài trên khắp đất nước.
Hài hòa giữa bảo quản và phát huy
Đánh giá về số tư liệu trên, PGS.TS Nguyễn Tuấn Cường – Viện trưởng Viện Nghiên cứu Hán Nôm chia sẻ: Thực tế nguồn di sản tư liệu dù phong phú đến mức nào, nhưng nếu không được quản lý tốt, bảo quản tốt thì sẽ sớm dẫn đến hư hại, mất mát, đó chính là “sự kiệt quệ có hại” theo quan niệm đã dẫn của UNESCO.
Ông Cường cũng dẫn chứng, không ít bia đá đang phơi mình dưới phong sương, nhiều kho mộc bản còn chưa được bảo quản tốt, nguồn thư tịch cổ chưa được đầu tư đúng mức sẽ dẫn đến hư hại, đó là còn chưa kể đến sự thất thoát thư tịch cổ Việt Nam ra nước ngoài.
Nhà sử học Dương Trung Quốc thông tin, đã có một thời chúng tôi gọi lưu trữ các di sản tư liệu là “nấm mồ tư liệu”, bởi vì nó quý thật, chứa đựng nhiều thông tin thật đấy nhưng không ai tiếp cận được cả. Ông Quốc cũng chia sẻ kỷ niệm khi tham gia một chuyến đi sang Nga để khai thác các tư liệu lịch sử mới, nhưng đến khi mang về thì những tư liệu đó lại bị “đóng kín lại, thậm chí gói chặt, dán tem, không cho ai tiếp cận cả”. Sau đó, một đơn vị khác cũng cần tư liệu tương tự lại phải lặn lội sang Nga một lần nữa để tìm được tài liệu, trong khi những gì đã có lại cất kín trong kho.
Thậm chí ở cấp độ nhà nước, hiện nay, 4 trung tâm lưu trữ quốc gia thuộc Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước vẫn chưa chia sẻ được dữ liệu với nhau. Có một thực tế nếu muốn tìm tài liệu ở cả 4 trung tâm thì không có cách nào khác phải đi đến từng trung tâm để tìm thông tin. Một điều mà nếu không phải nhà nghiên cứu thì có lẽ sẽ không có ai di chuyển từ trung tâm lưu trữ ở Hà Nội vào Trung tâm lưu trữ ở Lâm Đồng để làm điều đó.
Có thể nói, di sản tư liệu hiện nay vẫn còn là vấn đề mới mẻ tại Việt Nam. Hiện nay, việc lưu trữ các tài liệu cá nhân chủ yếu trên tinh thần tự nguyện và chuyển giao tài liệu cho lưu trữ quốc gia cũng trên tinh thần này. Trong khi, các tài liệu quý giá mà các cá nhân muốn lưu giữ tại nhà nhưng nếu không được bảo quản tốt, khoa học sẽ rất dễ hư hỏng. Vì vậy, Nhà nước cũng cần có cơ chế chính sách khuyến khích, thúc đẩy việc tiếp cận các cá nhân và các khối tài liệu nói trên như các chính sách cho lưu trữ tư nhân, cho các cá nhân lưu trữ tốt… Bên cạnh đó, dù đã định hình từ nhiều năm nhưng hiện nay chưa được quy định trong Luật di sản văn hóa, cũng như ở bất cứ văn bản quy phạm pháp luật nào của Việt Nam. Về chức năng, nhiệm vụ quản lý về di sản tư liệu cũng chưa được chính thức giao cho một cơ quan đầu mối ở Trung ương quản lý, đòi hỏi trong thời gian tới cần quy định rõ hơn chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm quản lý nhà nước về di sản tư liệu.
Kiên Giang: Khảo hạch giới tử tại Đại giới đàn Giác Phước PL.2568 – DL.2024
Ban Trị sự TP.Hà Nội và Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn tổ chức tọa đàm tại chùa Bằng
Học viện PGVN tại Hà Nội kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11
Văn phòng Hội đồng Chứng minh thông báo về việc cấp phát học bổng Đức Nhuận (toàn phần) năm 2024
Ninh Bình: Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia tưởng niệm nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông