Đồng Nai: Khai giảng Lớp Cao đẳng Phật học hệ chuyên khoa, niên khóa 2024-2026
Tính ưu việt của đạo Phật là vô ngã. Vậy thì ai quy y Tam bảo và Tam bảo là ai? Tính ưu việt của đạo Phật là vô ngã. Vậy thì chắc chắn không thể nói “tôi” đã quy y. Trong bằng quy y luôn xác nhận tên họ người quy y và vị
Tính ưu việt của đạo Phật là vô ngã. Vậy thì ai quy y Tam bảo và Tam bảo là ai?
Tính ưu việt của đạo Phật là vô ngã. Vậy thì chắc chắn không thể nói “tôi” đã quy y. Trong bằng quy y luôn xác nhận tên họ người quy y và vị Thầy truyền quy giới như xác nhận rằng anh A đã quy y với Thầy B rồi.
Bằng quy y thực ra chỉ mang tính tục đế để nhắc nhở việc tu hành thôi, đừng vì vậy mà tưởng rằng “tôi” đã quy y tại chùa C với Hoà thượng X, theo hệ phái Z…mà cần nhớ rằng quy y là chỉ nương tựa nơi 3 đức tính quý báu là Tam bảo.
Vậy thì ai quy y Tam bảo và Tam bảo là ai. Tuyệt đối không ai là người quy y và cũng không có quy y ai cả. Chỉ có hành động, nói năng, suy nghĩ mới cần nương tựa nơi 3 đức tính cao quý là sáng suốt (Phật), định tĩnh (Pháp), trong lành (Tăng) mà thôi. Như Đức Phật dạy trong Kệ Pháp Cú rằng:
Tự mình nương tựa mình
Không nương tựa ai khác
Khi tự mình thuần tịnh
Là chỗ nương khó được.
Vậy quy y chính là thân khẩu ý trở về nương tựa nơi 3 đức tính quý báu nhất trên đời đó là bản tâm sáng suốt, định tĩnh, trong lành mà Đức Phật gọi là Tâm Chói Sáng (Pabhassara Citta) nơi chính mình chứ không phải nương tựa ai khác.
Đồng Nai: Khai giảng Lớp Cao đẳng Phật học hệ chuyên khoa, niên khóa 2024-2026
Thanh Hóa: Ban Trị sự Phật giáo tỉnh khởi công xây dựng nhà ở cho hộ nghèo tại huyện Quan Hóa
Kiên Giang: Khảo hạch giới tử tại Đại giới đàn Giác Phước PL.2568 – DL.2024
Ban Trị sự TP.Hà Nội và Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn tổ chức tọa đàm tại chùa Bằng
Học viện PGVN tại Hà Nội kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11