
Để kết nối các tự viện với công tác Phật sự tại địa phương hiệu quả
“Phàm có khổ nào khởi lên, tất cả khổ ấy khởi lên lấy tham ái làm căn bản, lấy tham ái làm sở nhân. Tham ái là căn bản của khổ.”
Thật vi diệu thay, bạch Thế Tôn! Thật hy hữu thay, bạch Thế Tôn! Thật là khéo nói, lời nói này của Thế Tôn: “Phàm có khổ gì khởi lên, tất cả khổ ấy khởi lên đều lấy tham ái làm căn bản, lấy tham ái làm sở nhân. Tham Ái là căn bản của khổ!”
Bạch Thế Tôn, con có người con trai tên là Ciravàsii, sống xa ở đây. Khi giờ nó dậy, bạch Thế Tôn, con cử người đi và nói: “Này Ông, hãy đi và hỏi thăm đứa trẻ Ciravàsii”. Cho đến khi người ấy chưa trở về, bạch Thế Tôn, con ở trong tình trạng bồn chồn hồi hộp: “Không biết đứa trẻ Ciravàsii có bệnh tật gì không?”
Ông nghĩ thế nào, này Thôn trưởng, nếu đứa trẻ Ciravàsii của Ông bị giết, hay bị bắt, hay bị thiệt hại, hay bị chỉ trích, Ông có khởi lên sầu, bi, khổ, ưu, não không?
Bạch Thế Tôn, nếu đứa con trai Ciravàsii của con bị giết, hay bị bắt, hay bị thiệt hại, hay bị chỉ trích, hay sinh mạng bị đổi khác, thời làm sao con không khởi lên sầu, bi, khổ, ưu, não được?
Với pháp môn này, này Thôn trưởng, cần phải hiểu như sau: Phàm có khổ nào khởi lên, tất cả khổ ấy đều lấy tham ái làm căn bản, lấy tham ái làm sở nhân. Tham Ái là căn bản của khổ.
Nguồn Kinh: Tương Ưng Thôn Trưởng
Để kết nối các tự viện với công tác Phật sự tại địa phương hiệu quả
Tiếng chuông Phật giáo hội nhập kỷ nguyên mới: Đánh thức hồn thiêng dân tộc
Hành trình về Vạn Hạnh – Một ngày tháng bảy của tâm linh và ký ức
Danh sách lãnh đạo chủ chốt Ban Trị sự GHPGVN 15 tỉnh, thành phía Nam mới sau sáp nhập