Logo chính thức của Đại lễ Phật đản Vesak Liên Hợp Quốc 2025
Giây phút được nhiều người chờ đợi đã đến, các Phật tử nhẹ nhàng cài bông hồng lên ngực áo cha mẹ và những người tham gia buổi lễ. Chư tôn đức được Phật tử cài lên ngực bông hồng màu vàng tượng trưng cho màu của đạo Phật, thể hiện sự giải thoát, cưu mang và tuệ giác. Người còn cha, còn mẹ được cài bông hồng hồng, người mất cha hoặc mất mẹ được cài bông hồng trắng nhằm nhắc nhở mỗi người trân trọng với những gì mình đang có, biết yêu thương hơn cuộc sống.
Vừa qua, ngày 20/8/2024 (nhằm ngày 17/7 năm Giáp Thìn), tại chùa Tích Sơn (phường Tích Sơn- TP. Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc) CLB Tâm Sen lần đầu tiên trang nghiêm tổ chức tri ân bậc sinh thành mùa Vu lan – Báo hiếu năm 2024.
Chứng minh cho buổi lễ có: TT. Thích Giác Minh- Ủy viên Thường trực ban Pháp chế TƯ, Ủy viên Ban Hoằng pháp TƯ GHPGVN, trụ trì chùa Tích Sơn, Đại đức Thích Thiện Đức- Ủy viên BTS Phật giáo tỉnh- Phó BTS Phật giáo huyện Lập Thạch; Đại đức Thích Thiện Hạnh- Ủy viên BTS Phật giáo TP. Vĩnh Yên, Đại đức Thích Minh Đức- Ủy viên BTS Phật giáo TP. Vĩnh Yên.
Về phía đại biểu khách mời có ông Dương Văn Hà- Phó Chủ tịch HĐND phường Tích Sơn; ông Phạm Văn Hảo- Chủ tịch Ủy ban MTTQ phường Tích Sơn; quý Phật tử chùa Tích Sơn cùng ông, bà là cha mẹ các thành viên CLB Tâm Sen cũng về tham dự.
Phát biểu khai mạc TT. Thích Giác Minh nhấn mạnh Đạo hiếu, từ ngàn đời nay vẫn luôn là giá trị đạo đức cao đẹp, là nền tảng cho mọi sự phát triển trong cuộc sống. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, bậc giác ngộ vĩ đại, đã từng dạy rằng: “Thiện cùng cực không gì hơn hiếu, ác cùng cực không gì hơn bất hiếu”. Lời dạy này đã khẳng định tầm quan trọng của đạo hiếu trong cuộc sống mỗi con người.
Tại buổi lễ, Chư tôn đức Tăng cùng quý Phật tử đã làm lễ niêm hương, bạch Phật, chú nguyện và tụng kinh Vu Lan báo hiếu để đại chúng hiểu hơn về ý nghĩa của ngày lễ Vu lan, đồng thời cầu nguyện cho thế giới được hòa bình, chúng sinh an lạc, cầu nguyện cho cha mẹ hiện tiền được phúc thọ tăng long, cầu nguyện cho cửu huyền thất tổ, các anh hùng, liệt sỹ, chiến sỹ trận vong, đồng bào tử nạn được sinh về cảnh giới an lành.
Giây phút được nhiều người chờ đợi đã đến, các Phật tử nhẹ nhàng cài bông hồng lên ngực áo cha mẹ và những người tham gia buổi lễ. Chư tôn đức được Phật tử cài lên ngực bông hồng màu vàng tượng trưng cho màu của đạo Phật, thể hiện sự giải thoát, cưu mang và tuệ giác. Người còn cha, còn mẹ được cài bông hồng hồng, người mất cha hoặc mất mẹ được cài bông hồng trắng nhằm nhắc nhở mỗi người trân trọng với những gì mình đang có, biết yêu thương hơn cuộc sống.
Đạo từ tại buổi lễ Thượng tọa Thích Giác Minh đã giảng giải cho Phật tử về ý nghĩa ngày lễ Vu Lan, chia sẻ về chữ “Hiếu” trong đạo Phật. Đồng thời, nhắc nhở mọi người dù bộn bề thế nào, hãy luôn nghĩ về mẹ cha, mở lòng với đồng loại để thương yêu nhau nhiều hơn.
Phạm Cường
Logo chính thức của Đại lễ Phật đản Vesak Liên Hợp Quốc 2025
Kiên Giang: Khóa tu “Bát quan trai” tháng 11 năm Giáp Thìn tại chùa Phật Quang
Những dấu hiệu để nhận biết bậc Thánh tăng
Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP.HCM tổ chức lễ Tốt nghiệp năm 2024 cho gần 400 Tăng Ni sinh