Thứ tư, 03/07/2024 00:13:47 (UTC+7) 17,454

Phật tử họa sĩ Pháp An chia sẻ “nhiều đời nhiều kiếp tôi từng vẽ tranh phật”

Phạm Văn Cường

Thời điểm ấy tôi cũng tự nhìn nhận lại công việc của mình, nhận ra rằng nếu đã kinh doanh thì vẽ tranh Phật là chưa đủ. Do đó tôi mở rộng thêm mảng vẽ chân dung, thư pháp… chiêu mộ thêm nhân viên. Cuối cùng là thêm vào dòng hàng in ấn, chính từ lúc này, mô hình kinh doanh của Pháp An dần đi vào ổn định và bắt đầu phát triển đi lên cho đến nay. Tuy nhiên, nhiều năm trở lại đây, hàng in ấn đang dần trở nên bão hòa, không còn phù hợp để tiếp tục duy trì, em quyết định chuyển hướng về như ban đầu, đó là thuần vẽ. Song, có một điều cần thừa nhận rằng, sau quá trình 7 năm tôi không còn đặt ra nhiều mục tiêu tham vọng như trước mà trở nên trầm tĩnh hơn, không muốn mọi thứ trở nên quá quy mô mà chỉ muốn duy trì ở mức vừa đủ, để bản thân luôn trong trạng thái thoải mái nhất chứ không lo lắng dồn dập như trước.   

Duyên lành thuở ấu thơ

Bạn đến với mỹ thuật từ khi nào?

– Có lẽ đối với tôi đó gọi là năng khiếu bẩm sinh. Ngay từ khi còn nhỏ, khoảng 3 tuổi, tôi đã bắt đầu biết vẽ vời, thậm chí ngay khi biết cầm viết, tôi cũng đã bắt đầu vẽ hình Phật. Trong ký ức của mình, tôi thích vẽ Phật hơn bất cứ hình tượng nào khác vào thời điểm ấy, có lẽ như trong Phật giáo Có một điểm thú vị, đó là Pháp An cũng chính là pháp danh của tôi sau khi được quy y tại chùa Huê Nghiêm (TP.Thủ Đức) vài tháng trước khi thành lập công ty. Bản thân tôi cũng nhận thấy mình khá có duyên với Phật giáo, khi từ nhỏ đã thích vẽ tranh Phật, lớn lên lại đi làm tại nơi được tiếp xúc nhiều với Phật giáo, cho đến khi thọ nhận pháp danh và mở ra một nơi thỏa đam mê vẽ tranh Phật cho mình.

Họa sĩ Đào Nguyễn Duy Khang pháp danh Pháp An

 “Triết lý kinh doanh đề cao quy chuẩn đạo đức, theo tôi phải được đặt trên nền tảng của triết lý Phật giáo như Bát Chánh đạo, Ngũ giới, Tứ diệu đế… và quan trọng hơn hết là có phù hợp với những lời dạy của Đức Phật hay không. Đó là triết lý vận hành của Pháp An, không có nghĩa rằng, bắt buộc toàn bộ nhân viên đều là Phật tử thuần thành, vì theo tôi dù bạn là tôn giáo nào, thành phần nào, cũng cần giữ cho mình một chuẩn mực đạo đức chung. Điểm đặc biệt thú vị của Pháp An là các cuộc team building của công ty khác xa những công ty khác, chúng tôi thường tổ chức đi chùa, hành hương cho hoạt động này thay vì vui chơi giải trí

* Mối nhân duyên của Khang, sự giao cảm của bạn khi đến với Phật giáo?

 – Thực tế, từ nhỏ tôi rất thích những thứ thuộc về văn hóa Á Đông và Phật giáo chắc chắn là một phần rất đặc trưng, cũng hết sức tiêu biểu trong đó. Do vậy, từ khi thi đậu vào Đại học Kiến trúc TP.HCM, năm 2012, cũng là giai đoạn tôi mới bước chân vào Sài Gòn, tôi đã bắt đầu tìm hiểu sâu hơn về Phật giáo. Với nhiều sự cộng hưởng thôi thúc, cho đến khi ra trường, tôi nhận thấy tâm hồn mình hướng về sự tự do, có phần bay bổng của người nghệ sĩ và mong muốn tìm kiếm sự an yên. Khác với suy nghĩ nhiều người khi nhìn vào Pháp An bây giờ, thời mới nảy sinh ý định và có duyên thành lập nơi này, tôi không hề có nền tảng kinh tế hỗ trợ. Trong túi lúc đó chỉ vỏn vẹn 10 triệu đồng tiền dành dụm từ lương của những ngày làm thêm. Đến giờ khi nghĩ lại, tôi cũng không thể hình dung vì sao Pháp An có thể đứng vững và phát triển suốt 7 năm qua chỉ với 10 triệu đồng thuở ban đầu. Nếu đó không phải là sự trợ duyên và kết tập của nghiệp lành chiêu cảm nhiều đời trước, thì còn có lý do nào khác?

Kiên trì với đam mê, trầm tĩnh nhìn mọi việc…

* Với số tiền khởi nghiệp khiêm tốn ấy, bạn đã chuẩn bị những gì cho Pháp An?

– Trước tiên cần đính chính lại rằng, ban đầu Pháp An mà tôi tạo dựng chỉ mới là một fanpage chuyên nhận vẽ tranh Phật mà thôi, chứ chưa hoàn toàn là một phòng tranh có mặt bằng như bây giờ. Thời điểm đó, tôi phải lui về ở với gia đình trong khoảng nửa năm, để tiết kiệm chi phí. 10 triệu đó tôi để dành mua giấy, bút, màu… và bắt đầu vẽ tranh Phật. Khởi đầu bằng sự sao chép những bức tranh đã sẵn có. Nhưng may mắn, những bức sao chép của tôi ngay khi được vẽ và đăng lên thì lập tức có người mua. Tiếp sau đó là dần có nhiều người đặt hàng vẽ tranh Phật hơn.

Như vậy, trong nửa năm, khi tôi đã có nguồn tranh nhất định, tay nghề cũng cải thiện và nâng cao hơn, tôi bắt đầu kêu gọi vốn bằng cách đưa các ý tưởng, kế hoạch xây dựng thương hiệu của mình lên một trang kết nối các nhà đầu tư. May mắn khi cũng có người đồng ý đầu tư vốn và lúc đó tôi chỉ chuyên tâm vào việc vẽ. Tuy nhiên, công cuộc hợp tác đầu tư này cũng chỉ duy trì không bao lâu thì dừng lại vì đôi bên nhận ra con đường đi không còn phù hợp với nhau. Đối với tôi, đây có thể coi như sự vấp ngã đầu tiên trên con đường thành lập thương hiệu Pháp An, nhưng tôi vẫn chưa từng có ý nghĩ từ bỏ.

Thời điểm ấy tôi cũng tự nhìn nhận lại công việc của mình, nhận ra rằng nếu đã kinh doanh thì vẽ tranh Phật là chưa đủ. Do đó tôi mở rộng thêm mảng vẽ chân dung, thư pháp… chiêu mộ thêm nhân viên. Cuối cùng là thêm vào dòng hàng in ấn, chính từ lúc này, mô hình kinh doanh của Pháp An dần đi vào ổn định và bắt đầu phát triển đi lên cho đến nay. Tuy nhiên, nhiều năm trở lại đây, hàng in ấn đang dần trở nên bão hòa, không còn phù hợp để tiếp tục duy trì, em quyết định chuyển hướng về như ban đầu, đó là thuần vẽ. Song, có một điều cần thừa nhận rằng, sau quá trình 7 năm tôi không còn đặt ra nhiều mục tiêu tham vọng như trước mà trở nên trầm tĩnh hơn, không muốn mọi thứ trở nên quá quy mô mà chỉ muốn duy trì ở mức vừa đủ, để bản thân luôn trong trạng thái thoải mái nhất chứ không lo lắng dồn dập như trước.

Tác phẩm của họa sĩ Pháp An

* Đây có thể được coi là sự chuyển hóa trong tâm thức của bạn?

– Đúng vậy, có một sự thay đổi rõ rệt trong tâm thức của tôi và nó khác biệt rất nhiều so với những gì tôi hình dung thuở ban đầu. Ở khía cạnh kinh doanh, so với trước đây, tôi hiểu rõ bản thân ở hiện tại cần làm những gì, vẽ như thế nào để nắm bắt và tạo dựng thị hiếu, biết cách thức vận hành tổ chức của mình trơn tru hơn, nguồn lực cũng phổ biến và tay nghề cao hơn trước. Mặt khác, về đạo tâm, khi dành thời gian nghiên cứu, tiếp xúc trực quan với văn hóa Phật giáo, rõ ràng thế giới quan của chúng ta sẽ trở nên sâu sắc hơn và tôi cũng nhận thấy ở mình điều đó. Một sự sâu sắc hơn khi nhìn vạn vật, quán chiếu về cuộc sống và như vậy không những cái chất trong nét vẽ của tôi có sự chuyển biến mà ngay cả triết lý kinh doanh cũng thay đổi rất nhiều. Tôi nói riêng và Pháp An nói chung không còn xô bồ nhộn nhịp như trước, thay vào đó là sự trầm tĩnh, ổn định và an yên.

* Bạn nghĩ như thế nào về mô hình hoạt động kinh doanh mảng văn hóa phẩm Phật giáo tại nước ta?

–  Có lẽ sẽ có không ít ý kiến trái chiều, song, tôi cho rằng những mô hình kinh doanh văn hóa phẩm Phật giáo tại Việt Nam chưa thực sự tạo nên một chất riêng. Rõ ràng chúng ta vẫn đang còn chịu phụ thuộc vào văn hóa phẩm Phật giáo từ nước ngoài. Đơn cử như tranh ảnh, chúng ta vẫn còn nhập những tranh ảnh, thậm chí tượng điêu khắc… gọi chung là mỹ thuật Phật giáo, lấy thiêng hướng của Trung Quốc, Nhật Bản, Tây Tạng… mà thiếu đi bản sắc văn hóa riêng của người Việt. Hay, tư duy của đa số người Việt về ngành hàng này đều là tư duy kinh doanh ngắn hạn. Phật giáo trên thực tế đã du nhập vào Việt Nam gần 2000 năm, song những tranh tượng Phật giáo mang chất thuần túy của người Việt lại không hề nhiều, phần lớn nằm ở phía Bắc, nhưng cũng chỉ ở mảng tượng, tranh hầu như rất hiếm hoi. Ngay từ khi bắt tay vào công việc vẽ hình Phật tôi đã luôn trăn trở về điều này và đây là lý do tôi tích cực Việt hóa các tranh Phật giáo, nhưng đến nay cũng chưa thể gọi là thành công. Vì như tôi đã nói, tư duy và thị hiếu của người Việt vẫn còn hướng về các sản phẩm nhập khẩu từ nước ngoài, đặc biệt là văn hóa phẩm Phật giáo của Nhật, Trung…

Khắc họa một dòng tranh Phật thuần Việt

* Theo bạn, tranh Phật giáo thuần Việt cần có những tiêu chí nào?

– Khi bắt đầu vẽ một bức tranh nào, tôi thường tìm hiểu những vốn văn hóa cổ, như về đường nét hoa văn, cách vẽ bố cục… Ví dụ như ở Việt Nam có hình ảnh rồng chầu lá đề, hay rồng Đại Lý, với bố cục nhìn như hình trái tim, hoa văn ấy rất đặc trưng và đẹp, hoàn toàn có thể ứng dụng vào bối quan phía sau tượng Phật. Hay, tượng A-di-đà ở chùa Phật Tích (Bắc Ninh) với trang phục rất riêng biệt, có thể sử dụng vào tranh vẽ Phật của người Việt. Đặc biệt nhất phải kể đến hình tượng Quan Âm của Việt Nam, chứa đựng nét rất riêng so với Quan Âm ở những nước khác, như không có tấm vải trùm đầu thông thường mà thay bằng mũ quan, hay bệ tượng cũng khá ấn tượng, khác hoàn toàn với bệ tượng từ Nhật, Trung, nhưng tôi vẫn chưa thấy nó được ứng dụng nhiều trong tranh vẽ.

 Phật giáo và Doanh nhân tổng hợp

XEM NHIỀU