Thứ hai, 17/06/2024 23:04:46 (UTC+7) 8,976,724

Giáo lý Phật giáo qua lăng kính Hồ Chí Minh

admin

Tết Nguyên Đán là dịp lễ đầu năm mới theo âm lịch của các nước Đông Á như Trung Quốc, Đài Loan, bán đảo Triều Tiên, Nhật Bản và các nước Đông Nam Á như Singapore, Malaysia, Indonesia và Việt Nam.

Việt Nam với bề dày lịch sử hơn 4000 năm, gắn với nền văn hóa, phong tục tập quán vô cùng đa dạng và phong phú. Đáng chú ý, dân tộc ta có hàng chục những dịp lễ tết, như tết Nguyên Đán, tết Nguyên Tiêu, tết Đoan Ngọ, tết Trung Thu… Đặc biệt đáng chú ý nhất, tết Nguyên Đán, còn gọi là Tết Âm lịch hay đơn giản là Tết Việt Nam, là lễ hội ý nghĩa nhất trên đất nước hình chữ S. Do tính theo âm lịch, Tết thường diễn ra vào cuối tháng Giêng hoặc đầu tháng Hai, tức là muộn hơn Tết Dương lịch. Ngày Tết tại Việt Nam là dịp tuyệt vời nhất để du khách nước ngoài dành trọn gói kỳ nghỉ tại Việt Nam để tận hưởng không khí lễ hội và khám phá một trong những lễ hội lâu đời nhất thế giới. Dịp tết của mọi nhà, mọi người dân trên đất Việt cùng cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài có trên 4 triệu người tại 103 nước và vùng lãnh thổ trên khắp thế giới, 98% trong số đó tập trung ở 21 nước tại Bắc Mỹ, Châu Âu, Đông Nam Á, Đông Bắc Á và châu Đại Dương; với những ý nghĩa quan trọng không chỉ là thời khắc đánh dấu sự chuyển giao của một năm mà còn là một nét văn hóa đã ăn sâu vào nếp sống dân tộc ta, ngày Tết có rất nhiều phong tục mang giá trị văn hóa lớn.

Một trong những việc quan trọng của người Việt vào dịp tết là cúng ông Công, ông Táo ngày 23 tháng Chạp âm lịch; các gia đình sẽ cùng nhau làm lễ tiễn ông Công, ông Táo về chầu trời để báo cáo những việc làm của gia chủ trong một năm với Ngọc Hoàng. Phong tục cúng ông Công, ông Táo từ lâu đã ăn sâu vào nét văn hóa của người Việt và trở thành thói quen khó bỏ, được lưu truyền, đặc biệt không thể thiếu là các chú cá vàng (sẽ vượt vũ môn hóa rồng) để làm phương tiện cho ông Công, ông Táo cưỡi bay về trời. Bánh chưng là một trong những thứ không thể thiếu trong dịp tết cổ truyền của người Việt, bởi nó mang nhiều ý nghĩa đặc biệt thể hiện lòng biết ơn của con cháu với ông cha và với đất trời. Nguyên liệu để làm bánh chưng rất dễ tìm kiếm gồm gạo nếp, thịt lợn, đậu xanh, lá dong.

Bánh chưng sau khi gói phải đem luộc ít nhất 6 tiếng mới chín kỹ. Trong không khí se se lạnh của tiết trời mùa Xuân, việc cùng ngồi quây quần bên gia đình canh nồi bánh chưng nóng hổi quả là điều quá tuyệt vời. Đó cũng chính là một phần tuổi thơ của rất nhiều thế hệ người Việt.

Ngoài bánh chưng thì mâm ngũ quả được đặt trên bàn thờ tổ tiên là một nét đẹp văn hóa không thể thiếu trong mỗi gia đình Việt. Mỗi nơi sẽ có một cách bày mâm ngũ quả khác nhau. Tuy nhiên, theo quy ước phải có ít nhất 5 loại trái cây với các màu sắc khác nhau được bày trên bàn thờ tổ tiên và bàn tiếp khách. Mâm ngũ quả tượng trưng cho nguyện ước của gia chủ về một năm mới tươi vui, may mắn, phát tài, phát lộc. Tất niên được hiểu là ngày tổng kết lại năm cũ, gia đình quây quần sum họp, cùng ăn cơm.

Tất niên có thể làm vào ngày 30 hoặc 29, tức là ngày cuối cùng của năm. Để ghi nhận khoảnh khắc quan trọng, các gia đình sẽ làm 2 mâm cơm. Một mâm cúng gia tiên, một mâm cúng Thiên Địa ngoài trời, ngay trước nhà. Việc chuẩn bị mâm cúng Tất niên ra sao còn phụ thuộc vào từng vùng miền cũng như điều kiện của mỗi gia đình. Vào đúng 0h ngày mùng 01, tháng 01 âm lịch, thời khắc chuyển giao đã tới, giờ Giao Thừa. Đây là thời điểm chính thức bước sang một năm mới.

Vào ngày mùng 1 đầu năm, con cháu chúc Tết ông bà, cha mẹ. Gia đình sẽ bày cỗ cúng Tân niên, cùng chúc nhau năm mới. Mùng 2 sẽ có các hoạt động cúng lễ, chúc họ hàng, người thân. Mùng 3 cúng cơm tại gia, có một số gia đình sẽ làm lễ hóa vàng sau 3 ngày. Tuy nhiên, cũng có nhà để tới mùng 5, 6 Tết. Ngoài ra, mùng 3 cũng là ngày Tết thầy cô nên các trò cũ sẽ đi chúc Tết thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp.

Đi chùa, hái lộc cầu may là một trong những hoạt động gần như không thể thiếu vào dịp Tết Nguyên Đán. Theo quan niệm của người Việt, việc đi lễ chùa đầu năm là để mong muốn năm mới gặp nhiều may mắn, phúc lộc đầy nhà, những hoạn nạn, rủi ro của năm cũ sớm qua, không đeo bám sang năm mới để gia chủ được làm ăn thuận lợi. Ngoài ra, đây cũng là cơ hội để mọi người tỏ lòng thành kính với Đức Phật, những vị thần. Với nhiều người, việc đi chùa đầu năm còn là lúc để tận hưởng khí trời sang xuân trong niềm hạnh phúc, hân hoan.

Ngoài những điều trên, lì xì cũng là một phong tục ý nghĩa của dịp Tết cổ truyền. Đầu năm mới, người lớn sẽ mừng tuổi trẻ nhỏ thông qua một phong bao lì xì sắc đỏ. Đi kèm với đó là lời chúc ngoan ngoãn, hay ăn chóng lớn, học giỏi. Bên cạnh đó, con cái cũng sẽ mừng tuổi cha mẹ cùng lời chúc sức khỏe, may mắn. Các cháu đã trưởng thành mừng tuổi ông bà, chúc ông bà sức khỏe, trường thọ.

Xuất hành cũng là một việc quan trọng được người Việt thực hiện vào dịp tết cổ truyền. Thông thường vào ngày mồng một, người ta sẽ chọn giờ đẹp, hướng đẹp, hợp tuổi để xuất hành. Với mong muốn hướng đi mới của năm sẽ mang lại khởi sắc, vận may và tài lộc cho gia chủ. Người đi xuất hành thường sẽ là người trụ cột của gia đình, người có trách nhiệm mang may mắn về để có thể gánh vác mọi việc to nhỏ trong nhà.

Món ăn truyền thống 3 miền dịp tết Nguyên Đán: Trong ngày tết cổ truyền của dân tộc, mỗi địa phương trên dải đất hình chữ S sở hữu những món ăn riêng biệt, mang đậm nét văn hóa vùng miền. Dưới đây là một vài món ăn không thể thiếu trong ngày tết của ba miền Bắc, Trung, Nam.

Món ăn miền Bắc ngày tết: Ngày tết Nguyên Đán của miền Bắc không thể thiếu những chiếc bánh chưng. Ngoài bánh chưng, trong mâm cỗ ngày tết có những món ăn đó là thịt đông, dưa hành, giò chả, thịt gà luộc, nem rán.

Món ăn miền Trung: Nếu ngày tết miền Bắc có bánh chưng thì miền Trung không thể thiếu bánh tét. Ngoài ra, người dân miền Trung còn rất chuộng những món như: nem chua, dưa món, tôm chua, thịt ngâm mắm.

Món ăn miền Nam: Người miền Nam cũng giống như miền Trung, hay ăn bánh tét vào dịp tết, ngoài ra còn có khổ qua, thịt kho nước dừa, củ kiệu tôm khô, canh khổ qua nhồi thịt, dưa giá, lạp xưởng… Tết Nguyên Đán 2023 được Chính phủ đồng ý với phương án công chức, viên chức sẽ nghỉ từ ngày 20-1-2023 (thứ sáu) đến hết ngày 26-1-2023 (thứ năm). Chiếu theo lịch Âm lịch, kỳ nghỉ Tết kéo dài từ ngày 29 tháng Chạp năm Nhâm Dần đến hết mùng 5 tháng giêng năm Quý Mão. Tết Nguyên Đán Việt Nam có ý nghĩa nhân văn sâu sắc, thể hiện sự trường tồn trong cuộc sống, khao khát của con người về sự hài hòa Thiên – Địa – Nhân. Tết Nguyên Đán là sự biểu hiện của mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên trong tinh thần văn hóa nông nghiệp; với gia tộc và xóm làng trong tính cộng đồng dân tộc; với niềm tin thiêng liêng, cao cả trong đời sống tâm linh.

Thạc sĩ Nguyễn Đức Dũng, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu chính sách tôn giáo Ban Tôn giáo Chính phủ

XEM NHIỀU