Chân lý của Đạo Phật là khế lý và khế cơ, chân lý nào cũng không thể tách rời đời sống xã hội loài người, chân lý phải đi vào cuộc sống để cải thiện và làm sạch cuộc sống thì chân lý mới có giá trị thực tiễn.
Đạo Phật đi đến đâu là làm giàu thêm nền văn hoá của bản xứ, làm giàu thêm nếp sống đạo đức của nơi đó. Đạo Phật không chỉ con người làm giàu về vật chất, nhưng giúp con người biết sống có hạnh phúc khi làm giàu về vật chất.
Đạo Phật là đạo của sự thực hành và trải nghiệm để có an lạc hạnh phúc, không phải đạo xin cho ban bố theo lời khấn cầu. Đức Phật từng tuyên bố ta chỉ là người dẫn đường, dẫn chúng ta từ chỗ mê lầm đến nơi giác ngộ, dẫn chúng ta từ chỗ khổ đau đến chỗ an vui, dẫn chúng ta từ chỗ xấu ác đến chỗ thiện lành.
Đức Phật không thể ban bố cho chúng ta sự an vui hạnh phúc hay giàu có thịnh vượng, mà tự bản thân chúng ta phải thực hành giáo pháp để có sự hạnh phúc an vui.
Đạo Phật của tương lai là tôn giáo của toàn cầu vì những giá trị thực tiễn cao quý bất biến theo thời gian giúp con người ngày càng hoàn thiện nhân cách đạo đức.
Đạo Phật của tương lai là món ăn tinh thần và tâm linh không thể thiếu của con người, vì nó đem lại sự hưởng thụ chân chính góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.
Đạo Phật của tương lai là ngôi nhà chung cho tất cả mọi người bằng tinh thần lục hoà cộng trụ, từ bi hỷ xả, vô ngã vị tha, ngôi nhà đầy ấm tình thương, sự bao dung tử tế.
Đồng Tháp: Ban Thường trực Ban Trị sự GHPGVN tỉnh triển khai hoạt động Phật sự
Đồng Nai: Khai giảng Lớp Cao đẳng Phật học hệ chuyên khoa, niên khóa 2024-2026
Thanh Hóa: Ban Trị sự Phật giáo tỉnh khởi công xây dựng nhà ở cho hộ nghèo tại huyện Quan Hóa
Kiên Giang: Khảo hạch giới tử tại Đại giới đàn Giác Phước PL.2568 – DL.2024