Thứ ba, 11/06/2024 21:56:40 (UTC+7) 5,657,582

NGHIÊN CỨU LỜI PHẬT DẠY VỀ KINH DOANH TRONG MỘT SỐ BÀI KINH CỦA KINH TẠNG PALI

Đại Đức Thích Tịnh Đạo

Tóm tắt: Việc buôn bán, kinh doanh của cư sĩ tại gia trong Phật giáo là một nghề chân chính. Thông qua trích dẫn một số kinh điển trong kinh tạng Pali, tác giả trình bày những nội dung Đức Phật đã giảng dạy nhằm duy trì nghề nghiệp chân chính cho hàng cư sĩ – một trong tứ chúng. Người cư sĩ cần vun bồi thiện nghiệp, tránh những cám dỗ và luôn nhớ học tập lời Phật dạy để công việc kinh doanh, đời sống tinh thần được tinh tấn trên đạo lộ giải thoát.

DẪN NHẬP

Đối với người xuất giaChánh mạng – sự nuôi sống chân chính, là một yếu tố trong Bát chánh đạo – tiến trình tu tập giải thoátDựa trên việc xả bỏ hoàn toàn tài lợitư hữuChánh mạng của người xuất gia được Phật dạy là đời sống khất thựckhông kinh doanh buôn bán.

Đối với cư sĩ tại gia, việc kinh doanh, buôn bán là nhu cầu thiết yếu cho việc xây dựng gia đìnhxã hội và sự phát triển của toàn nhân loại. Bên cạnh những giá trị mà việc kinh doanh đem lại, có không ít những phiền não do sự chi phối của công việc, của thương trường – nơi mà người ta hay ví là “chiến trường”. Tuy nhiên, không phải vì thế mà cứ kinh doanh, cứ kiếm tiền là ai cũng phải chịu khổ đau do sự chi phối của được mất, thành bại và thương trường không nhất thiết phải là “chiến trường”. Đức Phật đã dạy nhiều bài kinh dành cho việc kinh doanh, hướng tới giới cư sĩ Phật tử. Họ là những người học và thực hành Phật pháp tại gia, còn mang trên mình sứ mệnh “ngoại hộ Phật pháp”, hỗ trợ đắc lực cho giới đệ tử xuất gia.

MỤC ĐÍCH KINH DOANH

Mục đích của việc kinh doanh được nói rất rõ trong một đoạn Kinh Tăng Chi Bộ, khi Đức Phật ở khu vườn của Anàthapindika và dạy ông về điều này: “Này gia chủ, có năm lý do để gầy dựng tài sản. Thế nào là năm? Ở đây, này gia chủ, vị Thánh đệ tử được tài sản nhờ nỗ lực tinh tấn, thâu góp với sức mạnh của bàn tay, kiếm được do đổ mồ hôi, thâu được một cách hợp pháp. Tự mình làm an lạchoan hỷ. Làm cho cha mẹvợ con, người phục vụ, người làm công được an lạchoan hỷ.

…Vị này làm cho bạn bè, thân hữu an lạchoan hỷ. … chống lại những tai họa từ lửa đến, từ nước đến, từ vua đến, từ ăn trộm đến, từ các thừa tự thù nghịch đến và vị ấy giữ tài sản được an toàn cho vị ấy. …Vị ấy có thể hiến cúng cho bà con, cho khách, cho hương linh đã chết; hiến cúng cho vua và chư Thiên. …Vị ấy tổ chức cúng dường các vị Sa môn, Bà-la-môn. Sự cúng dường tối thượng này đưa đến phước báo vô lượng ở cõi người, cõi trời” [1].

Qua đoạn kinh vừa dẫn, mục đích của việc kinh doanh được Phật dạy là đem lại sự an lạchoan hỷ cho chính bản thân và những người thân trong gia đình, những người làm công, bạn bè thân hữu. Sự kinh doanh tạo nên tài sản nhằm nuôi sống bản thângia đình. Ngoài việc chính là mưu sinh, khi kinh tế ổn định, con người có thể tạo ra một trong những hạnh phúc cuộc đờiNgoài ra, một người làm chủ kinh doanh cũng đem lại công ăn việc làm cho những người làm công, người phục vụ xung quanh họ cũng mang lại thu nhập, nguồn nuôi sống và giá trị hạnh phúc cho những người đó cùng gia đình họ.

Khi có tài sản, có hạnh phúc riêng cho bản thân và gia đìnhĐức Phật dạy việc kinh doanh còn hướng tới mục đích bố thí, giúp ích cho người khác. Việc bố thí được trải rộng từ những người còn sống cho đến chư hương linh đã khuất, từ người thân thuộc đến người khách lạ, từ vua chúa cho đến chư Thiên. Đây là một việc thể hiện tinh thần từ bivì lợi ích cho số đông. Sự kinh doanh không chỉ nhằm xây dựng hạnh phúc cho bản thân và gia đình, mà còn hướng đến lợi lạc cho cả xã hội và chúng sanh nơi các thế giới.

Và một đối tượng tối thượng cho sự cúng dường là Sa-môn, Bà-la-môn, Đức Phật không chỉ khuyên cúng dường cho riêng những người xuất gia theo Phật, mà còn hướng tới những vị Bà-la-môn, cũng từ bỏ hạnh phúc vật chất và nuôi dưỡng hạnh phúc tinh thần. Điều này cho thấy tầm quan trọng của hạnh phúc tinh thần so với hạnh phúc vật chất. Những bậc xuất gia, chọn đời sống tìm kiếm (trước thời Phật) hay giữ gìn (khi Phật đã thuyết Phápcon đường đi đến hạnh phúc chân thậtbền vững nơi nội tâm mỗi người là bậc đáng cung kính cúng dường bậc nhất. Không phải ta chú trọng cúng dường để được ban tặng hạnh phúc, mà mục đích chính nhằm hỗ trợ đời sống vật chất để những người đó làm công việc cao cả: giữ gìn và truyền bá con đường giải thoáthạnh phúc chân thật. Từ việc cung kính cúng dườngxây dựng niềm tin và hướng tới những điều học pháp, rồi thực hành pháphạnh phúc chân thật nơi người cúng dường được vun bồi, đó là mục đích quan trọng của việc kinh doanh cần hướng tới. Cho dù kinh doanh là hướng tới việc sở hữu tài sản, nhưng bố thí cúng dường cao thượng giúp việc xả bỏ được thực hiện và quan trọng hơn là góp phần giữ gìn con đường đi đến chân hạnh phúc. Tạo cơ hội cho bản thân học tập, thực hành con đường đó để cũng đạt được chân hạnh phúc.

NỀN TẢNG ĐỂ THÀNH CÔNG

Ngoài những điều kiện mà người làm kinh doanh phải có được để thành công, như: kiến thức, kỹ năng, cơ hội thị trường, nhân sự… thì trong vài bài kinh được Đức Phật dạy cách đây hơn 2500 năm, chúng ta cũng có thể rút ra một số nền tảng sau:

Thứ nhất, cũng qua đoạn kinh trích dẫn ở phần 1: “Được tài sản nhờ nỗ lực tinh tấn, thâu góp với sức mạnh của bàn tay, kiếm được do đổ mồ hôi, thâu được một cách hợp pháp”, chúng ta thấy Đức Phật đã nêu lên lý do có được tài sản. Sự nỗ lực tinh tấn trong lĩnh vực kinh doanh được hiểu là sự kiên nhẫn, luôn tiến tới mục đích kinh doanh và lao động chuyên cần. Đây là nền tảng quan trọng cho sự thành công, bởi lẽ làm việc gì cũng cần siêng năng, cần cù thì mới mong đạt kết quả tốt đẹp. Cho dù phước báu có lớn đến độ “không làm mà vẫn có ăn” hay của trên trời tự nhiên rớt xuống đi nữa thì cũng có ngày cạn đi. Nếu không siêng năng thực hiện công việc bằng mồ hôi, sức lực của chính mình thì tài sản chân chính làm sao có được. Một yếu tố khác cho sự thành công là tài sản thâu được một cách hợp pháp, sẽ được phân tích kỹ hơn trong phần tiếp theo của bài viết.

Thứ hai, nền tảng cho sự thành công mà Phật dạy chính là hướng đến lợi ích cho số đông. Nền tảng này là mấu chốt cho việc kinh doanh thành công và chân chính. Bởi lẽ, khi làm một việc gì đó mà chỉ vì lợi ích bản thân, không nghĩ đến ích lợi của kẻ khác, ta rất khó có được sự ủng hộ của số đông, con đường thành công sẽ đầy chông gai và khó đạt được. Trong kinh doanh, giá trị đồng tiền mà người khác bỏ ra để sở hữu sản phẩm của bạn chính là những lợi ích mà họ đạt được, nếu bạn kinh doanh hướng đến lợi ích của người dùng, của khách hàng, thì bạn mới bán được sản phẩm hay dịch vụ.

Trước khi đồng tiền xuất hiện, người ta trao đổi buôn bán thông qua sự định giá lợi ích của sản phẩm, bạn đổi cho tôi thứ tôi cần và tôi cũng vậy. Khi tiền tệ có mặt, những lợi ích trên được quy ra bởi một con số của đồng tiền nhằm thuận tiện cho việc giao dịch buôn bán. Khi kinh doanh, nếu chỉ hướng đến giá trị cung và cầu, tức người ta cần gì mình bán đó thì rất dễ đi đến con đường làm hại người khác, mặc dù họ tự nguyện. Bởi lẽ, đâu phải những gì con người cần đều tốt đẹp và thiện lành, nếu họ cần ta cứ bán thì ta sẽ có khi đang bán thứ không lợi ích, luôn bị xã hội chê tráchđào thải, làm sao thành công được? Thiết nghĩ, nếu chỉ hướng tới lợi lạc cho riêng mình, chẳng phải lợi lạc đó quá nhỏ bé hay sao. Nếu biết đem lợi lạc của người khác làm sự lợi lạc cho mình, số lượng lợi lạc là không thể tính kể, hạnh phúc vì người khác hạnh phúc thì hạnh phúc là vô số lượng. Như vậy, giá trị cốt lõi của kinh doanh thành công là hướng đến lợi ích cho số đông.

Thứ ba, nền tảng phước báu hay người đời thường gọi là may mắn, cơ hội. Đây là thứ rất khó cân đo đong đếm được, bởi lẽ nó mang giá trị siêu hình và tư tưởng phước báu của Phật giáo là vun bồi qua vô lượng kiếp. Cũng vì vậy mà người đời hay gọi nó là may mắn, thay vì định nghĩa rõ ràng và phương pháp nuôi dưỡng thích hợp. Trong Kinh Tăng Chi Bộ I, chương 4, phẩm Không hý luận, phần Buôn bán [2], khi Tôn giả Xá-Lợi-Phất hỏi Đức Phật về nhân duyên tại sao một người buôn bán thành công hay không thành côngĐức Phật đã trả lời là do sự cúng dường như đã hứa của họ với một bậc Sa-môn: “Này Sàriputta, có hạng người đi đến Sa-môn hay Bà-la-môn và hứa như sau: “Thưa Tôn giả, hãy nói lên điều Tôn giả cần giúp đỡ” và người ấy cho hơn như đã quyết định muốn cho. Nếu từ chỗ đấy mạng chung đi đến chỗ này, dầu người ấy có buôn bán gì, buôn bán như vậy được thành tựu ngoài ý muốn” [3]. Như đã phân tích trong phần 1 của bài viết, sự cúng dường này là nguồn phước báu quý giá nhất cần được gieo trồng, không chỉ mang lại quả báu về vật chất mà còn là nhân duyên thành tựu hạnh phúc bền vững nơi nội tâm.

Cuối cùng, để đạt được tinh túy của sự nghiệp, người làm kinh doanh phải tránh các tâm bất thiệnĐức Phật nêu điển hình các tâm đó trong Kinh Tăng Chi Bộ như sau: “Phẫn nộ, tật đố, xan tham, ác tuệ, này Ananda, Đây là nhân, đây là duyên… không đi đến tinh túy của sự nghiệp” [4]. Khi làm bất kỳ việc gì cũng vậy, con người là yếu tố trung tâmquyết định thành bại của mọi sự. Để đạt được thành côngbền vững trong sự nghiệp, mỗi người phải tránh các ác tâm đưa đến ác nghiệpảnh hưởng xấu đến mọi hành động, lời nói, công việc sẽ khó mà tốt đẹp. Vun bồi những thiện tâm làm cho đời sống tinh thần và công việc của người làm kinh doanh hanh thôngYếu tố này còn là nền tảng quan trọng để xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa nhân viên và lãnh đạo, giữa người mua và người bán. Mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người là nhân tố cần thiết cho sự thành công của bất kỳ sự nghiệp nào.

Như vậy, để đạt được thành công trong kinh doanh, người làm kinh doanh phải có đầy đủ nền tảng kiến thức, kỹ năng cần thiếtĐức Thế Tôn còn dạy phải hướng đến lợi ích của số đông khi làm kinh doanh và vun trồng phước báu bằng cách bố thícúng dường, hướng tới Chánh pháp cao thượng làm mục đích. Một người làm kinh doanh còn phải tránh các tâm bất thiệnnuôi dưỡng tâm thiện để làm nền tảng cho sự nghiệp vững bềnNgoài ra, việc chọn lựa ngành nghề kinh doanh chân chính cũng là điều được Đức Phật nhấn mạnh.

KINH DOANH CHÂN CHÍNH, NUÔI SỐNG CHÂN CHÍNH

Hiện nay, bên cạnh những việc kinh doanh chân chính, còn tồn tại những tệ nạn như: buôn bán ma túy, buôn người, buôn lậu, môi giới mại dâm, buôn thực phẩm bẩn, lừa đảo… gây nhức nhối cho xã hội, để lại hậu quả đau thương cho nhiều người. Vì say đắm tiền tài vật chất, mà một số người bất chấp luân thường đạo lýpháp luật để thực hiện những công việc phi pháp như trên. Các ngành nghề kinh doanh chân chính được xã hội quy định rõ ràngtuy nhiên một số ngành nghề cho dù được xã hội chấp nhận nhưng lại làm hại chúng sanh, phạm vào sát giới hay làm tổn hại hòa bình, môi trường. Trên nền tảng của từ bi, việc kinh doanh của cư sĩ Phật tử còn phải hướng đến lợi ích của muôn loài, của môi sinh. Đức Phật dạy cư sĩ khi kinh doanh phải tránh các ngành nghề không hại mạng chúng sanh, không làm mất quyền lợi người khác: “Này các Tỳ kheo, có năm nghề buôn bán không nên làm. Thế nào là năm? Buôn bán đao kiếm, buôn bán người, buôn bán thịt, buôn bán rượu và buôn bán thuốc độc” [5].

Buôn bán đao kiếm, vũ khí chiến tranh là một sự buôn bán phi pháp, việc này cung cấp phương tiện chiến tranh. Chiến tranh tàn phá đời sống và cướp đi sinh mạng con người. Buôn bán thuốc độc cũng tương tự buôn bán vũ khí, là phương tiện giết người. Ai cũng muốn sống trong hòa bình, hạnh phúc và thương tiếc thân mạng. Vậy tại sao lại vì lợi nhuận riêng mình mà cung cấp phương tiện cho người khác giết chóc lẫn nhau? Đối với buôn bán người, biến con người thành hàng hóa là một tội ác không còn gì để bàn cãi, cả luật pháp thế gian cũng coi đây là tội nghiêm trọng. Ngay thời Phật tại thế, Ngài cũng đã lên án và cấm kỵ điều này.

Thịt và rượu là hai thứ hàng hóa mà thế gian không cấm cản, nhưng vì lòng từ bi với chúng sanh và mục tiêu giải thoátĐức Phật dạy đệ tử tại gia không nên buôn bán hai thứ này. Thịt của chúng sanh muốn có được phải giết hại chúng, nghề đồ tể giết sinh vật và nghề buôn bán thịt cướp đi sinh mạng của chúng sanh một cách hữu ý, gây ra nghiệp sát hại và hưởng quả báo xấu cho chủ nhân người thực hiện. Việc giết hại và ăn thịt ngày nay cũng được các nhà khoa học khuyên nên giảm thiểu vì tác hại của chúng đến môi trường sống là rất lớn. Theo nghiên cứu của tác giả Marco Springmann trong chương trình “Thực phẩm cho tương lai” của Đại học Oxford: “Các động vật ăn cỏ như bò, bằng việc nhai đi nhai lại thực phẩm đã thải ra lượng khí methane lớn, hại gấp 20 lần khí carbon. Protoxyde azote cũng là một loại khí gây ra hiệu ứng nhà kính, bắt nguồn từ phân chuồng và đất canh tác” [6]. Không uống rượu là một trong năm giới cho Phật tử tại gia, rượu làm say mê lòng người và có khả năng dẫn tới phạm thêm nhiều giới khác, cho nên không buôn bán rượu cũng là điều mà Đức Phật nhắc nhở.

Để có thể kinh doanh chân chính, người đó phải biết phân biệt các pháp nào là thiện hay bất thiện. Ngoài những ngành mà Đức Phật dạy không nên kinh doanh nêu trên, những công việc kinh doanh chân chính đôi khi lại ẩn chứa những điều bất thiện, người kinh doanh phải cẩn trọng để nhận ra. Sự kết hợp giữa việc kinh doanh thành công, thu về tài sản và nhận biết các pháp thiện bất thiện được Phật ví như người sáng rõ hai mắt: “Và này các Tỳ kheo, thế nào là hạng người có hai mắt? Ở đây, có người có mắt để có thể thu hoạch được tài sản chưa thu hoạch, làm tăng trưởng tài sản đã thâu hoạch; và có mắt để có thể biết được pháp thiện và pháp bất thiện, có tội và không có tội, pháp thuộc thành phần đen và trắng. Này các Tỳ kheo, đây gọi là hạng người có hai mắt” [7].  Nếu chỉ thu hoạch được tài sản mà không biết việc thiện ác thì như người chột mắt, còn kẻ không biết cả hai thì không khác gì người mù. Lựa chọn ngành nghề, công việc và phải làm thế nào cho đúng lương tâm nghề nghiệp phụ thuộc vào khả năng phân biệt thiện ác, đúng sai của một người.

Tất cả những yếu tố được Phật dạy như trên là nền tảng cho cư sĩ tại gia kinh doanh đạt được thành công tốt đẹpThành công này hướng tới mục tiêu xây dựng đời sống tại gia bền vữnghạnh phúc, hướng tới đời sống tinh thần giải thoátan lạcTuy nhiên, bất kỳ việc làm nào cũng có khi thành công và thất bại, Đức Phật cũng dặn dò chúng ta phải làm thế nào khi đối diện với chúng.

CHÚ Ý KHI THẤT BẠI VÀ KHI THÀNH CÔNG

Trong kinh doanh, đáng sợ nhất là thất bại dẫn tới nợ nần túng thiếu, đây là một điều dẫn tới khổ đau. Nhưng Đức Thế Tôn dạy khổ đau thật sự không phải nằm ở sự thất bại, nghèo khó mà nằm ở tâm tham dục: “Sự nghèo khổ, này các Tỳ kheo, là một sự đau khổ cho người có tham dục ở đời. Khi một người nghèo khổ không có sở hữu, sống túng thiếu, phải mắc nợ, phải chấp nhận tiền lời, khi thời hạn đến nếu không trả được tiền lời bị người ta hối thúc, bị theo sát gót, bị truy tìm và bị người ta bắt trói” [8]. Sự nghèo khổ về vật chất có tác dụng khổ đau mạnh mẽ đối với những ai có tâm tham dục, có ước muốn vô đáy với sự hưởng thụ vật chất. Chính vì gốc của sự tham dục lôi kéo con người ra khỏi những minh triết, những hiểu biết bản chất vô thường của tài lợi. Có đó, mất đó, có được ắt có mất, không thể nào chối cãi định luật này. Càng hiểu rõ bản chất giả tạm của hạnh phúc vật chất, càng dễ buông bỏ khi gặp những rủi ro trong kinh doanh. Như một người bị bệnh phong tìm đến ngọn lửa nóng, sự thoải mái dễ chịu được xây dựng trên nền tảng vật chất cũng tương tự như sự thoải mái được xây dựng trên cái nóng bức khó chịu của ngọn lửa. Cho nên, khi thất bại, rủi ro, nếu bình tâm suy xét bản chất giả tạm này, người kinh doanh ít bị ảnh hưởng bởi sự mất mát, tâm lý khổ đau, hụt hẫng cũng không cao độ đến mức rất nhiều người từ bỏ cả thân mạng.

Khi giữ được tâm ít tham muốn, biết vừa đủ, biết rõ bản chất vô thường của tài lợi, người kinh doanh có thể sáng suốt hơn khi gặp thất bại. Họ không còn bị chi phối mạnh mẽ bởi sự thất bại đó mà còn lấy đó làm động lựcsuy xét kỹ càng và rút kinh nghiệm tốt hơn. Từ đó mà sáng suốtđúng đắn hơn trong những công việc sắp tới. Tuy nhiên, sự nghèo khó thật sự của một cư sĩ Phật tử nói riêng hay con người nói chung không phải ở tài vật mà sự nghèo khó trong tinh thần, trong những pháp tốt đẹp: “Này các Tỳ kheo, ai không có lòng tin trong các thiện pháp, không có lòng hổ thẹn trong các thiện pháp, không có tinh tấn trong các thiện pháp, không có trí tuệ trong các thiện pháp; người này, này các Tỳ kheo, được gọi là người nghèo khổ, không có sở hữu, sống túng thiếu trong Pháp và Luật của bậc Thánh” [9]. Chính vì vậy, là một người Phật tử, việc kinh doanh cũng phải hướng đến mục đích sau cùng là hoàn thiện vừa đủ đời sống vật chất và chú trọng nuôi dưỡng thiện phápxây dựng đời sống tinh thần.

Đây cũng chính là điều Phật căn dặn hàng cư sĩ tại gia nên ghi nhớ khi đạt được sự thành công trong kinh doanh chớ nên đắm chìm vào hưởng thọ dục lạc khi thành tựu kinh doanh: “Ít thay là những người trong đời này, sau khi được tài sản phong phúdồi dào, lại có thể không bị lôi cuốn, không bị chìm đắm, không bị say mê trong các dục và không có những hành vi không tốt đẹp đối với người khác. Trái lại, thật là nhiều thay những người trong đời này, sau khi được tài sản phong phúdồi dào, có thể bị lôi cuốn, bị chìm đắm, bị say mê trong các dục và có những hành vi không tốt đẹp đối với các người khác” [10]. Khi thành công đạt được tiền tài vật chấtdanh lợi đầy đủ, hiếm ai có thể hiển nhiên trước chúng, nghèo cũng khổ theo cách nghèo, giàu cũng khổ theo cách giàu. Sự lôi cuốnchìm đắm, say mê trong các dục là nguyên nhân lôi kéo con người vào nỗi khổ dài hạn, còn nguy hiểm hơn nỗi khổ của túng thiếu vật chấtĐức Phật thật tinh tế, thật từ bi khi nghĩ đến hàng cư sĩ kinh doanh mà nhắc nhở tận tình những điều như vậy.

Thất bại hay thành công đều có thể dẫn tới khổ đau nếu bản thân mỗi người không tu tập, không giữ gìn được tâm mình bình yên trước những biến động – điều vốn dĩ của cuộc sống. Sự nghèo khótúng thiếu về vật chất cũng không tốt, nhưng chúng lại không nguy hiểm bằng tự túng thiếu những thiện nghiệp. Sự kinh doanh phải hướng tới mục tiêu vừa đủ đời sống vật chất, hướng tới làm giàu có những giá trị tốt đẹp bền chắc bên trong mỗi người và sự giải thoát sau cùng. Người Phật tử tại gia cho dù làm gì cũng luôn hướng đến giá trị tu tập giải thoát như thế sẽ không bị sự thành công lôi kéo vào tham đắm dục lạc – nguyên nhân của nỗi khổ viên miễn hay bị thất bại làm thay lòng đổi chí. Hãy thận trọng ngay cả khi thất bại lẫn thành công vậy!

Kết luận

Những lời dạy của Đức Phật luôn chú trọng việc thực hành đem lại hạnh phúc chân thựcbền vững. Ngoài những phương pháp tu tập sâu sắc và cao cả cho giới đệ tử xuất gia, Ngài cũng thương tưởng chúng đệ tử tại gia mà dành những lời dạy quý báu cho đời sống của họ. Chính vì việc người đệ tử tại gia chưa đủ duyên lành để từ bỏ đời sống gia đìnhsống không gia đình, nên họ vẫn phải thực hiện trách nhiệm nuôi sống bản thângia đình và phát triển xã hội. Để làm được điều đó, họ có thể kinh doanh buôn bán tạo ra tài lợi và tiện ích. Để rồi người cư sĩ còn có khả năng chia sẻ, hỗ trợ hàng đệ tử xuất gia – những người khất sĩ, nhận của tín thí đàn na nuôi thân làm phương tiện hành đạo và giữ đạo.

Thông qua một số bài kinh có liên quan trong kinh tạng Nikaya, người viết đã phân tích một vài yếu tố nền tảng cho đời sống tại gia được hạnh phúc. Từ việc xây dựng yếu tố thành công, tìm về mục đích cao thượng và lựa chọn ngành nghề kinh doanh phù hợp, người cư sĩ tại gia có thể đạt được sự thành công trong đời sống. Tuy nhiên, Phật không dạy chúng ta chú trọng nâng cao đời sống vật chất mà chú trọng nuôi dưỡng đời sống chân hạnh phúc nơi tâm thức mỗi người. Vì vậy, dù thành công hay thất bại trên con đường kinh doanh phát triển tài vật, cư sĩ Phật tử cũng phải chú trọng tâm mình trước biến động, khi thất bại không khổ đau thái quá, khi thành công không hưởng thụ quá nhiều. Có vậy mới hoàn thành nhiệm vụ cao cả của người Phật tử tại gia, dựng đạo tạo đời đôi đường vẹn.

Ghi chú và tài liệu tham khảo:

[1] Hòa thượng Thích Minh Châu dịch (1996), Kinh Tăng Chi Bộ 1, Chương IV Bốn Pháp VII. Phẩm Nghiệp Công Đức, Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam, TP HCM, tr.680.

[2] Hòa thượng Thích Minh Châu dịch (1996), Kinh Tăng Chi Bộ 1, Chương IV Bốn Pháp VIII. Phẩm Không Hý Luận, Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam, TP HCM.

[3] Hòa thượng Thích Minh Châu dịch (1996), Kinh Tăng Chi Bộ 1, Chương IV Bốn Pháp VIII. Phẩm Không Hý Luận, Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam, TP HCM, tr.710.

[4] Hòa thượng Thích Minh Châu dịch (1996), Kinh Tăng Chi Bộ 1, Chương IV Bốn Pháp VIII. Phẩm Không Hý Luận, Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam, TP HCM, tr.711.

[5] Hòa thượng Thích Minh Châu dịch (1996), Kinh Tăng Chi Bộ 2, Chương V Năm Pháp XVIII. Phẩm Nam Cư Sĩ, Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam, TP HCM, tr.646.

[6] VNCPC, Tại sao chế độ ăn nhiều thịt lại ảnh hưởng lớn đến môi trường?, truy cập 27/11/2018, https://scp.vn/tai-sao-che-do-an-nhieu-thit-lai-anh-huong-lon-den-moi-truong/

[7] Hòa thượng Thích Minh Châu dịch (2015), Kinh Tăng Chi Bộ 2015 – Tập I, III. Phẩm Người, Nxb. Tôn giáo, tr.159.

[8] Hòa thượng Thích Minh Châu dịch (2005), Kinh Tăng Chi Bộ 3, Chương VI Sáu Pháp V. Phẩm Dhammika, Nxb. Tôn giáo, Hà Nội, tr.118.

[9] Hòa thượng Thích Minh Châu dịch (2005), Kinh Tăng Chi Bộ 3, Chương VI Sáu Pháp V. Phẩm Dhammika, Nxb. Tôn giáo, Hà Nội, tr.119.

[10] Hòa thượng Thích Minh Châu dịch (1991), Kinh Tương Ưng 1 Thiên Có Kệ, Chương III Tương Ưng Kosala I. Phẩm thứ nhất, Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam, TP HCM, tr.171.

XEM NHIỀU

03/12/2024 15:06:19

Logo chính thức của Đại lễ Phật đản Vesak Liên Hợp Quốc 2025

Được biết, Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025 sẽ diễn ra từ ngày 6 đến 9/5/2025. Đây là lần thứ tư Việt Nam đăng cai Vesak và lần đầu tiên tổ chức tại TP.HCM, đánh dấu cột mốc đặc biệt khi đất nước kỷ niệm 50 năm thống nhất. Logo mới không...
02/12/2024 22:14:14

Những dấu hiệu để nhận biết bậc Thánh tăng

Quan trọng nhất là “thấy lời nói mới biết sự sáng suốt, chứ không thể phân biệt vội vàng”. Đó chính là đạo lý mà vị ấy rao giảng, trao truyền cho mọi người. Vị ấy thực sự có trí tuệ hay không cần chú ý đến điều này. Chân lý chỉ có...