Thứ ba, 04/06/2024 17:42:09 (UTC+7) 96,663

ĐẠO TRỊ – ĐIỂM CỐT LÕI CỦA THUYẾT TỨ TRỊ TRONG QUẢN TRỊ TỔ CHỨC DOANH NGHIỆ

Tuấn Anh

Thuyết “Tứ trị” là một học thuyết mới nhất hiện nay trong quản trị công ty, đặc biệt là hệ thống và quan hệ tổ chức trong các tập đoàn lớn. Tứ trị bao gồm: Kỹ trị, Pháp trị, Nhân trị và Đạo trị.

Kỹ trị là quản lý nhân sự bằng các công nghệ.
Pháp trị là quản lý nhân sự bằng kỷ luật và quy định
Nhân trị là quản lý nhân tài bằng tình cảm, mối quan hệ với nhau trong doanh nghiệp
Đạo trị: Áp dụng Phật pháp trong quản trị

Trong quản trị hệ thống hiện đại của các tập đoàn lớn từ trước tới nay, các khái niệm “Kỹ trị,” “Pháp trị,” và “Nhân trị” hay thuyết “Tam trị” không phải là quá mới mẻ và đã áp dụng khá nhiều ngay cả ở các doanh nghiệp lớn của Việt Nam. Vậy “Tam trị” được sử dụng như thế nào tại các doanh nghiệp này

Kỹ trị (Technical Management): Trong quản trị nhân sự, Kỹ trị đề cập đến việc quản lý nhân sự bằng cách sử dụng công nghệ, hệ thống thông tin, và các phương tiện kỹ thuật khác để tăng cường hiệu suất và hiệu quả làm việc. Điều này có thể bao gồm sử dụng phần mềm quản lý nhân sự, hệ thống tự động hóa quy trình, và các công nghệ khác nhằm tối ưu hóa quản lý nhân sự. Kỹ trị có thể áp dụng để quản lý mọi đối tượng nhân sự trong một tổ chức.

Kỹ trị có tác dụng tăng cường hiệu suất và hiệu quả, giúp tổ chức áp dụng công nghệ, quy trình và phương pháp tiên tiến nhằm tối ưu hóa các quá trình hoạt động, từ đó tăng cường hiệu suất và hiệu quả làm việc. Kỹ trị cũng đảm bảo sự cạnh tranh công bằng, bằng cách sử dụng công nghệ và các tiến bộ kỹ thuật, tổ chức có thể duy trì sự cạnh tranh trong thị trường, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng và thích nghi với môi trường kinh doanh thay đổi liên tục.

Pháp trị (Regulatory Management): Pháp trị liên quan đến việc quản lý nhân sự bằng các quy định, quy tắc, và chính sách của tổ chức. Điều này bao gồm việc thiết lập và thực thi các quy trình, quy định về quản lý nhân sự, bảo vệ quyền lợi và nghĩa vụ của nhân viên, và đảm bảo tuân thủ các quy định pháp lý liên quan đến lao động và nhân sự. Pháp trị thường là áp dụng để quản lý nhân sự cấp thấp trong một tổ chức, ý thức tổ chức của đối tượng này không cao và thường cần đến những quy định nghiêm khắc và chặt chẽ.

Đặc tính của Pháp trị là tất cả nhân viên, trong mọi công việc ở doanh nghiệp phải tuân thủ theo luật lệ rõ ràng và hoàn chỉnh. Tư tưởng xuyên suốt của Pháp trị là có thưởng có phạt, không ai được quyền ngoại lệ.

Pháp trị có vai trò rất lớn trong việc bảo vệ và tuân thủ pháp luật. Pháp trị giúp tổ chức thiết lập và thực thi các quy định, quy trình và chính sách nhằm bảo vệ quyền lợi của cả nhân viên và doanh nghiệp, đồng thời đảm bảo tuân thủ các quy định pháp lý và luật lao động. Pháp trị còn giảm rủi ro pháp lý, bằng cách xác định và quản lý rủi ro pháp lý, tổ chức có thể giảm thiểu những hậu quả tiêu cực có thể phát sinh từ việc vi phạm luật và tiếp tục hoạt động một cách bền vững.

Nhân trị (Human Relations Management): Nhân trị tập trung vào quản lý nhân sự bằng cách tạo ra môi trường làm việc tích cực, khích lệ sự hợp tác và tinh thần đoàn kết trong tổ chức. Điều này bao gồm việc phát triển mối quan hệ tích cực giữa các thành viên trong tổ chức, thúc đẩy sự tương tác và giao tiếp hiệu quả, và đề cao tinh thần đồng đội và tình cảm nhân viên. Một trong những người đưa ra triết lý ban đầu cho Nhân trị hay đức trị là Khổng Tử. Ông nói, chúng ta lấy nhân nghĩa đối đãi với mọi người, chính bản thân tốt, trở thành con người đáng trọng, đáng quý thì dù không nói, không kêu gào mọi người cũng theo và ủng hộ, không cần nỗ lực cũng xong.

Một lãnh đạo sử dụng Nhân trị là người lãnh đạo bằng tấm lòng, có sự tinh tế trong đối xử với nhân viên, coi họ là thành viên gia đình, quan tâm giành thời gian để chia sẻ, giúp đỡ nhân viên trong cả công việc và cuộc sống. Họ còn khuyến khích tạo văn hoá trong tổ chức để mọi người cư xử với nhau như anh em, giúp đỡ và cả tha thứ.

Nhân trị áp dụng để xây dựng văn hóa tổ chức tích cực và quản lý nhân sự cấp cao. Nhân trị giúp tạo ra một môi trường làm việc hài hòa, lành mạnh, khích lệ sự hợp tác, tinh thần đoàn kết và sự cam kết của nhân viên đối với mục tiêu và giá trị của tổ chức. Nhân trị còn giúp phát triển đội ngũ, bằng cách đầu tư vào phát triển và thúc đẩy sự nghiệp của nhân viên, tổ chức có thể giữ chân và phát triển những nhân tài quan trọng, đồng thời nâng cao sức mạnh cạnh tranh và đổi mới của mình.

Ba phương pháp quản trị nêu trên đều đóng vai trò quan trọng trong quản trị doanh nghiệp và cùng nhau tạo ra một cơ sở vững chắc cho sự phát triển và thành công của tổ chức. Tuy nhiên cả 3 phương pháp đều chưa phải là một mô hình quản trị tối ưu nhất, vì trong một tổ chức việc xảy ra mâu thuẫn lợi ích hay quan điểm khá thường xuyên và khó tránh khỏi dẫn đến các biện pháp Nhân trị, Kỹ trị hay Pháp trị không thể giải quyết rốt ráo và tận gốc được, khiến các mâu thuẫn lúc đầu âm ỉ sau đó lan rộng và bùng phát khi có cơ hội dẫn đến văn hóa độc hại lan tỏa trong doanh nghiệp, làm đứt đoạn quy trình vận hành.

Chính vì vậy, có một phương pháp tốt hơn, đó là áp dụng thêm “Đạo trị” hay áp dụng giáo lý Đạo Phật trong quản trị nhân sự.

Đạo trị (SQ hay Spiritual Quotion) là phương pháp thấu hiểu “sự thật” về các pháp đang vận hành trong tâm thức chúng ta khiến chúng ta dễ dàng “đọc vị” được các mâu thuẫn hay diễn tiến nội tâm của con người, của chính chúng ta và nhân sự khác, từ đó thấu cảm và biết “xả ly” các cảm thọ thân tâm để hướng tới công việc sao cho hiệu quả nhất, vì lợi ích lớn nhất của tổ chức và mục tiêu chung của tổ chức là gì.

Trong một doanh nghiệp, ví dụ như Gosinga, các nhân sự từ cấp chiến lược tới quản trị, điều hành và đội ngũ thực thi đều tâm niệm: Mọi phản ứng bất hợp tác đều đến từ việc thực hành tu tập của chính nội lực bản thân mình còn kém chứ không phải do hoàn cảnh đem lại hay từ đối tác công việc tạo ra, từ đó tinh tấn hơn trong chánh niệm để có được sự xả ly tốt nhất và dẫn tới sự sáng suốt hơn trong việc tìm kiếm giải pháp công việc hiệu quả nhất.

Từ thực tiễn đó,  bộ lý thuyết Đạo trị (SQ) được tập đoàn Gosinga xây dựng và đã được một loạt các tập đoàn lớn của Việt Nam áp dụng SQ trong việc thay đổi phương pháp quản trị công ty và doanh nghiệp đã lột xác khi tất cả các nhân sự đều được học và áp dụng SQ trong công việc. Những nội dung chính trong Đạo trị (SQ):

– Nghe giảng về Pháp (Lý duyên khởi, Tứ Thánh Đế)
– Lộ trình tâm thức của con người

– Quan sát thô và vi tế các pháp

– Thực hành thiền chánh định để bình tâm

– Thực hành quan sát cảm thọ và xả ly

Với việc đưa SQ hay Đạo trị vào thêm kết hơp với Tam trị: Kỹ trị, Nhân trị,

Pháp trị thành bộ thuyết hoàn hảo “Tứ trị” chủ doanh nghiệp sẽ có được một kiến thức tổng thể về quản trị công ty cấp chiến lược với quy mô lớn từ đó đủ năng lực triển khai các hoạt động Leadership (Lãnh đạo) và Membership (Nhân sự) đầy đủ và hiệu quả nhất.

XEM NHIỀU

09/12/2024 21:32:32

Hóa giải hận thù

Các Phật tử không hiểu điều này, ham muốn hóa giải hận thù càng sớm càng tốt, nhưng không hóa giải được mà hận thù càng tăng thêm; vì không phải ta xin lỗi mà họ bằng lòng đâu. Kinh Pháp Hoa gọi là thệ nguyện an lạc, nghĩa là hãy đợi đó. Ta...