Đồng Tháp: Ban Thường trực Ban Trị sự GHPGVN tỉnh triển khai hoạt động Phật sự
“Thích ca” là họ của Phật. Gốc là Sakya, hàm nghĩa từ bi, yêu thương muôn loài.
Khi Thái tử Tất Đạt Đa chưa đi tu, họ Sakya cũng chỉ là một họ trong muôn họ trên thế giới. Nhưng khi ngài thành đấng Chánh Đẳng giác, thì chữ Sakya kia thành thiêng liêng một nguồn cội của giải thoát, an vui vĩnh cửu.
Phật giáo truyền đến Trung Hoa, chữ Phạn Sakya được phiên âm thành “Thích Ca”. Ngôn ngữ tiếng Hoa và tiếng Việt theo hệ thống đơn âm, đại đa số các họ là 1 chữ đơn âm, nên họ Thích Ca được lược gọn còn 1 chữ Thích. Tổ Đạo An là người khởi xướng Tăng Ni dùng họ Thích để luôn được gắn kết tâm hành với đấng Cha Lành thiêng liêng trên con đường tầm cầu giải thoát.
Trong trăm họ người Hoa, cũng có một họ Thích (戚) đồng âm nhưng không phải Thích (釋) trong Thích Ca.
Phật giáo Việt Nam có ảnh hưởng lớn từ Phật giáo Bắc truyền của Trung Hoa, nên tất cả Tăng Ni theo Bắc truyền đều mang họ Thích. (Nam truyền không có).
Chữ “Thích” sang tiếng Việt đồng âm với động từ là sự ham muốn, ưng ý. Chữ “Ca” lại đồng âm với động từ ca hát … Khi người đệ tử Phật xướng lên hai tiếng “Thích Ca”, chỉ có niềm cung kính đối với đấng Cha Lành tôn quý, tuyệt đối không dám khởi ý đùa cợt bằng cách sử dụng đồng âm. Chỉ có người vô thức, không tin Tam Bảo, bất kính bất mục mới lợi dụng đồng âm để đùa cợt.
Ngày trước, giáo sư Ngô Bảo Châu tự đặt nickname cho mình là “Hoà thượng Thích Học Toán”, được quý thầy nhắc nhở, anh ấy đã mạnh dạn xin lỗi chư Tăng và dứt khoát từ bỏ cách chơi chữ đó. Tấm gương của một trí thức thật đáng kính, đáng nể.
Hiện nay, rất nhiều người hình tướng giống sư, tự nhận mình là người tu hành, nhưng không hiểu biết, không học pháp, nên nhận thức mù mờ, hành vi lệch lạc, coi họ Thích như trò đùa, tự nhận làm danh xưng theo kiểu vô thưởng vô phạt.
Hậu quả của việc làm ấy không có gì, nhưng tác hại gây ra là tạo thành một trào lưu xúc xiểm danh hiệu đấng thiêng liêng, lấy họ của Phật để bắt trend tạo tiếng cười khiếm nhã cho nhau. Chúng ta không dám phán tội họ, vì ta không phải là chủ nhân của luật Nhân Quả. Nhưng, hậu quả của tâm hành xấu có thể thấy ngay đương niệm, rằng khi bất kính các đấng tôn quý, không cần đợi kiếp sau mà ngay khi khởi niệm, vị trí của họ đã tự thấp đi nhiều.
Đệ tử Phật có chánh kiến, tuyệt đối không làm theo.
Đồng Tháp: Ban Thường trực Ban Trị sự GHPGVN tỉnh triển khai hoạt động Phật sự
Đồng Nai: Khai giảng Lớp Cao đẳng Phật học hệ chuyên khoa, niên khóa 2024-2026
Thanh Hóa: Ban Trị sự Phật giáo tỉnh khởi công xây dựng nhà ở cho hộ nghèo tại huyện Quan Hóa
Kiên Giang: Khảo hạch giới tử tại Đại giới đàn Giác Phước PL.2568 – DL.2024
Ban Trị sự TP.Hà Nội và Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn tổ chức tọa đàm tại chùa Bằng