Kiên Giang: Khảo hạch giới tử tại Đại giới đàn Giác Phước PL.2568 – DL.2024
Đêm nay sáng trăng! Có vài cơn gió đi lạc, ghé ngang qua sân chùa, mang theo hương hoa Mộc Lan của tháng tư làm bay vạc áo người tu sĩ. Âm thanh của những bản Kinh trầm bổng phát ra từ ngôi chùa nhỏ cuối thôn, lời kinh nhẹ như gió, hiền như mây.
Trong ánh trăng mờ ảo. Bóng dáng người phụ nữ vẫn bên ngọn đèn đơm từng cúc áo cho mấy chú tiểu ở chùa. Chị ngẩn đầu, ánh trăng vằng vặc soi lên gương mặt thanh tú, nhưng đầy vẻ cô độc và u buồn.
Chị được sinh ra và lớn lên nơi mảnh đất Duyên Hải Miền Trung đầy nắng và gió. Dọc bờ biển dài, ngôi làng lợp bằng lá thấp lè tè để tránh gió thốc vào mùa biển động, trên những triền cát trắng là những rặng phi lao liêu xiêu trong bao mùa gió Bấc, những chiếc thuyền nhỏ ngày ngày giương buồm hứng gió đi về.
Nơi đây có những con người lớn lên cùng hơi biển mặn, làn da cháy nắng. Nơi có những trận bão biển, có những ánh mắt đẫm lệ dõi về phía đại dương, vợ trông chồng, mẹ trông con trở về, và cũng có những người con ra đi mãi mãi trong một đêm bão biển. Không về nữa!
Ở đó có mùa cát bay, mịt mù như khói, như sương.
Chị hoạt bát nhanh nhẹn và hay cười. Năm 18 tuổi chị lấy một người đàn ông nơi làng chài, có lẽ khi ấy chị chỉ nghĩ đơn giản về một tổ ấm, sinh mấy đứa con, gom góp tiền để đóng chiếc thuyền nho nhỏ, sáng giăng lưới chiều kéo về, có cá có tôm, cứ như vậy mà bình yên qua một đời. Như mẹ chị hay bà chị cũng đã sống như vậy.
Nhưng tai họa lại ập đến khi chị bắt đầu ước mơ và hy vọng. Bão giông kéo về vào một đêm đầu Thu khi những nhành hoa Sữa lấm tấm nở. Tiếng sét ai oán của dòng đời đánh ngang cuộc đời chị .
Đêm ấy anh cùng hai đứa con trai đưa thuyền ra kéo mẻ lưới đầu Thu. Cũng đêm ấy tự dưng gió về, mặt biển chao đảo dữ dội, từng tiếng sét như xé toạt bầu trời đêm ra từng mảnh, sóng đánh dữ dội và rồi chiếc thuyền nhỏ không trở về nữa.
À! có, chỉ là một chiếc thuyền rách.
Nhưng chồng chị và các con cứ thế không về. Xác cũng chẵng tìm thấy đâu. Cơn bão biển đêm qua đã nuốt trọn những điều thiêng liêng nhất của chị.
Hình ảnh người phụ nữ đứng trên đồi cát, bất động, nhìn mãi về phía biển, chiếc thuyền câu đó nhỏ lắm chỉ có vỏn vẹn 3 người.
Buổi chiều, chị đi chợ mua một ít rau mồng tơi, cùng nồi tôm kho mặn. Nấu cho ba cha con ăn sớm, chẵng ai ngờ ấy là bữa cơm đạm bạc cuối cùng.
Qua đêm ấy, anh để lại cho chị một dải khăn tang.
Chị gào khóc, chị oán trời trách đất, kiệt sức, ngồi thẫn thờ bên ba chiếc bàn con đầy khói nhang, những vòng hoa trắng thê lương, những dòng người viếng dài như tô đậm nỗi đau chị thêm khắc khoải.
Tôi không biết chị đã trải qua đêm đó và những đêm sau này như thế nào nữa. Nếu là chị, nhiều người sẵn sàng lựa chọn cái chết. Bởi đôi khi tìm can đảm để chết còn dễ hơn tìm dũng khí mà sống tiếp, khi mà ta chẵng còn gì để bấu víu trên cõi đời này nữa.
Chị sống tiếp, lặng lẽ, u uất và đầy cô độc, chị bơ vơ trong cái bóng của mình. Bao giờ cũng thế, những nỗi cô đơn và khắc khoải giết chết người ta nhanh hơn bệnh tật. Chị héo hon như bông hoa dại giữa những ngày bị nắng cháy thiêu rụi.
Hôm đó, chị lang thang quay lưng về phía biển, đi mãi đi mãi, đi đến khi không còn nghe tiếng sóng biển, không còn nghe tiếng “mình ơi có cơm chưa?” hay má ơi “con đi đá banh, chút xíu lại về!”.
Chị tìm đến đây! Ngôi chùa nhỏ nằm trong xóm vắng, chiều chiều lại văng vẳng tiếng hồng chung.
Nghe đâu chị đi theo chú Thọ, chú tiểu ở chùa. Chị nói đứa con trai út giống chú lắm. Cứ lầm lũi theo, chẵng dám vào chùa, nắng mưa gì cũng nằm trước mái hiên, chờ chú đi học lại theo tới cổng trường. Dần dần ai thấy cũng thương và không khỏi xót xa.
Nhưng nhiệm mầu thay, cuộc đời sau những ngày rải sỏi, trải gai, bỗng dưng dịu dàng tặng chị một nhành hồng để chị vun trồng ấp ủ.
Chị gặp Sư!
Sư Phụ của chú Thọ, một vị Sư già khép mình ở ẩn, vị tu sĩ của thời xưa, cứ chậm rãi, cứ an nhiên đi qua hết những tháng ngày khắc nghiệt nhất của cuộc đời. Đôi mắt thật sáng, thật hiền, khuôn mặt thông tuệ của người, giữa hàng mi dài, thấm đẫm gió sương.
Ngày nhận chị về với một tâm hồn rách nát, không lành lặn. Chị như cành lúa già nua trong bão, gục xuống, mệt rồi, chẵng thiết tha gì nữa. Gió có lay đến mấy cũng chẵng muốn dậy.
Nhưng rồi vị Sư già ấy đã sẵn sàng dang tay đón nhận, bao dung và chữa lành từng vết thương cho người phụ nữ với số phận đầy ai oán này.
Những ngày đầu tiên chị được Sư đưa cho vài tập giấy bút, người phụ nữ đã hơn nửa cuộc đời, nay bập bẹ đánh vần từng con chữ, đôi tay gầy gân guốc vẽ những nét chữ vuông tròn đầu tiên.
Nhìn chị tôi thấy thương đến lạ, cái cổ cao ngày trước bây giờ đã đổ gục vì gánh cái gánh tâm tư mà cuộc đời chồng chất.
Lâu lâu, chị cười ngờ nghệch, những nếp nhăn hằn sâu trên khóe mắt người phụ nữ ấy có một chút gì đó xót xa, nhưng đã ẩn hiện vẻ rạn rỡ.
Chị công quả siêng năng lắm, chuyện chi cũng làm, ai nhờ gì cũng vui vẻ giúp, chẵng nề hà nặng nhọc. Dần dần, chị không còn ngồi thẫn thờ ra đó để chực lau nước mắt. Chị cười nhiều, nói cũng rôm rả hơn.
Chị tập tành đánh vần từng câu kinh, nghe từng bài pháp. Và rồi chi thấy hình ảnh Đức Phật thật đẹp, cả những vị xuất trần thượng sĩ cũng thật thanh cao và thánh thiện.
….……
Bất giác chị như thấy mình được sống một cuộc đời mới.!
Hay có đôi lần tôi thấy chị khép nép quỳ bên cạnh Phật, đôi tay chai sạn ấy chắp thành búp sen tuyệt đẹp, chị đang thì thầm điều gì đó với Phật lâu lâu lại khẽ nhìn lên, như xem Người có đang lắng nghe không vậy! Tuy Phật sẽ không nói, không khuyên hay cho chị con đường sống tốt hơn. Nhưng tôi tin chắc, Người sẽ truyền nguồn năng lượng an lành nhất mà Người có để dành tặng chị, cứ như thế mà chị đã cùng khóc cùng cười với Phật qua bao độ trăng tròn rồi khuyết.
Chị như sống thêm cuộc đời mới, khép lại quá khứ buồn đau, bông hoa dại héo hon vươn mình đón những ánh nắng trong một ngày giá rét mùa đông.
Chị hay cười và bảo với tôi rằng!
Ngày ấy chị thấy Phật cao xa lắm, tựa như một đấng thần linh hay quyền năng nào đấy, nhưng càng về sau chị cảm nhận được giáo lý của Người, và bao Bậc nối tiếp hành trình thiêng liêng ấy là những con Người bình dị, bình dị đến đỗi thân thương, khoác trên mình mảnh y hoại sắc hay những chiếc áo nâu sồng của đất mẹ bao dung.
Mỗi tối đi qua phòng chị, thấy chị ê â đọc những bản kinh Phật, tròn vành và rõ chữ. Tôi thấy sâu thẳm trong những thanh âm ấy là một vết thương nơi góc khuất tâm hồn đang dần lành lại.
Phật biết không?
Với chúng con, Người không phải là những tôn tượng bằng xi_măng, sắt, thép vô tri, hay tranh ảnh minh họa vô hồn, chúng con cảm nhận được Người đang hiện hữu quanh chúng con, từng ngọn cỏ cành cây, từng hơi thở nóng lạnh con đều thấy Người như đang hiện diện.
Chúng con tựa như gã cùng tử mang ngọc trong chéo áo lang thang bỏ rơi Người, nhưng Phật vẫn ngồi đó an nhiên mỉm cười chờ ngày con trẻ quay trở về.
Và thế!
Chị đã tiếp tục sống tiếp, là sống chứ không phải tồn tại. Chị như cành cỏ dại bơ vơ ngỡ đã vùi dập dưới những ngày bão bùng, bỗng nảy những mầm non trong một sớm bình yên, cành cỏ dại được những hạt sương đêm vị ngọt của chánh pháp đã ấp ủ nâng niu từng chút nhựa sống cho cây đâm chồi bén rễ.
Và trong đôi mắt của chị, buồn đau đã qua nhưng lắng lại, tĩnh lặng trôi về những ngày xa.
Chiều nay gió Bấc trở mình mạnh hơn, từng chiếc lá sa la bay la đà về cội. Sư già nhìn chị mỉm cười, có lẽ cổng chùa đã làm lành được những khối tổn thương mà cuộc đời đã gieo vào lòng chị.
Phải chăng!
Nơi chốn Già Lam này có thể nhìn thấy được những gì ấm áp nhất và giá lạnh nhất của cuộc đời.
Tuệ Hiếu
Kiên Giang: Khảo hạch giới tử tại Đại giới đàn Giác Phước PL.2568 – DL.2024
Ban Trị sự TP.Hà Nội và Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn tổ chức tọa đàm tại chùa Bằng
Học viện PGVN tại Hà Nội kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11
Văn phòng Hội đồng Chứng minh thông báo về việc cấp phát học bổng Đức Nhuận (toàn phần) năm 2024
Ninh Bình: Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia tưởng niệm nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông