Thứ hai, 22/04/2024 16:56:45 (UTC+7) 239

Khánh Hoà: Ngôi chùa Thiên Bình ở vùng quê đang khởi sắc

Chùa toạ lạc tại thôn Phú Bình 2, xã Cam Tân, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hoà.  Khai sơn lập tự là Tổ Từ Ân (1886-1967), huý Đồng Trí, tự Thông Huệ. Ngài vốn là đệ tử thế phát quy y, xuất gia học đạo nơi Hoà thượng Thích Quảng Đức tại chùa Sắc tứ

Chùa toạ lạc tại thôn Phú Bình 2, xã Cam Tân, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hoà.

 Khai sơn lập tự là Tổ Từ Ân (1886-1967), huý Đồng Trí, tự Thông Huệ. Ngài vốn là đệ tử thế phát quy y, xuất gia học đạo nơi Hoà thượng Thích Quảng Đức tại chùa Sắc tứ Thiên Ân ở thôn Phước Thuận, xã Ninh Đông, huyện Ninh Hoà vào năm Ngài 40 tuổi (Ất Sửu 1925).

Năm Quý Mùi 1943, Ngài được Bổn sư cho phép vân du hành đạo, từ Ninh Hoà vào đến vùng đất Phú Bình – Bầu Đầm thuộc xã Suối Tân, tổng Hiệp Cát, huyện Vĩnh Xương (nay là xã Cam Tân, huyện Cam Lâm) thì dừng chân nghỉ ngơi. Chính trong thời gian này, nhân duyên đưa đẩy cho Ngài gặp gia đình kính tín Tam Bảo là ông Trần Đình Mộng và bà Nguyễn Thị Hoà cùng các con thỉnh Ngài về tư gia cầu pháp, xin quy y thọ giới toàn gia, đồng thời phát tâm cúng dường 4 sào ruộng, cùng 1 mẫu 4 đất thổ phát nguyện xây cất chùa.

Sau một thời gian thi công, một ngôi chùa tranh vách đất tươm tất đã được dựng lên trên mảnh đất thổ cư với đầy đủ pháp cụ, pháp khí hoàn mỹ trang nghiêm, Ngài Từ Ân được cung thỉnh nhập tự và làm lễ khánh tạ, đặt tên chùa là Thiên Bình. Từ thời điểm đó, những người dân quê chất phác hiền hậu quanh vùng đã về nơi chốn tôn nghiêm để xin thọ giới quy y Tam Bảo với vị trụ trì đầu tiên của ngôi “Chùa Làng” ngày càng đông, phải đến hết một nửa dân số của làng Phú Bình đã thọ tam quy ngũ giới chính thức trở thành phật-tử (làng của thời xưa cũ đến nay đã được chia tách thành 2 làng Phú Bình 1&2)!

 Chiến tranh, loạn lạc…Năm Mậu Tý 1948, dân chúng phải dời khỏi làng Phú Bình để tập trung ở làng dưới khi giặc Pháp xua đuổi, tàn phá cửa nhà và đình chùa, vị trụ trì phải trở về lại Ninh Hoà. Bà con phật-tử khi di cư đã gìn giữ bảo quản những pháp cụ pháp khí của chùa, riêng chiếc đại hồng chung thì thả giấu dưới giếng, cho đến sau này tình hình ổn định (vào năm 1954) thì cùng nhau về lại làng cũ để dựng lại chùa tranh vách đất trên 3 sào đất do gia đình ông Phạm Khôi và bà Nguyễn Thị Lý hiến cúng.

Trong thời gian điêu linh loạn lạc đó, Ngài Từ Ân đã về lại ngoàiNinh Hoà để xây dựng lại ngôi chùa mang tên Lạc Sơn, cắt cử người cháu ở lại Phú Bình với bà con phật-tử để duy trì Phật pháp, lo cúng kiếng lễ bái. Bà con phật-tử cùng các vị hào lão và những vị tín chủ đã phát tâm xây dựng lại ngôi chùa làng Thiên Bình với tường gạch mái ngói trang nghiêm. Giám tự vào thời gian này là người cháu của Ngài Từ Ân, đã thọ giới tỳ-kheo với pháp tự là Thích Pháp Thân (viên tịch năm Giáp Thân 2004).

Vào năm Kỷ Hợi 1959, Hòa thượng Thích Trừng San, pháp tự Minh Hiền, hiệu Hải Tuệ, do nhu cầu Phật sự quá cấp thiết, Ngài được Phật Học Viện đề cử vào trụ trì chùa Thiên Bình. Sau một thời gian, Ngài được Phật Học viện Trung phần gọi về tham gia công tác quản lý.

Khi Giáo hội Thống nhất cơ cấu tổ chức Phật Học Viện toàn quốc, Ngài được đề cử giữ chức vụ Giám sự Phật Học Viện Hải Đức, đồng thời được mời giữ chức Giám viện Phật Học Viện Sơ đẳng Linh Sơn, (Chùa Linh Sơn Pháp Bảo, thôn Phú Nông, xã Vĩnh Ngọc, thành phố Nha Trang), nên đã không trở lại chùa Thiên Bình nữa.

Năm 1960, các vị hào lão và phật-tử đã ra đến Ninh Hoà, đến chùa Sắc Tứ Thiên Ân trình nguyện vọng lên Hoà thượng trụ trì để xin cung thỉnh Ngài Từ Ân vào lại trụ trì chùa Thiên Bình. Ngài Từ Ân được Hoà thượng Bổn Sư cho phép đã vào hành đạo, hoằng pháp một thời gian,rồi ra lại chùa Lạc Sơn để tiếp tục lo Phật sự. Đến năm 1965, Ngài Từ Ân trở vào lại với chùa Thiên Bình đã hoàn mãn ngôi Chánh điện khang trang, Ngài đã không ngừng hoằng pháp lợi sanh khi tuổi cao sức yếu. Đến năm 1967, vị trụ trì đầu tiên của chùa Thiên Bình thâu thần thị tịch vào giờ Ngọ ngày 13 tháng 3 năm Đinh Mùi, hưởng thọ 81 tuổi, với 42 tuổi đạo, được Giáo Hội Tỉnh Khánh Hoà tấn phong Thượng Toạ. Sau này, theo di nguyện của Ngài Từ Ân, chúng đệ tử đã cải táng cung thỉnh di cốt của Ngài nhập bảo tháp được xây dựng trong khuôn viên chùa với sự chứng minh của chư tôn đức GHPGVN Huyện Cam Lâm và chùa Phổ Thiện vào năm 1998.

Kể từ khi Ngài Từ Ân viên tịch, chùa Thiên Bình không có vị trụ trì, bà con phật-tử luân phiên nhau chăm nom hương đăng, gìn giữ ngôi Tam Bảo trong thời gian dài, có nhiều vị Tăng đến an trú hành đạo với cương vị giám tự, thủ tự một thời gian rồi cũng rời đi đến chùa khác, nên chỉ còn Ban Hộ Tự của làng là chính trong việc bảo tồn ngôi già lam.

Vào năm 2008, Hòa Thượng Thích Minh Khai- Chánh Đại diện Phật giáo huyện Cam Lâm đã ký quyết định bổ nhiệm giám tự cho Thượng toạ Thích Tâm Niệm đang trụ trì Chùa Linh Sơn Pháp Ấn về kiêm nhiệm Chùa Thiên Bình. Lúc đó, ngôi chánh điện Chùa Thiên Bình đã xuống cấp trầm trọng, nhà cửa xung quanh tiêu điều cho nên Thượng toạ đã bắt tay vào công tác hướng dẫn phật-tử tu học, cũng từ đây Thầy bắt đầu làm sổ đỏ cho Chùa, cũng như việc xin giấy phép xây dựng ngôi Chánh điện để có nơi cho phật-tử tu học. Đó là một công tác Phật sự rất lớn, một công trình kiến trúc quan trọng mà Thượng toạ Thích Tâm Niệm đã phát đại nguyện hoàn thành viên mãn trong suốt thời gian giữ cương vị giám tự chùa Thiên Bình.

Đến tháng tháng 7 năm 2022, Tỳ kheo Thích Đồng Tài, pháp hiệu Nghiêm Đức, được GHPGVN Tỉnh Khánh Hoà bổ nhiệm trụ trì. Với đạo tâm kiên cố, tâm nguyện cao cả, cùng với sức trẻ xông xáo linh hoạt, Thầy đã nỗ lực trùng tu kiến thiết chùa Thiên Bình vốn đang tiêu điều vắng lạnh qua thời gian dài đã trở thành ngôi đại tự khang trang tú lệ. Các công trình quan trọng của chùa đều đã hoàn mãn như ngôi Bửu điện, Tổ đường, Cổng tam quan, gác Đại hồng chung, khu Bảo tháp…trong niềm hoan hỷ của Tăng Ni và đông đảo phật-tử. Những công trình phụ còn đang nằm trên bản vẽ kế hoạch, rất cần được trợ duyên để ngôi già lam vùng quê qua từng năm tháng hoàn thiện.

Đặc biệt, để có nguồn thu ổn định kinh tế cho sinh hoạt của chùa, Thầy trụ trì đã linh hoạt liên kết với Cơ sở Tượng Gỗ Phật giáo Thiên Phú Tài để cung ứng các sản phẩm tượng gỗ (phụng thờ cũng như trang trí) đến tất cả các tự viện khắp nơi có nhu cầu thỉnh những tôn tượng đạt chuẩn Chân Thiện Mỹ và giá cả hợp lý.

Kính mời liên hệ khi có nhu cầu thỉnh tượng:

Cơ sở Tượng Gỗ Phật giáo Thiên Phú Tài
Liên hệ đặt tượng: 0767.333.328 (Zalo)

Facebook: Vân Du Tự Tại, Văn phòng: Tượng Gỗ Phật Giáo Thiên Phú Tài – Đông Anh – Hà Nội.Xưởng: Tượng Gỗ Phật Giáo Thiên Phú Tài. đường Vân Hà, thôn Ngọc Lôi, xã Dục Tú, H. Đông Anh, Hà Nội.

                                  

XEM NHIỀU

03/12/2024 15:06:19

Logo chính thức của Đại lễ Phật đản Vesak Liên Hợp Quốc 2025

Được biết, Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025 sẽ diễn ra từ ngày 6 đến 9/5/2025. Đây là lần thứ tư Việt Nam đăng cai Vesak và lần đầu tiên tổ chức tại TP.HCM, đánh dấu cột mốc đặc biệt khi đất nước kỷ niệm 50 năm thống nhất. Logo mới không...
02/12/2024 22:14:14

Những dấu hiệu để nhận biết bậc Thánh tăng

Quan trọng nhất là “thấy lời nói mới biết sự sáng suốt, chứ không thể phân biệt vội vàng”. Đó chính là đạo lý mà vị ấy rao giảng, trao truyền cho mọi người. Vị ấy thực sự có trí tuệ hay không cần chú ý đến điều này. Chân lý chỉ có...