Thứ năm, 18/04/2024 14:49:11 (UTC+7) 99

Áp lực từ đâu mà có vậy?

Tú Quỳnh

Chúng ta hiện nay thường hay nghe người ta nói đến áp lực, áp lực của cuộc sống, áp lực của công việc, áp lực của tinh thần, áp lực của tâm lý, còn có áp lực từ nhiều phương diện khác nhau của xã hội. Đó là nghiệp lực. Những điều này là nguồn

Áp lực từ đâu mà có vậy?

Chúng ta hiện nay thường hay nghe người ta nói đến áp lực, áp lực của cuộc sống, áp lực của công việc, áp lực của tinh thần, áp lực của tâm lý, còn có áp lực từ nhiều phương diện khác nhau của xã hội. Đó là nghiệp lực. Những điều này là nguồn gốc của khổ. Áp lực từ đâu mà có vậy?

Chung quy cũng không ngoài kiếp này và kiếp trước. Kiếp trước là nói từ vô lượng kiếp đến nay, chúng ta cùng với người, sự, vật đã kết oan nghiệp, không biết đối đãi tốt với người khác, không biết đối đãi tốt với tất cả vật, tạo tác những tội nghiệp này, đời đời kiếp kiếp đều phải chịu quả báo.

Trong Kinh Phật nói rất hay:

“Nhân duyên hội ngộ thời, quả báo hoàn tự thọ”. Bạn đã tạo nhân như thế nào, nhất định là sẽ gặp phải quả báo như thế đó. Cho nên lúc bình thường chúng ta khinh dễ người khác, thông thường hay nói là coi người khác không ra gì thì cũng đã có tội rồi. Phật Bồ Tát thì không như vậy, Phật Bồ Tát đối với tất cả chúng sanh đều có tâm cung kính, không giống như chúng ta. Các Ngài đối với mọi người đều bình đẳng cung kính, tâm cung kính đối với tất cả chúng sanh, ngay cả những động vật nhỏ như ruồi muỗi kiến cùng với tâm cung kính đối với tất cả chư Phật Bồ Tát đều là giống nhau, các Ngài đều là bình đẳng.

Tâm bình đẳng chính là Phật. Nếu như chúng ta trong cuộc đời này muốn đi theo con đường của Phật, con đường của Phật là tâm bình đẳng, con đường của Bồ Tát là tâm Lục Độ, con đường của Duyên Giác là tâm nhân duyên, con đường của Thanh Văn là tâm Tứ Đế. Đây là lời của Phật đã nói ở trong Kinh. Chúng ta dụng loại tâm nào thì sẽ đi con đường đó.

Nếu như muốn đi theo con đường của Phật thì chúng ta phải dụng tâm bình đẳng, chúng ta phải đối đãi với tất cả chúng sanh cùng với đối đãi với Thích Ca Như Lai, Di Đà Như Lai là bình đẳng giống nhau, là thật sự bình đẳng, không phải là giả bình đẳng.

Tại sao vậy?

Đều là sự thành tựu pháp tánh. Pháp tánh là bình đẳng, pháp tánh là thanh tịnh, pháp tánh là chân thành, pháp tánh là từ bi. Chư Phật Như Lai đối với tất cả chúng sanh, các Ngài đều sanh tâm bình đẳng. Tại sao các Ngài lại sanh tâm bình đẳng vậy? Từ trên pháp tánh chẳng có điều gì khác được sanh ra. Hay nói cách khác, cổ nhân thường hay nói là thấy tánh chứ không thấy tướng.

Thấy tánh thì mọi người đều bình đẳng, thấy tướng thì chẳng có ai là bình đẳng. Tướng thì không bình đẳng nhưng tánh thì bình đẳng. Thấy tánh nhưng không chấp tướng thì tâm bình đẳng này sẽ hiện tiền. Tâm bình đẳng là tâm Phật, dụng cái tâm này thì sẽ không khó để khế nhập vào cảnh giới của Phật, Bồ Tát.

Ngày nay chúng ta học giáo rất là vất vả, học rất là nhiều năm, mỗi ngày đều học tập, nhưng vẫn không có người ngộ nhập, một chút cũng chẳng ngộ nhập được. Nguyên nhân là gì vậy? Do tâm không bình đẳng. Điều này xin nói thật với quý vị, ngày nào mà tâm bình đẳng của bạn hiện tiền, thì hết thảy tất cả Kinh giáo mở ra ở trước mặt bạn đều thông suốt. Tại sao vậy? Do chân tâm của bạn hiền tiền, bạn đã nhập cảnh giới rồi, thế xuất thế gian pháp bạn đều thông suốt.

Tâm của Bồ Tát luôn luôn nghĩ về lợi ích người khác, không nghĩ đến lợi ích của chính mình. Bởi vì Bồ Tát biết rằng ta và người không hai, tất cả chúng sanh cùng với ta là một thể, không phải hai, lợi ích chúng sanh chính là lợi ích chân thật của chính mình, lợi ích cho chính mình thật sự đó là hại cho chính mình. Các Ngài hiểu được chân tướng sự thật này, cho nên ý nghĩ của các Ngài, ngôn hạnh của các Ngài là thuần chánh, đây mới thật sự là pháp môn bất nhị lìa khổ được vui.

XEM NHIỀU