Thứ tư, 18/12/2024 21:24:31 (UTC+7) 20

PHẬT GIÁO VIỆT NAM LUÔN HỘ QUỐC AN DÂN VÀ ĐỒNG HÀNH CÙNG DÂN TỘC

Diệu Tường

Phật giáo đã gắn bó theo từng nhịp thăng trầm của dân tộc. Dù ở hoàn cảnh nào của lịch sử thì xứ mệnh của Phật Giáo vẫn luôn là cứu khổ, phò nguy cho dân tộc. Thời kỳ Lý Trần là thời kỳ thịnh trị hoàng kim nhất trong lịch sử Phật giáo Việt Nam. Các danh Tăng Phật giáo như Khuông Việt, Pháp Thuận, Vạn Hạnh. Huệ Sinh, Mãn Giác, Không Lộ… đều là chứng ngộ sự thật về khổ vô thường vô ngã (hay khổ, vô thường, không, vô ngã). Một nguồn giáo lý hưng khởi trí tuệ từ bi vô úy, Đại sư Ngô Chân Lưu đã cùng pháp sư Pháp Thuận, Thiền sư Vạn Hạnh giúp Lý Công Uẩn đăng ngôi, mở ra cơ nghiệp cho nhà Lý, đưa dân tộc đi vào thời kỳ thực sự độc lập, tự chủ, tự cường. Các ngài đã thấm nhuần tinh thần phóng khoáng, vô chấp, trí tuệ của nhà Phật, chỉ một lòng phò tá hiền tài, vì dân tộc, vì hạnh phúc an lạc của nhân dân.

PHẬT GIÁO VIỆT NAM LUÔN HỘ QUỐC AN DÂN VÀ ĐỒNG HÀNH CÙNG DÂN TỘC

 Phật giáo du nhập vào Việt Nam hơn 2.000 năm trước. Với triết lý: “Phật pháp tại thế gian, bất ly thế gian pháp” và truyền thống: “Hộ quốc an dân đồng hành cùng dân tộc” Phật giáo Việt Nam đã gắn liền với sự sống còn của dân tộc, gắn liền với vận mệnh thăng trầm thịnh suy của đất nước. Trong suốt chiều dài lích sử đấu tranh dựng nước và giữ nước, Phật giáo Việt Nam đã luôn làm tất cả những gì có lợi ích tốt nhất cho dân tộc, cho Đất nước, nhân dân và con người Việt Nam, nhân loại chúng sinh muôn loài. Phật giáo bao giờ cũng đặt sự tồn vong phát triển của mình trong sự tồn vong phát triển của Dân tộc, an nguy của dân tộc cũng là an nguy của Phật giáo. Dân tộc vinh quang thì Phật giáo lấy vinh quang của dân tộc làm vinh quang của chính mình, dân tộc nô lệ khổ đau thì Phật giáo  lấy đó làm khổ đau của chính mình mà phấn đấu đi lên, phát huy truyền thống yêu nước luôn sát cánh đồng hành cùng dân tộc qua mọi thời kỳ của Đất nước. Đây là một nét đặc biệt của Phật giáo Việt Nam và dân tộc Việt Nam, mà khó có một quốc gia nào trên thế giới đã làm được như chúng ta đã làm, Phật giáo lấy mạng sống của dân tộc nhân dân làm mạng sống của Phật Giáo. Từ đó, Phật giáo Việt Nam mở ra một con đường mới và có cái nhìn mới khác với Phật giáo truyền thống. Trên bước đường truyền bá chánh pháp và hội nhập Phật giáo luôn thực hiện 4 quy luật, đó là: Khế lý, khế cơ, khế thời, khế xứ. Tính đúng nhiếp là đặc tính nổi bật nhất của Phật giáo Việt Nam. Tính linh hoạt “Tùy duyên bất biến, bất biến mà tùy duyên” nên hòa nhập đồng hành mà không hòa tan, Phật giáo luôn giữ được bản sắc riêng của mình.

Phật giáo Việt Nam luôn có tinh thần nhập thế gắn đạo với đời. Phật giáo gắn với tín ngưỡng dân tộc, truyền thống dân tộc. Phật giáo hòa quện vào tín ngưỡng bản địa, tín ngưỡng dân gian dân tộc Việt Nam. Phật giáo đã góp phần làm phong phú sâu sắc thêm các giá trị văn hóa, đạo đức truyền thống đầy chất nhân văn và từ ái, hướng tới một đời sống chân thiện mỹ, xây dựng hạnh phúc con người, khơi dậy lòng yêu nước tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc, phát huy sức mạnh nội tại, tư tưởng độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường, hội nhập và phát triển của dân tộc Việt Nam. Với mục tiêu chăm lo đời sống tinh thần tín ngưỡng của nhân dân, để mang lại lợi lạc cho chúng sinh, an vui ấn no hạnh phúc cho mọi người, hòa bình thịnh vượng cho xã hội, phồn vinh cho đất nước, xây dựng một đất nước Việt Nam hùng cường “Dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh”.

Ngược dòng thời gian, nhìn về quá khứ, từ năm 179 trước công nguyên đến năm 938 là thời kỳ Bắc thuộc. Đất nước chúng ta chịu sự đô hộ của Đế quốc phương bắc khoảng 1000 năm bắc thuộc. Họ đã sử dụng chính sách ngu dân và đồng hóa. Họ đã lấy văn hóa phương bắc thay vào văn hóa của người Việt, họ cấm người dân không được học chữ, không được mở trường học, thậm chí không được thờ cúng tổ tiên, họ muốn xóa sổ truyền thống văn hóa tín ngưỡng của người Việt, xóa sổ dân tộc Việt Nam. Đạo lý “uống nước nhớ nguồn” “Ăn quả nhớ người trồng cây”, tinh thần hiếu kính, tri ân biết ơn và đền ơn là nét văn hóa đẹp từ ngàn xưa của người Việt. Con người phải có Tổ có Tông, như cây có cội như sông có nguồn và “Tâm hiếu là tâm Phật”, “Hạnh hiếu là hạnh Phật”. Chúng ta không những hiếu kính với ông bà tổ tiên, mà còn đem tâm hiếu kính đó mở rộng ra với tất cả mọi người và chúng sinh muôn loài. Vì tất cả chúng sinh trong lục đạo đều là thân bằng quyến thuộc của chúng ta ở trong nhiều đời nhiều kiếp. Ơn Đất nước đã chở che nuôi ta khôn lớn, ơn những vị lãnh tụ những bậc lãnh đạo của Đảng

Nhà nước, Chính phủ, những bậc đã cống hiến cho nhân dân đất nước cho đạo pháp dân tộc, những anh hùng liệt sĩ, những thương bệnh binh, những bà mẹ Việt Nam anh Hùng, những thanh niên xung phong…

Những người đã hy sinh xương máu hay cả tuổi thanh xuân của mình trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, trọn đời vì dân vì nước… để đem lại cuộc sống thanh bình, độc lập tự do cho đất nước và nhân dân Việt Nam, ơn cha mẹ ông bà tổ tiên đã sinh thành dưỡng dục, ơn sư trưởng thầy tổ thầy cô giáo đã dìu dắt chỉ dậy cho chúng ta hiểu biết mở mang trí tuệ, ơn đàn na tín thí chúng sinh vạn loại đã giúp đỡ hỗ trợ để cùng nhau phát triển.

Văn hóa như một lĩnh vực không ngừng biến đổi, với sự tiếp nối liên tục từ quá khứ, hiện tại và tương lai. Văn hóa hình thành và phát triển cùng với sự hình thành và phát triển của con người. Văn hóa bám rễ vào cuội nguồn lịch sử và không ngừng tiếp thu tinh hoa của nhân loại để bồi đắp thêm bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam. Văn hóa là “nền tảng tinh thần của xã hội” là “sức mạnh nội sinh” là “động lực thúc đẩy sự phát triển của đất nước”, “văn hóa soi đường cho quốc dân đi”; “văn hóa còn thì dân tộc còn, văn hóa mất thì dân tộc mất”.

Trong thời kỳ bắc thuộc, các nhà sư chính là những tri thức của dân tộc. Tuy không tham gia vào công việc chính trị nhưng trước cảnh nước mất nhà tan dân chúng lầm than, các nhà sư đã ý thức được tinh thần độc lập tự tôn dân tộc, đạo pháp dân tộc nên không thể khoanh tay đứng nhìn. Ngôi chùa chính là nơi hun đúc tinh thần yêu nước phục quốc cho người Việt, nơi lưu giữ văn hóa tín ngưỡng truyền thống tốt đẹp của người Việt, là trung tâm giáo dục, trung tâm y tế là nơi diễn ra các lễ hội văn hóa truyền thống dân tộc Việt.

Vào thế kỷ thứ 5, các nhà sư chùa Hương Bách đã nuôi một chú tiểu tên là Lý Bí, đầu năm 542 Lý Bí đã lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa chống lại ách đô hộ của nhà Lương, giành lại độc lập cho dân tộc vào năm 544 và xưng ngôi Hoàng đế là Lý Nam Đế năm 554 lấy niên hiệu thiên Đức, đặt tên nước là Vạn Xuân.

Sang đến thời kỳ Khúc, Ngô, Đinh, Lê, Lý, Trần, vào năm 905, Khúc Thừa Dụ đứng lên khởi nghĩa dành độc lập. Nhưng cho đến năm 938 Ngô Quyền đứng lãnh đạo nhân dân đánh đuổi quân Nam Hán thì lúc đó nước ta mới thực sự độc lập vào năm 968. Những người như Khúc Thừa Dụ, Đinh Tiên Hoàng… đứng lên khởi nghĩa thì đều là những anh hùng áo vải nên những vị tăng thống vừa là quốc sư, vừa là tri thức, vừa là thầy của vua quan, như thiền sư Vạn Hạnh là thầy của vua Lý Công Uẩn đã tham mưu cho nhà vua ra thiên chiếu rời đô từ Hoa Lư về Thăng Long mở ra một thời kỳ thịnh trị cho đất nước, 1.000 năm khởi sắc của dân tộc. Phật giáo đã song hành đấu tranh bảo vệ để ổn định và phát triển đất nước. Phật giáo lúc này không chỉ là một tôn giáo đơn thuần mà là một trong bốn bộ phận hành chính quan trọng của triều đình Lý Trần (ban văn, ban võ, ban thái giám, ban Tăng) là chỗ dựa tinh thần của triều đình, là nơi kết tinh nhân tâm thống nhất các lực lượng trong xã hội để xây dựng đất nước hưng thịnh.

Ngay từ buổi đầu Phật giáo du nhập vào nước ta, không phải ngẫu nhiên mà các thiền sư, xác lập vai trò cho người Phật tử tại gia tu hành theo chánh đạo là “ở trong nhà hiếu thảo với cha mẹ, ra ngoài xã hội giúp nước hộ dân, khi ngồi một mình phải biết tu thân. Đây là phương thức dành cho các cư sĩ tại gia tu tập tâm linh, vừa tạo nên sức mạnh nội tại, nhằm chống lại đồng hóa phương Bắc bằng cả tấm lòng phụng đạo yêu nước.

Khi nhà nước độc lập tự chủ, vào thời Lý – Trần, các vị vua Phật tử Lý Thái Tổ, Lý Thánh Tông, Trần Thái Tông, Trần Nhân Tông,… là những người lãnh đạo quốc gia và cũng là những cư sĩ Phật tử kiên trung chứng đạo. Tuy các vị vua quan không xuất gia nhưng họ là những thiền sư lỗi lạc nổi tiếng. Những nhà Phật học uyên bác như vua Lý Thái Tông là đệ tử đắc đạo của thiền sư Thiên Lão. Vua Lý Thánh Tông được công nhận là tổ thứ 2 của thiền phái Thảo Đường. Vua Trần Nhân Tông được người đời tôn xưng là Phật Hoàng Trần Nhân Tông là Sơ Tổ của Thiền Phái Trúc Lâm, Yên Tử. Các Vua Phật tử là những người có công xây dựng đất nước Đại Việt thấm nhuần tư tưởng Phật giáo, phổ hóa Phật giáo trở thành quốc giáo. Thời nhà Trần, sức mạnh đoàn kết dân tộc, đồng nghĩa là sức mạnh của quần chúng Phật tử. Các ngài vừa là những người lãnh đạo quốc gia vừa là những người lãnh đạo Phật giáo. Dưới thời các Ngài, đạo và đời luôn khăng khít, phát huy mạnh mẽ tinh thần trí tuệ, can đảm anh hùng nơi con người Việt. Từ đó, làm nên chiến công hiển hách 3 lần đánh tan quân nguyên mông, kháng chiến dành lại độc lập trong 1000 năm bắc thuộc.

Năm 987 khi nhà Tống sai xứ thần sang nước ta triều đình đã cử nhà sư Pháp Thuận đóng giả người lái đò tiếp xứ thần, qua cách nói chuyện và ứng xử của nhà sư, xứ thần đã nể phục để về tấu lại triều đình nhà Tống, đem lại sự bình an cho nước ta. Các nhà sư đã tư vấn tham mưu cho nhà Lý xây dựng Quốc Tử Giám mở ra trường Đại học đầu tiên của nước ta vào năm 1075, để đào tạo những bậc hiền tài cho đất nước.

Thời lỳ Lý – Trần là thời kỳ hoàng kim thịnh trịnh nhất trong lịch sử dân tộc, vì họ lấy tinh thần Từ Bi, Hỷ Xả, vô ngã, hòa giải, hòa hợp của Phật giáo làm nền tảng tư tưởng cai trị đất nước và ứng xử với nhân dân. Qua đó, khẳng định mối quan hệ gắn bó không thể tích rời giữa dân tộc và Đạo pháp. Từ bao giờ Phật giáo đã hòa vào dân tộc Việt Nam, hy sinh cho nhau, đồng hành cùng nhau. Tình đạo pháp, tình dân tộc hòa vào nhau tạo nên một đời sống tâm linh sâu sắc, văn hóa tình người. Phật giáo và dân tộc tuy hai mà một, không thể tách rời.

“Mái chùa che chở hồn dân tộc

Nếp sống muôn đời của Tổ tông”

Sinh thời, chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ kính yêu của chúng ta đã rất quan tâm đến tôn giáo, Người nói: “Chúa Giê Su có dạy: Đạo đức là bác ái. Phật Thích ca dậy: Đạo đức là Từ Bi. Khổng Tử dậy: Đạo đức là nhân nghĩa”, “Tôn chỉ, mục đích của đạo Phật nhằm xây dựng cuộc đời thuần phong mỹ, chí, thiện, bình đẳng, yên vui và ấm no” và “Phật giáo Việt Nam với dân tộc như hình với bóng, tuy hai mà một. Tôi mong các Hòa thượng, Tăng Ni và Phật tử hãy tích cực thực hiện tinh thần từ bi, vô ngã, vị tha trong sự nghiệp cứu nước, giữ nước và giữ đạo để cùng toàn dân sống trong độc lập, tự do, hạnh phúc”. Đây là một trong những quan điểm cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo, tự do tôn giáo, đoàn kết tôn giáo. Người coi tôn giáo là di sản văn hóa của nhân loại, do đó phải tôn trọng. Người nêu mối quan hệ chặt chẽ giữa tôn giáo và dân tộc, hết sức giản dị nhưng vô cùng sâu sắc. Đó là phát huy tinh thần yêu nước, nước vinh thì đạo mới sáng, nước có độc lập hòa bình thì đạo mới được tự do. Bởi vì, đối với người theo đạo thì đức tin tôn giáo và lòng yêu nước không hề mâu thuẫn.

Đạo Phật là đạo Từ Bi và Trí tuệ (Duy tuệ thị nghiệp), tinh thần của đạo Phật là vô ngã vị tha. Đạo Phật là chánh tín chứ không phải mê tín. Đức tin trong đạo Phật là dựa trên cơ sở của sự hiểu biết và lý trí chứ không phải tin theo một cách mù quáng. Lấy cái cốt lõi của đạo Phật để đưa vào cuộc sống, chứ không phải chấp vào giáo điều mà đôi khi chúng ta lại bị trở thành nô lệ. Từ đó, Phật giáo mới có những nhà sư dấn thân để hành đạo, xả thân vì pháp, tất cả vì chúng sinh mà cứu độ, quên cả mạng sống của mình vì đất nước, vì dân tộc, vì con người Việt Nam. Có được những con người như thế là do cách giáo dục của Phật Giáo Việt Nam với truyền thống đồng hành cùng dân tộc Việt Nam. Vì vậy mà vị trí Việt Nam ở trong lòng dân tộc, đạo Phật ở trong hồn dân tộc, ở trong cuộc sống của nhân dân ta.

Điều này đã được khái quát bằng hiến chương của giáo hội Phật Giáo Việt Nam: “ Giáo hội Phật Giáo Việt Nam ra đời là sự kết tinh trí tuệ, là nguyện vọng chân chính của Tăng Ni cư sĩ Phật tử. Các tổ chức giáo hội, các hệ phái Phật giáo trong nước là chủ thể kế thừa lịch sử hàng nghìn năm của Phật Giáo Việt Nam. Lý tưởng giác ngộ chân lý, hòa hợp chúng hòa bình, công bằng xã hội của giáo lý Đức Phật nhằm phục vụ cho dân tộc, tổ quốc, nhân loại chúng sinh là tôn chỉ của giáo hội Phật Giáo Việt Nam”. Đó là kim chỉ nam, là đường lối, là định hướng, trở thành ý thức hệ, xứ mệnh giá trị cao nhất, là mục tiêu mà mỗi người con Phật cần phải hướng đến nhằm mục đích cống hiến phục vụ dân tộc, phục vụ Tổ quốc, vì đất nước, vì nhân dân, nhân loại chúng sinh, con người Việt Nam.

Từ thế kỷ thứ 14 đến thế kỷ thứ 18, nhà Minh xâm lược nước ta đánh bại nhà Hồ năm 1407. Năm 1428 Lê Lợi đã đứng lên khởi nghĩa dành lại độc lập cho dân tộc. Nhưng lúc này nhà Lê đã không lấy Phật giáo làm nền tảng cai trị đất nước mà lấy nho giáo làm nền tảng để cai trị đất nước, thì mâu thuẫn bắt đầu xuất hiện. Khi nho giáo nắm quyền thì đến thời Hậu Lê đã không thống nhất được các lực lượng trong xã hội, triều đình phân chia phe phái, Nam Bắc phân tranh, chiến tranh liên miên đến tận thế kỷ 18, khi triều đình không còn trụ vững nữa thì thực dân Pháp đã xâm lược nước ta.

Từ thế kỷ 18 đến năm 1975 Phật Giáo lại tiếp tục đồng hành cùng dân tộc trong vai trò dựng nước và giữ nước, Phật giáo kiến quốc, Phật giáo cởi ca sa khoác chiến bào. Chùa chiền trong nước đều là những căn cứ địa cách mạng góp phần tạo nên biết bao nhiêu Đảng viên ưu tú, cán bộ phục vụ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc.

Từ năm 1981 đến nay, Phật Giáo Việt Nam đã thống nhất 9 tổ chức hệ phái, trong hơn 40 năm qua, với tôn chỉ mục đích cao cả của Phật giáo và phương hướng hành đạo: “Đạo pháp – Dân tộc – Chủ nghĩa xã hội”. Phật Giáo Việt Nam đã vượt qua mọi khó khăn, không ngừng phát triển lớn mạnh về mọi mặt, Hộ quốc dân an là tinh thần nhập thế, tinh thần dân tộc là một dòng chảy xuyên suốt gắn liền với lịch sử dân tộc của Phật Giáo Việt Nam. Phật Giáo Việt Nam đã luôn làm tất cả những gì tốt đẹp nhất cho đất nước, con người, toàn dân tộc Việt Nam bằng tinh thần cống hiến, dấn thân và phụng sự.

Cái giá trị cao nhất của mỗi con người Việt nam là giá trị dân tộc. Như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đúc kết rằng: “không có gì quý hơn độc lập tự do. Thà hy sinh tất cả chứ không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ”.

Vận mệnh của Phật giáo gắn liền với vận mệnh của dân tộc. Đất nước thịnh thì Phật giáo thịnh, đất nước suy thì Phật giáo suy. Và khi Phật giáo thịnh thì đất nước thịnh, khi Phật giáo suy thì đất nước cũng gặp khó khăn. Thực tế lịch sử đã minh chứng rằng thời kỳ nào mà Phật giáo hưng thịnh thì thời kỳ đó đất nước phát triển thịnh vượng thái bình, nhân dân có được cuộc sống ấm no hạnh phúc.

Phật Giáo Việt Nam đã tập hợp đoàn kết Phật tử trong và ngoài nước, tổ chức các chương trình từ thiện đến những người có hoàn cảnh khó khăn, học sinh nghèo vùng cao, tổ chức nhiều lớp học tình thương hỗ trợ học phí, sách vở, đồ dùng học tập, xây dựng nhà tình thương, tổ chức các hoạt động hỗ trợ thiên tai, các hoạt động y tế, giáo dục, chống biến đổi khí hậu, bảo vệ mội trường, đấu tranh phòng chống các tệ nạn xã hội. Trong công tác ích nước lợi dân, ích đạo lợi đời, có sự phối hợp chặt chẽ với mặt trận tổ quốc và các đoàn thể trong hệ thống chính trị, chung tay thực hiện tốt công tác từ thiện xã hội, xóa đói giảm nghèo được thực hiện thường xuyên liên tục, góp phần vào công tác đảm bảo an sinh xã hôi, trật tự xã hội, an dân tại tại các địa phương trên cả nước. Tổ chức đại lễ tưởng niệm, tri ân các anh hùng liệt sĩ, những bậc có công với nhân dân đất nước, đại lễ Phật đản, đại lễ Vu lan báo hiếu, khóa tu một ngày an lạc, khóa tu bát quan trai, khóa thu mùa hè, hội trại, tuổi trẻ, tết trung thu, khóa giảng và tu online,… để đáp ứng cao các nhu cầu của đông đảo Phật tử trong và ngoài nước, giới trẻ thanh thiếu niên.

Trong đại dịch covid 19, cả thế giới phải oằn mình chống lại một đại dịch lớn chưa từng có trong lịch sử nhân loại. Hưởng ứng lời kêu gọi của cố Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, thủ tướng Phạm Minh Chính và trưởng lão hòa thượng Thích Thiện Nhơn chủ tịch hội đồng trị sự giáo hội Phật giáo Việt Nam. Với tinh thần chống dịch như chống giặc, Tăng Ni Phật tử đã đóng góp tích cực nguồn lực vào quỹ phòng chống dịch covid 19 và quỹ vaccine, mua sắm thiết bị y tế, phòng áp lực âm, xe cứu thương, thuốc cho bệnh nhân,… và hàng trăm tấn lương thực gạo thực phẩm rau củ, quả, hàng triệu suất ăn yêu thương trong vùng tâm dịch hàng nghìn túi an sinh, túi thuốc F0,… rất nhiều Tăng Ni Phật tử trên khắp mọi vùng miền của đất nước đã tham gia vào phong trào “Cởi áo cà sa, khoác áo Bluse” tình nguyện tham gia vào nơi tuyến đầu chống dịch tại các bệnh viện dã chiến, bệnh viện thu dung tại TP Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam, bất chấp mọi khó khăn hiểm nguy, và trong hành trình nhân ái đó, có nhiều người đã ra đi để lại sự tiếc thương trong cộng đồng xã hội và nhân dân Việt Nam.

Phật giáo Việt Nam đã thể hiện tinh thần quốc tế khi ủng hộ nhiều nước trong công cuộc phòng chống đại dịch covid 19, góp phần thúc đẩu ngoại giao nhân dân, thắt chặt them tình hữu nghị giữa Việt Nam với các nước trong khu vực và trên thế giới, góp phần làm cho đạo pháp ngày càng xương mình trong lòng dân tộc.

Nhiệm kỳ IX (2022 – 2027) với định hướng: “Kỷ cương, trách nhiệm, đoàn kết, phát triển” giáo hội Phật giáo Việt Nam đã tập hợp đoàn kết Tăng Ni Phật Tử trong và ngoài nước nỗ lực tinh tấn tu học trưởng dưỡng đạo tâm, phụng đạo yêu nước, hộ quốc an dân, muôn người như một tiếp tục đồng hành cùng dân tộc trong thời kỳ mới.

Con người Việt Nam vốn giầu lòng nhân ái, thương người như thể thương thân. Khi đại dịch covid 19 xẩy ra thì với tinh thần tương thân tương ái, bầu ơi thương lấy bí cùng tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn, những người con Phật trên khắp mọi vùng miền của Đất nước và nước ngoài, bạn bè quốc tế, đã gửi trọn tình yêu thương hướng về những nơi tâm dịch và đồng bào miền Nam ruột thịt, khi miền Trung mưa bão ngập lụt, thì cả nước lại hướng về khúc ruột miền Trung và khi cơn bão số 3 Yagi là siêu bão mạnh nhất trong nhiều thập kỷ qua càn quét các tỉnh phía Bắc gây ra lũ lụt sạt lở đất làm thiệt hại về người và tài sản của biết bao con người, thì người dân cả nước và kiều bào ta ở nước ngoài, bạn bè quốc tế, triệu tấm lòng lại hướng về miền Bắc thân thương bằng những việc làm thiết thực. Những đoàn xe cứu trợ ngày đêm mang những lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm những vật dụng thiết yếu,… tỏa về những tỉnh phía Bắc để kịp thời hỗ trợ những người dân trong cơn hoạn nạn. Những bóng áo nâu của các Quý thầy (từ miền Nam, miền Trung, miền Bắc) đã không quản ngại vất vả khó khăn hiểm nguy đường xá xa xôi, cùng đoàn Phật tử đã đến tận những nơi tâm bão lũ mang yêu thương cả vật chất và tinh thần cho người dân vơi đi những nỗi đau mất mát. Những nghĩa cử cao đẹp của những chiến sĩ công an, bộ đội cụ Hồ vẫn còn sống mãi trong lòng người dân nơi bão lũ. Như chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu đã ừng dậy: “Công an, quân đội vì nước quên thân, vì dân phuc vụ, trung với Đảng hiếu với dân, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”

Hình ảnh làng Nủ hồi sinh đang dần hiện ra dưới sự sát sao quan tâm thương dân như con, hết lòng chăm lo cho đất nước cho nhân dân của Đảng, Nhà nước, Chính phủ và tình yêu thương của mặt trận tổ quốc Việt Nam, các doanh nghiệp, mạnh thường quân, nhà hảo tâm, công an, quân đội, tổ chức, đoàn thể, đồng bào cả nước.

Từ ngàn xưa, hình ảnh cây đa, giếng nước, sân đình, mái chùa đã gắn liền với người dân Việt Nam khi bước chân vào chùa, lòng ta như lắng dịu trước sự trang nghiêm thanh tịnh, ta như sống chậm lại trước sự hối hả xô bồ của cuộc sống thế gian, để được thấm đượm những lời giảng giáo pháp của Đức Phật mà các quý thầy truyền trao, hòa mình vào lới kinh tiếng kệ mà quý thầy tụng đọc. Giáo pháp của Đức Phật thật thâm sâu và vi diệu, giúp chúng ta nhận chân được sự thật của cuộc sống, biết đâu là đường chính để chúng ta đi đâu là đường tà để chúng ta tránh, việc gì nên làm, việc gì không nên làm. Nơi nào nên đến, nơi nào không nên đến, việc gì nên nói, việc gì không nên nói, biết tin sâu nhân quả nghiệp báo lành lành, lánh dữ. Vì tất cả con người chúng ta dù theo đạo Phật hay không theo đạo Phật, dù theo tôn giáo hay không theo tôn giáo nào cả thì tất cả chúng ta đều chịu sự chi phối của quy luật nhân quả duyên khởi. Luật nhân quả chi phối tất cả vũ trụ vạn hữu không có một sự gì, vật gì, con người, động vật, vật chất hay tinh thần thoát khỏi quy luật nhân quả. Pháp duyên khởi là thường pháp của thế gian là chân lý của thế gian. Cho dù, Đức Phật có xuất hiện hay không xuất hiện thì chân lý đó vẫn luôn tồn tại.

SONY DSC

Hiểu được như vậy, chúng ta sẽ sống có trách nhiệm hơn với suy nghĩ, lời nói, hành động và việc làm của mình. Cuộc đời mình tốt hay xấu là do nghiệp nhân mình gây ra, thiên đàng cũng do mình tạo ra, địa ngục cũng do mình gây ra. Cực lạc không phải ở đâu xa mà cực lạc ở ngay chính trong cuộc đời này. Nếu tất cả con người chúng ta từ già đến trẻ đều sống thiện sống tốt, người người sống thiện sống tốt, nhà nhà sống thiện sống tốt, cả xã hội cũng sống tốt thì non nước Việt Nam ta mãi mãi trong thanh bình, nhân dân có được cuộc sống ấm no hạnh phúc. Nếu tất cả quốc gia triên thế giới đều sống thiện, sống tối thì ta bà thế giới sẽ là cực lạc ngay giữa lòng nhân gian này.

Khi một ngôi chùa xuất hiện, thì bớt đi một nhà tù, ánh đạo vàng của Đức Phật chiếu sáng lan tỏa tới đâu thì bóng tối tan biến ngay tới đó. Đạo Phật không phải là một cái gì đó xa với, mà rất thực tế, thiết thực ngay trong cuộc sống hiện tại, ngày bây giờ và tại đây. Đức Phật đã từng nói: “Này các Tỳ kheo, giáo pháp của ta là thiết thực hiện tại, đến để mà thấy, không có thời gian, có khả năng hướng thượng được người trí tự minh chứng hiểu”. Giáo pháp của Đức Phật siêu việt thời gian (quá khứ, hiện tại và tương lai) là con đường hành trì, con đường chuyển hóa, con đường hướng thượng, chứ không phải để hý luận, nhằm đem lại an vui hạnh phúc cho tất cả những ai học pháp; hành pháp và an trú trong giáo pháp.

Giáo pháp của Đức Phật như một chiếc bè đưa chúng ta qua sông, như ngón tay chỉ mặt trăng, nương theo ngón tay để thấy mặt trăng, vọng tưởng như mây mờ. Phật tính như Trăng. Vì bị mây mờ che lấp nền trăng chưa hiển lộ. Gió thổi mây bay trăng lại hiện ra tròn đầy. Trong mỗi con người chúng ta ai cũng có chân tâm phật tính, bản tâm thanh tịnh, như lai tàng, bản lai diện mục, tri kiến Phật nhưng vì do vô minh phiền não trần lao nghiệp chướng nhiễm ô tham sân si mạn nghi tà kiến nó che lấp nên chưa hiển lộ. Như hoa sen sống trong bùn nhờ nước đục, gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn, một ngày nào đó nó sẽ nhô lên khỏi mặt nước nở hoa, nhụy vàng tỏa ngát hương thơm. Đạo Phật là từ bi và trí tuệ, là con đường tỉnh thức, con đường giác ngộ. Mục đích của người tu Phật là phải loại bỏ hết vô minh vọng tường, phiền não khổ đau nhiễm ô, tham sân si mạn nghi ác kiến để đạt đết cái chân tâm Phật tính.

Giáo lý duyên khởi chỉ ra rằng, mọi thứ trên thế gian này đều là vô thường, đều do nhân duyên giả hợp mà có duyên còn thì hợp, duyên hết thì tan, mọi thứ luôn ở trạng thái chuyển động, không mãi mãi ở một trạng thái nhất đinh. Tất cả mọi sự vật trong vũ trụ không có vật nào trường tồn mãi theo thời gian, mà tất cả đều nằm trong quy luật “Thành – Trụ – Hoại – Không” hay “Sinh – Trụ – Dị – Diệt”.

Con người chúng ta cũng không ngoại lệ, cũng theo quy luật sinh lão bệnh tử. Nhờ vô thường mà vạn vật luôn biến đổi hay gọi là tiến hóa, để chúng ta sống học tập và làm việc theo hướng tích cực đem lại lợi ích cho bản thân, gia đình, xã hội và đất nước. Trong kinh pháp cú Đức Phật đã dậy: “Không làm các việc ác. Làm tất cả các việc lành. Giữ tâm ý trong sạch. Đó là lời Phật dậy”. Thực hiện lời dạy của Đức Phật ở mọi lúc mọi nơi, mọi hoàn cảnh của cuộc sống hàng ngày sống thiếu dục tri túc, lợi mình, lợi người, nghiêm trì giữ giới vì giới là bậc thang cho mọi pháp lành, ngăn không cho chúng ta làm tất cả các điều ác; hướng chúng ta làm tất cả các điều thiện lành, hiếu kính, khiêm cung, tri ân biết ơn và đền ơn, trân trọng những gì tốt đẹp mà chúng ta đang có, để giữ gìn phát triển cho thế hệ chúng ta hôm nay và cho con cháu muôn đời sau.

Phật giáo đã gắn bó theo từng nhịp thăng trầm của dân tộc. Dù ở hoàn cảnh nào của lịch sử thì xứ mệnh của Phật Giáo vẫn luôn là cứu khổ, phò nguy cho dân tộc. Thời kỳ Lý Trần là thời kỳ thịnh trị hoàng kim nhất trong lịch sử Phật giáo Việt Nam. Các danh Tăng Phật giáo như Khuông Việt, Pháp Thuận, Vạn Hạnh. Huệ Sinh, Mãn Giác, Không Lộ… đều là chứng ngộ sự thật về khổ vô thường vô ngã (hay khổ, vô thường, không, vô ngã). Một nguồn giáo lý hưng khởi trí tuệ từ bi vô úy, Đại sư Ngô Chân Lưu đã cùng pháp sư Pháp Thuận, Thiền sư Vạn Hạnh giúp Lý Công Uẩn đăng ngôi, mở ra cơ nghiệp cho nhà Lý, đưa dân tộc đi vào thời kỳ thực sự độc lập, tự chủ, tự cường. Các ngài đã thấm nhuần tinh thần phóng khoáng, vô chấp, trí tuệ của nhà Phật, chỉ một lòng phò tá hiền tài, vì dân tộc, vì hạnh phúc an lạc của nhân dân.

Vua Trần Nhân Tông là một lãnh tụ thiên tài, vị vua anh minh, anh hùng dân tộc. Sau khi quốc gia xã tắc được bình yên, ngài đã xuất cầu đạo, chuyên tâm thực hành Phật pháp và dấn thân đi khắp nơi vì sự an lạc cho quần chúng nhân dân thiết định nên mẫu người Phật tử lý tưởng cho Phật giáo Việt Nam. Nên Ngài đã thống nhất các dòng thiền ở Việt Nam (Tỳ Ni Đa Lưu chi, vô Ngôn Thông và Thảo Đường) vào dòng Thiền đầy sắc Việt Nam, Ngài đã sáng lập ra Thiền trúc lâm Yên Tử là sự kết hợp chặt chẽ giữa văn hóa Phật giáo và văn hóa dân tộc, chủ tương tư tưởng Phật giáo nhân thế “Cư Trần Lạc đạo” và hòa hợp dân tộc biểu tượng của sự hòa quyện đạo pháp và dân tộc.

Ngài được hậu thế dâng thánh hiệu là Đại Thánh Trần Triều Trúc Lâm Đầu Đà Tịnh Tuệ Giác Hoàng Điều Ngự Phật Tổ. Dòng chảy tư tưởng ấy đã được kế tục xuyên suốt đến hôm nay và mãi sau này. Để mỗi người con Phật nhận thức được ý nghĩa của đời người và giá trị cao quý của nhân phẩm, đạo đức, hành xả ly, dấn thân phụng sự tha nhân, xây dựng đất nước an lành. Đó là bài học vô cùng quý giá, có ý nghĩa thiết thực không chỉ đối với người xuất gia mà còn đối với tất cả người dân Việt Nam trong việc phát huy nội lực tự thân, nội lực dân tộc để tồn tại và phát huy trong mọi hoàn cảnh.

Thời kỳ nhà Trần có nhiều danh Tăng Phật giáo như: Tuệ Trung Thượng sĩ, Huyền Quang, Pháp Loa, Bảo Phát, Tông Cảnh, Nhất Tông, Viên Chướng… tư tưởng Phật học thâm trầm, thi ca vào hàng thượng đẳng. Nếu không bị ảnh hưởng nặng nề bởi chủ trương diệt văn hóa Việt của phương Bắc thì kho tàng văn hóa Lý Trần sẽ vô cùng phong phú, để lại một niềm tự hào lớn trong lịch sử dân tộc.

Các vị vua Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông, Trần Anh Tông đều thâm hiểu Phật giáo và thâm chúng giải thoát của nguồn tâm, đã đưa đất nước và Phật giáo vào thời kỳ cường thịnh của dân tộc. Tình thần đoàn kết và dân chủ đã được thể hiện rộng rãi hơn trong và ngoài triều đình qua các hội nghị Diên Hồng, Bình Thân, để nhân dân tướng sĩ tham gia ý kiến quyết định. Vì vậy mà sức mạnh tiềm lực dân tộc trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết, làm nên chiến công hiển hách 3 lần đánh tan quân Nguyên Mông.

Nguyễn Trãi người anh hùng dân tộc vĩ đại, nhà chiến lược thiên thài, nhà tư tưởng lớn, nhà văn hào kiệt xuất, một con người mẫu mực tiêu biểu về sự nghiệp giữ nước và dựng nước, đã để lại cho chúng ta những di sản vô cùng quý báu, góp phần to lớn cho dân tộc, cho nhân ta có thêm sức mạnh quyết tâm và tin tưởng, để hăng hái tiến lên, trong sự nghiệp xây dựng đất nước và bảo vệ tổ quốc.

Thiền sư Tông Diễn là Tổ thứ 2 của thiền phái Tào Động Việt Nam. Ngài là một thiền sư, quốc sư, cao tăng trong thời kỳ nhà Lê, Ngài đã có công phục hung Phật giáo thời kỳ hậu Lê. Cuộc đời của Tổ Tông Diễn gắn liền với lòng từ bi, hiếu thảo và trí tuệ siêu Việt. Ngài được vua Lê Hy Tông thỉnh cầu để giải quyết những vấn nạn khó khăn trong việc trị nước bình thiên hạ. Nhờ trí tuệ và đạo hạnh của mình, Ngài đã giúp cho nhà Vua thấu hiểu Phật pháp, hóa giải những mâu thuẫn và đưa đất nước trở lại thời kỳ thái bình thịnh vượng Tổ Tông Diễn đã để lại cho hậu thế nhiều bài học quý giá về đạo đức, trí tuệ và sự giải thoát. Những lời dậy của Thiền sư luôn thấm đượm tinh thần từ bi, hỷ xả, khích lệ sách tấn chúng ta trên con đường tụ tập hướng đến giải thoát giác ngộ. Ngày nay, thiền pháo Tào Động vẫn được phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam và Tổ Tông Diễn vẫn được tôn kính như một bậc thầy vĩ đại có công lớn trong việc truyền bá và giữ gìn di sản Phật giáo quý báu cho dân tộc Việt Nam.

Ai đã từng trải qua những năm tháng chiến tranh khói lửa, mưa bom bão đạn, khoét núi ngủ hầm mưa dầm cơm vắt,… chứng kiến những cảnh mất mát đau thương, mới trân trọng độc lập tự do hòa bình mà chúng ta đang có, để chúng ta nâng niu gìn giữ và phát triển, tính tấn tu học, làm việc nỗ lực vượt qua mọi khó khăn thử thách trở ngại, biết chia sẻ giúp đỡ sống từ bi hỷ xả, đoàn kết, hòa hợp, thực hành tứ trọng ân của đạo Phật, thương yêu mọi người và tất cả chúng sinh muôn loài, sống ít muốn biết đủ, trau dồi Giới Đinh Tuệ (Bát Chánh đạo con đường trung đạo). Tu sửa để cho 3 nghiệp thân khẩu ý ngày càng trong sạch, phòng hộ 3 nghiệp sáu căn, không chạy theo ngũ dục để làm điều bất chính, dấn thân phụng sự chúng sinh là thiết thực cúng dường chư Phật, cho đi là còn mãi.

Trải qua hơn 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới Việt Nam chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đồng thời chủ động và tích cực hội nhập quốc tế toàn diện sâu rộng, đẩy mạnh công nghiệp  hóa hiện đại hóa đất nước. Với tư duy tiếp cận một cách sáng tạo nổi bật riêng của người Việt Nam, do người Việt Nam thực hiện, đất nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử, như lời cố Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nói: “Chưa bao giờ đất nước ta có được cơ đồ tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay”. Trong bài phát biểu bế mạc hội nghị TW10 và trong nhiều bài viết phát biểu quan trọng vừa qua, tổng bí thư Tô Lâm đã khẳng định: “với thế  và lực đã tích lũy được sau 40 năm đổi mới, với sự đồng lòng chung sức của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân, với những thời cơ thuận lợi mới, dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, chúng ta đã hội tụ đủ những điều kiện cần thiết để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam” đó là sự kế thừa, phát triển nhận thức, tư duy lý luận về giai đoạn phát triển mới của dân tộc Việt Nam, là kỷ nguyên giầu mạnh dưới sự lãnh đạo cầm quyền của Đảng cộng sản, xây dựng thành công nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa. “Phát huy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, tự tin, tự chủ, tự lực, tự cường, tự hào dân tộc, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc và thực hiện khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc, phát huy dân chủ XHCN, sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và nền văn hóa con người Việt Nam, giải phóng toàn bộ sức sản xuất, phát huy tối đa nội lực, tranh thủ ngoại lực lấy nguồn lực nội sinh, nguồn lực con người là nền tảng, khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo là động lực mới cho phát triển nhanh bền vững đột phá”.

Thời điểm bắt đầu kỷ nguyên mới là Đại hội XIVcủa Đảng. Đó là kỷ nguyên mà mọi người dân đều có cuộc sống ấm no hạnh phúc, được hỗ trợ phát triển làm giàu, đóng góp ngày càng nhiều do hòa hình, ổn định, phát triển của thế giới, hạnh phúc của nhân loại và văn minh toàn cầu. Đích đến của kỷ nguyên vươn mình của dân tộc là xây dựng một nước Việt Nam hùng cường thịnh vượng “Dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”, sánh vai với các cường quốc năm châu, khát vọng phát triển đất nước, kết hợp chặt chẽ sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại. Từ đấy mọi người dân Việt Nam, hàng trăm triệu người như một, dưới dự lãnh đạo của Đảng, đồng tâm hiệp lực, chung sức đồng lòng, tranh thủ tối đa thời cơ thuận lợi, đẩy lùi nguy cơ thách thức đưa đất nước phát triển toàn diện, mạnh mẽ bứt phá và cất cánh.

Các quý Thầy trong giáo hội Phật Giáo Việt Nam đã hy sinh hạnh phúc riêng tư của cả đời mình xuất gia tu học. “Thượng cầu Phật đạo hạ hóa chúng sinh”. Phật sự đa đoan, chúng sinh cang cường, nhưng các quý Thầy đã không quản ngại vất vả khó khăn trên bước đường hoằng pháp lợi sinh, xả thân vì pháp, tất cả vì chúng sinh mà cứu độ, luôn hộ quốc an dân, đồng hành cùng dân tộc trong mọi thời kỳ của đất nước. Tam Bảo tồn tại giữa thế gian là một diễm phúc lớn cho chúng sinh, là chốn nương tựa, là con đường hướng thượng vững chắc cho tất cả mọi người.

Trải qua gần 26 thế kỷ tồn tại và phát triển, con đường trung đạo của đạo Phật hay nghệ thuật sống này vẫn được xem là một trong những lựa chọn thông minh và hiệu quả nhất cho những ai thực sự mong muốn có một nếp sống an bình và hạnh phúc.

Đạo Phật do Đức Phật Thích Ca Mâu Ni sáng lập không chỉ đem lại nguồn an ủi cho vô số người mà còn cung cấp nền tảng học thuyết nhân bản cao thượng và một di sản văn hóa vô cùng tinh tế. Bài thuyết pháp đầu tiên do Đức Phật dậy tại vườn lộc uyển, gần Banares, năm 528 trước Tây lịch là một sự kiện lớn đem lại những kết quả đầy lợi lạc liên tục mãi đến thời đại này.

Đặc biệt theo nhà vật lý xuất sắc nhất của thế giới của thế kỷ XX, Albert Eisntein, “Tôn giáo của mai sau là một tôn giáo toàn cầu, vượt lên trên mọi thần linh, giáo điều và thần học. Tôn giáo ấy phải bao quát cả bình diện tự nhiên và siêu nhiên, đặt trên căn bản của ý thức tâm linh tiềm tàng trong vạn vật – tự nhiên lấy siêu nhiên – như một sự hợp nhất có ý nghĩa. Phật giáo là một tôn giáo như thế, nếu có một tôn giáo nào có thể đáp ứng những nhu cầu của khoa học hiện đại, tôn giáo ấy là Phật giáo”. Việt Nam đã 3 lần tổ chức thành công đại lễ Phật đản Liên Hợp Quốc (Vesak), và sắp tới là lần thứ 4 từ ngày 6/5 đến ngày 8/5/2025 đại lễ được tổ chức tại Học viện Phật Giáo Việt Nam cơ sở 2 – xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh, TP Hồ Chí Minh. Chủ đề chính của Đại lễ là: “Hòa hợp và bao hàm vì nhân phẩm con người. Tuệ giác Phật giáo vì Hòa bình thế giới và phát triển bền vững” theo phương châm của Liên hợp quốc, không đê ai bị bỏ lại phía sau. Đại lễ tổ chức tại Việt Nam tới đây không chỉ đánh dấu một cột mốt quan trọng của Phật giáo để kỷ niệm 3 sự kiện trọng đại của Đức Phật mà còn góp phần thể hiện tinh thần đoàn kết của Việt Nam và cộng đồng quốc tế trong việc xây dựng hòa bình toàn cầu, góp phần nâng cao vai trò của Phật Giáo Việt Nam trong hội nhập quốc tế, đồng thời khẳng định vị thế và trách nhiệm của Việt Nam, đối với Liên Hợp Quốc, Đại lễ cũng là cơ hội quảng bá hình ảnh đất nước, con người và văn hóa  Việt Nam ra thế giới và góp phần truyền tải thông điệp hòa bình, phát triển bền vững các giá trị nhân văn cốt lõi của Phật giáo đến toàn thể nhân loại.

Thân người khó được, chính pháp khó nghe, Tam Bảo khó gặp, trăm ngàn muôn kiếp khó tìm cầu. Giờ đây chúng ta may mắn được mang thân người, được sinh ra ở một đất nước truyền thống hào hùng, có các bậc lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, Chính phủ thương dân như con hết lòng chăm lo cho đất nước và nhân dân. Và chúng ta lại may mắn có đủ phước duyên để gặp Phật pháp, được gặp Tam Bảo, được theo hoc những bậc Thầy minh sư chân tu hết lòng chỉ dậy dìu dắt chúng con trên bước đường tu học, để đem lại lợi ích cho tự thân, gia đình và xã hội.

Mỗi người dân chúng ta cần nêu cao tinh thần tự giác đoàn kết và thực hiện tốt mọi chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước. Kiên định lòng tin nơi chính pháp, con đường lành mà chúng ta đang đi, không dao động trước cuộc sống đầy biến động. Tăng trưởng niềm tin nơi Tam Bảo, Tăng đoàn thanh tịnh hòa hợp, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, sự điều hành của Chính phủ. Với sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, chính quyền, địa phương các bộ ban ngành đoàn thể và sức mạnh đại đoàn kết của toàn dân tộc, niềm tin, cùng với tình người, lòng nhân ái, tinh thần tương thân tương ái, giúp đỡ nhau vược qua khó khăn không để ai bị bỏ lại phía sau, sự ủng hộ đồng thuận của người dân, sự đồng hành của doanh nghiệp, phụng sự cống hiến vì lợi ích chung, cố gắng nỗ lực để vượt qua mọi chướng duyên nghịch cảnh, đồng sức đồng lòng muôn người như một thì không một khó khăn nào chúng ta không thể vượt qua. Như cố Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã từng nói: “Trên dưới đồng lòng, dọc ngang thông suốt”

Phật giáo Việt Nam đã đang và sẽ vẫn đồng hành cùng sự phát triển của đất nước. Với tinh thần nhập thế, đem đạo vào đời, hộ quốc an dân, đồng hành cùng dân tộc, Chư Tôn đức đã tham gia vào các công tác của xã hội như: đại biểu quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân, mặt trận tổ quốc Việt Nam ở các tỉnh thành phố, đoàn thanh niên, hội chữ thập đỏ… để đem ánh sáng của Đức Phật hoằng Pháp lợi sinh cùng toàn Đảng, toàn quân và toàn dân đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.

Đạo tràng Pháp hoa miền Bắc được thành lập bởi Đại lão Hòa Thượng Thích Trí Quảng (Đức Đệ Tử Pháp chủ) cách đây gần 2 chục năm. Từ thuở ban đầu khó khăn được sự dìu dắt của Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm giờ đây đạo tràng đã lớn mạnh cả chất và lượng với 63 đạo tràng ở các tỉnh thành phố, gần hơn 15.000 Phật tử. Với tinh thần kinh pháp Hoa, được sự chỉ dậy của Đại lão Hòa Thượng đệ tử pháp chủ, Hòa Thượng Thích Bảo Nghiêm và các giác thọ sư, đạo tràng Pháp Hoa Miền Bắc đã tinh tấn tu học và tham gia vào rất nhiều hoạt động thiện nguyện, hộ trì Tăng Ni tu học, hộ trì Tam Bảo,… Đặc biệt là Phật tử Trần Hồng Thịnh (Pháp Thiện Thịnh) một Phật tử thuần thành, hết lòng hộ trì chính pháp, hộ trì Đạo tràng, cùng Quý Thầy vượt qua mọi chướng ngại thử thách để đưa đạo tràng phát triền mạnh mẽ như hôm nay. Tiếp nối đạo tràng Pháp Hoa Miền Bắc là là đạo tràng Hoa Nghiêm do Thượng tọa Thích Chiếu Tuệ thành lập mới được gần 6 năm. Được sự dìu dắt  chỉ dạy của Thượng tọa và các giáo thọ sự của đạo tràng, các Phật tử trong đạo tràng cũng luôn tinh tấn tu học và hộ trì Tăng Ni tu học, hộ trì Tam Bảo, tham gia vào nhiều hoạt động thiện nguyện… và có rất nhiều Chư Tôn đức và các Phật tử trong và ngoài nước đã và đang dấn thân phụng sự cống hiến, tham gia vào rất nhiều hoạt động thiện nguyện, xã hội nữa để mỗi ngày chúng ta được nghe, được chứng kiến, được đọc, mà bài viết này con không thể ghi ra hết được.

Hiện nay, trên không gian mạng có nhiều thông tin đa dạng, người con Phật chúng ta cần có cái nhìn chánh kiến để tư duy biết được việc gì nên theo hay không nên theo, luôn kiên định lòng tin nơi chính Pháp. Chúng ta vào những trang có uy tín của giáo hội nghe và đọc các bài giảng của các quý Thầy, để hiểu đúng và thực hành đúng. Như: Giác ngộ online, Phật sự online, Đạo Phật ngày nay do thượng tọa Thích Nhật Từ sáng lập, Giảng đường Pháp Loa do Ni Sư Thích Đàm Luyện sáng lập, lớp Phật học trực tuyến, Phật giáo org,… và các bài giảng của

Đại lão Hòa thượng Thích Trí Quảng, thiền sư Nhất Hạnh, Đại lão Hòa thượng Thích Thanh Từ, Hòa thượng Thích Tâm Đức, Hòa thượng Thích Minh Thiện,

Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm, Hòa Thượng Thích Gia Quang, Hòa thượng

Thích Lệ Trang, Thượng Tọa Thích Tiến Đạt, Thượng Tọa Thích Chiếu Tuệ, Thượng Tọa Thích Trí Chơn, Thượng tọa Thích Nhật Từ, Thượng tọa Thích Tâm Thuần,… nỗ lực tinh tấn tu học và làm việc, dấn thân phụng sự, cống hiến, góp phần xây dựng một đất nước Việt Nam hùng cường, thịnh vượng, nhân dân có được cuộc sống an vui ấm no hạnh phúc, đẹp lại lợi ích cho tự thân và tha nhân.

Cầu nguyện cho quốc thái dân an, thế giới hòa bình chúng sinh an lạc, Phật pháp mãi được trường tồn thế gian!

Nam Mô Bổn Sư Thích ca Mâu Ni Phật!

Diệu Tường

XEM NHIỀU

18/12/2024 21:24:31

PHẬT GIÁO VIỆT NAM LUÔN HỘ QUỐC AN DÂN VÀ ĐỒNG HÀNH CÙNG DÂN TỘC

Phật giáo đã gắn bó theo từng nhịp thăng trầm của dân tộc. Dù ở hoàn cảnh nào của lịch sử thì xứ mệnh của Phật Giáo vẫn luôn là cứu khổ, phò nguy cho dân tộc. Thời kỳ Lý Trần là thời kỳ thịnh trị hoàng kim nhất trong lịch sử Phật giáo...