Khai mạc Hội nghị Ban Thường trực Hội đồng Trị sự GHPGVN thảo luận nhiều Phật sự quan trọng
Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra nhiều lợi ích của thói quen đi ngủ sớm và thức dậy sớm mỗi ngày, đó là: 1 – Thuận theo “thiết kế tự nhiên” của cơ thể Chuyên gia thần kinh học Tracey Marks (Atlanta, Hoa Kỳ), tác giả quyển Làm chủ giấc ngủ của bạn
Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra nhiều lợi ích của thói quen đi ngủ sớm và thức dậy sớm mỗi ngày, đó là:
Chuyên gia thần kinh học Tracey Marks (Atlanta, Hoa Kỳ), tác giả quyển Làm chủ giấc ngủ của bạn (Master Your Sleep) chia sẻ: Chúng ta được “thiết kế” để thức khi trời bên ngoài sáng và buồn ngủ khi trời tối.
Thời điểm chúng ta năng động nhất phần nhiều phụ thuộc vào các gene nhưng môi trường cũng là yếu tố tác động quan trọng.
Thời lượng tiếp xúc với ánh sáng ảnh hưởng đến cân nặng của bạn, theo nghiên cứu của Đại học Northwestern phát hành năm 2018.
Theo đó, người tiếp xúc nhiều nhất với ánh sáng trong buổi sáng có chỉ số khối cơ thể (BMI) thấp hơn so với người tiếp xúc nhiều ánh sáng vào các khoảng thời gian khác trong ngày.
Ánh sáng là tác nhân mạnh mẽ đồng bộ hóa đồng hồ sinh học bên trong của bạn; điều chỉnh nhịp sinh học ngày – đêm, sự cân bằng năng lượng của cơ thể. Nếu không tiếp xúc đủ ánh sáng vào thời điểm thích hợp trong ngày, sự đồng bộ này sẽ bất ổn, làm thay đổi trao đổi chất và dẫn đến tăng cân.
Nên tiếp xúc ánh sáng trong khoảng thời gian từ 8 giờ sáng đến trước 12 giờ trưa.
Trong một nghiên cứu của Tây Ban Nha, người tham gia nghiên cứu là người có thói quen thức khuya, được yêu cầu lái xe vào lúc 8 giờ sáng. Và không ngạc nhiên gì, khả năng lái xe của họ kém hơn và sự chú ý trong khi lái xe cũng kém hơn so với khi lái xe vào lúc 8 giờ tối.
Trái lại, người có thói quen đi ngủ sớm và thức dậy sớm lái xe tốt như nhau vào cả hai thời điểm này. Người dậy sớm lưu tâm đến các chi tiết nhỏ, có đường lái xe ổn định hơn vào ban đêm.
Từ đó, các nhà nghiên cứu gợi ý người sử dụng lao động đối với các vị trí như: phi công, phẫu thuật viên, người giám sát nhà máy điện cần lưu ý đến thói quen ngủ nghỉ và thời gian biểu sinh hoạt trong ngày của các ứng viên.
Nhà sinh học Christoph Randler, Đại học Harvard thực hiện khảo sát trên sinh viên và phát hiện rằng những sinh viên có thói quen ngủ sớm, thức dậy sớm có xu hướng đồng thuận với các phát ngôn tinh thần như: Tôi dành thời gian xác định các mục tiêu lâu dài cho bản thân; Tôi cảm thấy có trách nhiệm làm mọi việc. Kết quả nghiên cứu đăng trên tạp chí Harvard Business Review.
Người có thói quen ngủ sớm và dậy sớm có xu hướng thành công trong kinh doanh hơn vì họ chủ động và linh hoạt hơn, có biểu hiện công việc tốt hơn, thành công hơn trong nghề nghiệp và thu nhập cũng tốt hơn.
Các chuyên gia Đại học Toronto khảo sát hơn 700 người trưởng thành về thói quen ngủ nghỉ, trạng thái tinh thần, tình hình sức khỏe và các vấn đề khác phát hiện rằng người dậy sớm (thức dậy vào lúc 7 giờ sáng hay sớm hơn) có cao hơn 25% về cảm xúc hạnh phúc, phấn khởi và tỉnh táo trong ngày – theo prevention.com.
Ngoài ra, thói quen tốt này còn giúp thúc đẩy mức năng lượng, giảm nguy cơ suy nhược tinh thần.
Một nghiên cứu năm 2014 phát hành trên tạp chí Tâm lý học Ứng dụng cho thấy, người có thói quen dậy sớm có chất lượng công việc tốt hơn so với người vào làm muộn dù số giờ làm việc ngang bằng nhau.
Việc thức dậy muộn, đi làm muộn cũng để lại ấn tượng không tốt đẹp với người giám sát hay cấp trên.
Nghiên cứu tiến hành năm 2013 tại 5 trường trung học ở Đức phát hiện rằng các sinh viên thức khuya và dậy muộn có điểm số học tập thấp hơn các học sinh có thói quen dậy sớm. Kết quả này vẫn không thay đổi khi các nhà nghiên cứu xem xét đến các yếu tố khác như: khả năng tư duy và động lực học tập ở trường.
Thậm chí đối với các em kiểm soát thời gian biểu tốt hơn thì các em thức dậy sớm vẫn có kết quả học tập trội hơn khá nhiều.
Một nghiên cứu khác của Đại học Bắc Texas (Denton) trên 800 sinh viên cho thấy, người thức dậy sớm có điểm số trung bình cao hơn 1,0 điểm so với các sinh viên không có thói quen này. Sinh viên đi ngủ sớm sẽ ít chè chén hoặc các hoạt động về đêm thiếu lành mạnh khác vốn làm giảm sút kết quả học tập – các chuyên gia nói thêm.
Đi ngủ trễ vào ban đêm có thể bất lợi cho đường huyết của bạn – khẳng định của nhiều nghiên cứu.
Tại Nhật Bản, người bị tiểu đường tuýp 2 thức khuya có mức HbA1C, triglyceride và mức cholesterol LDL cao hơn so với người thức dậy sớm.
Một số nghiên cứu trước đây cũng chỉ ra mối liên hệ của việc đi ngủ trễ với các bất ổn sức khỏe khác như: bệnh mạch vành, rối loạn chuyển hóa, giảm dung nạp glucose – theo Medscape.
Và nguy hiểm hơn, người thức khuya có xu hướng dung nạp phần trăm tổng mức calori cao hơn trong bữa ăn tối hoặc sau bữa ăn tối – điều này cũng gây rối loạn chuyển hóa trong cơ thể.
Khai mạc Hội nghị Ban Thường trực Hội đồng Trị sự GHPGVN thảo luận nhiều Phật sự quan trọng
TP.HCM: Ban Tăng sự, Ban Pháp chế và Ban Kiểm soát Trung ương tổng kết công tác Phật sự năm 2024
Đức Pháp chủ huấn thị cho Ban Trị sự GHPGVN TP.Hà Nội về việc tổ chức Đại giới đàn